Nuôi ốc bươu đen ít vốn, thu nhập cao giúp nhiều bạn trẻ ở Quảng Nam làm giàu

VOV.VN - Sau nhiều năm buôn bán khắp nơi, chị Mai Thị Thu Sương, ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trở về quê hương khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc bươu đen và cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương có thu nhập ổn định.

Mô hình nuôi ốc bươu đen của chị Mai Thị Thu Sương, ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam mang lại nguồn thu đáng kể. Năm 2018, sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm Huế, chị Sương xin vào làm việc tại Viettel Đà Nẵng, tiền lương không đủ trang trải cuộc sống nên trở về quê khởi nghiệp.

Năm 2019, chị Mai Thị Thu Sương thuê người cải tạo ao hồ trồng sen của gia đình chuyển qua nuôi ốc bươu đen trên diện tích 2000m2. Ban đầu, chị mua ốc của người dân địa phương bắt ở khe suối, ruộng đồng về thả nuôi nhưng chưa có kinh nghiệm nên ốc chậm lớn, năng suất thấp. Không nản chí, chị Sương vào các tỉnh phía Nam tìm hiểu thực tế tại các mô hình nuôi ốc để học hỏi. Hiện nay, mô hình nuôi ốc bươu đen của chị được thiết kế thành các khu hồ nuôi giống, sinh sản, ấp trứng, nuôi ốc con giống, nuôi ốc thương phẩm… có làm mái che theo yêu cầu kỹ thuật, sử dụng hệ thống điều tiết nước tự động trong các hồ.

Chị Mai Thị Thu Sương cho biết, ốc bươu đen dễ nuôi, chỉ đầu tư vốn ban đầu, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có tại vườn như rau, cỏ, bèo, lá sắn… có thể giúp ốc bươu đen phát triển khoẻ mạnh, tiết kiệm được chi phí thức ăn, làm sạch nguồn nước. Từ khi nuôi đến khi xuất bán mất 4 tháng. Mỗi tháng, chị xuất bán ra thị trường 1 tạ ốc thịt, giá từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg.

Ngoài việc tập trung nuôi ốc bươu đen thương phẩm, chị Mai Thị Thu Sương còn kết hợp với việc cho ấp trứng nở bán ốc giống, chế biến nhiều sản phẩm từ thịt ốc, như ốc hun khói, chả ốc trong ống trúc… cung cấp cho các nhà hàng, tiệc cưới, quán ăn. Thị trường tiêu thụ ốc giống và sản phầm làm từ ốc chủ yếu ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hố Chí Minh; doanh thu hơn 1 tỷ động/năm. Sau khi trừ các khoản chi phí, chị Sương còn lãi từ 700 triệu đến 800 triệu đồng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Mai Thị Thu Sương còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương với mức lương 6 triệu đồng/ người/ tháng. Nhu cầu tiêu thụ ốc ngày càng lớn, chị Sương mở rộng ao nuôi trên diện tích hơn 4000m2 để thả nuôi ốc, đồng thời chế biến nhiều sản phẩm từ thịt ốc.

“Mô hình nuôi ốc rất hiệu quả nên tôi nhân rộng diện tích ao nuôi. Chính quyền cũng quan tâm ủng hỗ trợ khởi nghiệp trong quá trình nuôi và quá trình xuất bán. Nhiều người dân các huyện Núi Thành và Thăng Bình tới tham quan và học tập kinh nghiệm nuôi ốc. Nuôi ốc nhàn mà kinh tế cao, đầu ra có sẵn”, chị Mai Thị Thu Sương cho biết.

Ốc bươu đen được thị trường ưa chuộng, giúp nhiều bạn trẻ thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Ông Đặng Hữu Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết, tại địa phương có nhiều thanh niên khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc, nuôi cá nước ngọt và cho thu nhập cao. Địa phương luôn đồng hành trong việc kết nối với các đơn vị bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ vốn giúp thanh niên phát triển sản xuất.

“UBND huyện Duy Xuyên cùng các ngành tạo điều kiện hỗ trợ cho các cá nhân đẩy mạnh việc khởi nghiệp sáng tạo, tạo sinh kế, đặc biệt tập trung vào đối tượng thanh niên trẻ. Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước, bản thân các thành viên tích cực thực hiện một số mô hình hoạt động hiệu quả. Cụ thể mô hình nuôi ốc bươu đen bán ra thị trường và chế biến thành các sản phẩm món ăn thực phẩm để bán ra thị trường rất hiệu quả”, ông Đặng Hữu Phúc cho biết thêm.

