Cước phí vận tải biển tăng sốc, doanh nghiệp xuất khẩu đuối sức

VOV.VN - DN xuất khẩu vừa trải qua 1 năm khó khăn về thị trường thì giờ đây lại đối mặt với thách thức cước phí vận tải biển tăng, làm cho nhiều DN càng đuối sức, nhất là DN quy mô nhỏ.


Cước phí vận tải biển đã tăng cao gấp đôi, gấp ba do tình trạng mất an ninh tại khu vực Biển Đỏ (con đường hàng hải thương mại quan trọng trên thế giới). DN xuất khẩu vừa trải qua 1 năm khó khăn về thị trường thì giờ đây lại đối mặt với thách thức cước phí tăng, làm cho nhiều DN càng đuối sức, nhất là DN quy mô nhỏ.

Cước phí hàng không cao gấp 10 lần so với đường biển

Công ty Vina T&T Group mỗi tuần xuất từ 15-20 contairner trái cây tươi sang thị trường Mỹ. Gần đây, việc vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ nguy hiểm đã làm cước vận chuyển tăng 30%, thời gian vận chuyển tăng thêm khoảng 15 ngày, làm cho DN càng khó khăn.

Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc T&T cho biết, đối với loại trái cây có thời gian bảo quản lâu như bưởi và dừa (khoảng 65 ngày) DN vẫn xuất khẩu bằng đường biển. Còn trái cây không giữ lâu được như thanh long, xoài, nhãn thì chuyển sang vận chuyển bằng hàng không.

Tuy nhiên, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cước phí cao gấp 10 lần so với đường biển. Đường biển chi phí chỉ 0,4 USD/kg, còn đường hàng không giá từ 4 -5 USD/kg. Vì vậy, công ty không xuất được đơn hàng lớn trong dịp mua sắm cuối năm này mà chỉ xuất cầm chừng. Sản lượng xuất khẩu giảm từ 50-60% vì giá thành tăng, sức mua giảm nên nhà nhập khẩu cũng hạn chế nhập.

“Đa phần khách hàng đồng hành chia sẻ khó khăn với DN về cước phí, vì khó khăn này là khách quan. Việc đàm phán với khách hàng không khó về chi phí này. DN khó khăn là không xuất được lượng hàng lớn, vì xuất bằng đường hàng không cũng chỉ xuất để cho có hàng, không tận dụng dịp mua sắm cuối năm, nhất là Tết Việt Nam để xuất nhiều”, ông Tùng cho biết.

Cũng qua Biển Đỏ, tuyến vận chuyển hàng quá đến châu Âu hiện giá cước tăng gấp đôi, gấp ba so với trước. Ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An - DN xuất khẩu gạo chia sẻ, trước đây DN xuất gạo đi châu Âu, cước phí chỉ dưới 1.000 USD/container, nhưng nay tăng lên 3.000 - 4.000 USD/container là tăng gấp đôi thậm chí gấp ba, ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xuất khẩu gạo.

Doanh nghiệp xuất khẩu khó gượng lại 

Hiện nay cước tàu biển từ Việt Nam đi đến khu vực Trung Đông, cụ thể là Israel tăng hơn 200%, từ 1.800 lên 6.000 - 7.000 USD/container. Riêng tuyến Việt Nam đến EU cước phí tăng từ 600 lên 4.000 USD/container. Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho biết, DN của ông xuất khẩu trung bình mỗi ngày từ 5- 10 container hàng hóa. Cước phí vận chuyển tăng khiến cho các DN xuất nhập khẩu đều bị ảnh hưởng. Hoạt động xuất khẩu cà phê, hồ tiêu và các mặt hàng gia vị của DN này cũng bị sụt giảm nhiều.

Điều lo lắng nhất là các DN quy mô nhỏ rất khó xoay sở với các hợp đồng đã ký. Trong đó, các DN xuất khẩu sản phẩm gỗ vừa trải qua giai đoạn rất khó khăn, nhiều DN tăng trưởng âm. Sau dịch Covid, vừa mới gượng dậy thì đã bị giáng ngay vụ tăng cước phí tàu biển và các nhà nhập khẩu sẽ ngưng nhận hàng hóa.

Ông Nguyễn Văn Sang, Giám đốc Viet Products đang rất lo lắng. Bởi công ty vừa mới phục hồi được từ 30% - 40% đơn hàng xuất khẩu đi thị trường châu Âu, nhưng do cước phí vận tải biển đã tăng nhanh chóng từ 100% - 150% nên các khách hàng ở khu vực châu Âu, như Đức, Thụy Điển, Đan Mạch…đã đề nghị công ty tạm dừng xuất hàng. Với tình hình này, DN chưa biết khi nào khách hàng tiếp nhận hàng hóa trở lại, trong khi nguồn lực cũng cạn dần.

Ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển sản xuất Thương mại Sài Gòn (Sadaco), Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho biết, thời gian tới không chỉ những tuyến vận tải đi qua khu vực Biển Đỏ tăng phí, có thể các tuyến khác cũng sẽ tăng theo, trong khi hầu hết các DN đã đuối sức.