Tỉnh Quảng Nam hiện có 500 mô hình kinh tế, tổ hợp tác và Hợp tác xã do thanh niên làm chủ. Tỉnh này cũng xây dựng Quỹ khởi nghiệp đầu tư với số vốn 50 tỷ đồng và thành lập Câu lạc bộ thanh niên đầu tư khởi nghiệp, nâng đỡ cho những ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên. Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đồng hành với phong trào thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ về đăng ký thương hiệu, quảng bá và sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên, giúp các bạn trẻ mở rộng quy mô sản xuất. Nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp đã mang lại hiệu quả cao, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần giảm nghèo bền vừng.

“Những năm vừa qua, tỉnh Quảng Nam đã có những chính sách hỗ trợ cụ thể rất cụ thể và các bạn trẻ đã có khởi nghiệp thành công. Hỗ trợ sau đầu tư và hỗ trợ khi sản phẩm đã phát triển rộng lớn. Trong đổi mới sáng tạo khởi nghiệp của tỉnh Quảng Nam, tỷ lệ đóng góp của thanh niên của thanh niên rất cao trên 70% và đem lại công ăn việc làm cho nhiều đối tượng. Chúng tôi chủ trương xúc tiến về đầu tư cho các bạn khởi nghiệp không những ở trong tỉnh mà sản phẩm của các bạn ra thị trường nước ngoài”, ông Hồ Quang Bửu thông tin.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trồng dưa lưới trong nhà màng giúp nông dân Quảng Nam làm giàu
Trồng dưa lưới trong nhà màng giúp nông dân Quảng Nam làm giàu

VOV.VN - Trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học là hướng đi mới phù hợp đang được nông dân tỉnh Quảng Nam thực hiện.

Trồng dưa lưới trong nhà màng giúp nông dân Quảng Nam làm giàu

Trồng dưa lưới trong nhà màng giúp nông dân Quảng Nam làm giàu

VOV.VN - Trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học là hướng đi mới phù hợp đang được nông dân tỉnh Quảng Nam thực hiện.

Ngư dân Quảng Bình làm giàu từ biển, tuân thủ quy định khai thác
Ngư dân Quảng Bình làm giàu từ biển, tuân thủ quy định khai thác

VOV.VN - Ngư dân tỉnh Quảng Bình đang tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đánh bắt hải sản, chuyển đổi nghề sang hướng khai thác đa dạng, phù hợp để làm giàu từ biển. Việc nâng cao ý thức tự giác khai thác đúng ngư trường, chấp hành nghiêm quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định là cơ sở quan trọng góp phần phát triển nghề cá bền vững.

Ngư dân Quảng Bình làm giàu từ biển, tuân thủ quy định khai thác

Ngư dân Quảng Bình làm giàu từ biển, tuân thủ quy định khai thác

VOV.VN - Ngư dân tỉnh Quảng Bình đang tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đánh bắt hải sản, chuyển đổi nghề sang hướng khai thác đa dạng, phù hợp để làm giàu từ biển. Việc nâng cao ý thức tự giác khai thác đúng ngư trường, chấp hành nghiêm quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định là cơ sở quan trọng góp phần phát triển nghề cá bền vững.

Nữ nông dân người Nùng với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
Nữ nông dân người Nùng với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

VOV.VN - Tại xã vùng cao Tràng Phái, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) câu chuyện về một nữ nông dân người Nùng tên Đàm Thị Hoài với mô hình kinh tế tổng hợp được nhiều người biết đến. Mô hình kinh tế này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho gia đình chị Hoài, mà còn mang lại công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nữ nông dân người Nùng với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Nữ nông dân người Nùng với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

VOV.VN - Tại xã vùng cao Tràng Phái, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) câu chuyện về một nữ nông dân người Nùng tên Đàm Thị Hoài với mô hình kinh tế tổng hợp được nhiều người biết đến. Mô hình kinh tế này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho gia đình chị Hoài, mà còn mang lại công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.