“Cước phí vận tải ảnh hưởng đến tất cả các DN xuất khẩu, trong đó có DN chế biến gỗ. Cước phí làm làm cho chi phí tăng lên, trong khi chi phí tăng lên nữa sẽ khiến các DN đang mỏng, yếu sẽ sụp ngay. Từ cuối năm 2023, khó khăn của DN đã tới giới hạn đỏ, giờ đang vượt qua giới hạn đỏ và cứ tiếp tục đà này các DN sẽ không gượng được nữa”, ông Mạnh bày tỏ.

Năm 2023, thị trường xuất khẩu nhiều khó khăn, các DN xuất khẩu đã dồn hết sức để vượt khó. Giờ cước phí vận chuyển hàng hóa tăng sốc làm cho các DN lại một lần nữa đứng trước khó khăn, thách thức lớn, rất khó có thể gượng lại được.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế Mỹ chịu rất ít tác động từ các cuộc tấn công vận tải ở Biển Đỏ
Kinh tế Mỹ chịu rất ít tác động từ các cuộc tấn công vận tải ở Biển Đỏ

VOV.VN - Ngày 11/2, Mỹ cho biết, nền kinh tế nước này chịu rất ít tác động từ các cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhằm làm gián đoạn hoạt động vận chuyển thương mại ở Biển Đỏ.

Kinh tế Mỹ chịu rất ít tác động từ các cuộc tấn công vận tải ở Biển Đỏ

Kinh tế Mỹ chịu rất ít tác động từ các cuộc tấn công vận tải ở Biển Đỏ

VOV.VN - Ngày 11/2, Mỹ cho biết, nền kinh tế nước này chịu rất ít tác động từ các cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhằm làm gián đoạn hoạt động vận chuyển thương mại ở Biển Đỏ.

Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do chi phí vận tải tăng
Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do chi phí vận tải tăng

VOV.VN - Đây là nội dung tại kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tại Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899).

Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do chi phí vận tải tăng

Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do chi phí vận tải tăng

VOV.VN - Đây là nội dung tại kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tại Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899).

Châu Âu tính toán thiệt hại ban đầu do khủng hoảng Biển Đỏ
Châu Âu tính toán thiệt hại ban đầu do khủng hoảng Biển Đỏ

VOV.VN - Những gián đoạn trong hoạt động vận chuyển hàng hóa đi qua khu vực Biển Đỏ đang gây tác động tới nền kinh tế châu Âu.

Châu Âu tính toán thiệt hại ban đầu do khủng hoảng Biển Đỏ

Châu Âu tính toán thiệt hại ban đầu do khủng hoảng Biển Đỏ

VOV.VN - Những gián đoạn trong hoạt động vận chuyển hàng hóa đi qua khu vực Biển Đỏ đang gây tác động tới nền kinh tế châu Âu.

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động tới chuỗi cung ứng tồi tệ hơn cả Covid-19
Khủng hoảng Biển Đỏ tác động tới chuỗi cung ứng tồi tệ hơn cả Covid-19

VOV.VN - Sự gián đoạn đang diễn ra với việc vận chuyển trên Biển Đỏ gây nguy hiểm cho chuỗi cung ứng toàn cầu còn lớn hơn cả tác động của đại dịch Covid-19, dữ liệu từ công ty tư vấn hàng hải Sea-Intelligence cho hay.

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động tới chuỗi cung ứng tồi tệ hơn cả Covid-19

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động tới chuỗi cung ứng tồi tệ hơn cả Covid-19

VOV.VN - Sự gián đoạn đang diễn ra với việc vận chuyển trên Biển Đỏ gây nguy hiểm cho chuỗi cung ứng toàn cầu còn lớn hơn cả tác động của đại dịch Covid-19, dữ liệu từ công ty tư vấn hàng hải Sea-Intelligence cho hay.

Tesla ngừng sản xuất ô tô trong hai tuần tại Đức do sự gián đoạn ở Biển Đỏ
Tesla ngừng sản xuất ô tô trong hai tuần tại Đức do sự gián đoạn ở Biển Đỏ

VOV.VN - Ngày 12/1, hãng xe điện của Mỹ - Tesla thông báo sẽ đình chỉ hầu hết hoạt động sản xuất ô tô tại nhà máy gần thủ đô Berlin, Đức từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 11 tháng 2/2024, với lý do thiếu linh kiện do thay đổi tuyến đường vận chuyển vì các cuộc tấn công liên tiếp vào tàu chở hàng ở Biển Đỏ.

Tesla ngừng sản xuất ô tô trong hai tuần tại Đức do sự gián đoạn ở Biển Đỏ

Tesla ngừng sản xuất ô tô trong hai tuần tại Đức do sự gián đoạn ở Biển Đỏ

VOV.VN - Ngày 12/1, hãng xe điện của Mỹ - Tesla thông báo sẽ đình chỉ hầu hết hoạt động sản xuất ô tô tại nhà máy gần thủ đô Berlin, Đức từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 11 tháng 2/2024, với lý do thiếu linh kiện do thay đổi tuyến đường vận chuyển vì các cuộc tấn công liên tiếp vào tàu chở hàng ở Biển Đỏ.