Áp dụng KHKT, nhiều hộ dân tộc Dao tăng năng xuất cải thiện thu nhập

VOV.VN - Triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được xác định trong Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN "Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ" nhiều mô hình nông nghiệp tại Lai Châu đã, đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Gia đình 10 nhân khẩu của anh Tẩn Sài Sông, dân tộc Dao, ở bản Nà Cúng, xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu trước đây vốn chỉ trông chờ vào một ít nương lúa, ngô một vụ, thu nhập bấp bênh nên luôn thuộc diện hộ nghèo của bản. Gia đình anh Tẩn Sài Sông là một trong số những gia đình ở bản Nà Cúng, xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thực hiện việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị (Dự án 3) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

2 năm trở lại đây, được chính quyền xã vận động liên kết với một công ty thực phẩm nên gia đình đã chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang trồng chanh leo. Nhờ sự hỗ trợ về kỹ thuật của nhân viên công ty, cũng như tích cực tìm hiểu, dầy công chăm sóc, nên vườn chanh leo của gia đình sinh trưởng, phát triển rất tốt. Từng bước mở rộng diện tích, đến nay, gia đình đã có gần 5ha cây chanh leo. Với giá bán hiện tại 15.000 đồng/kg, số diện tích chanh leo này đã giúp gia đình anh thu lãi trên 100 triệu đồng mỗi năm.

Anh Sông chia sẻ: "Làm mô hình chanh leo tôi đã lên mạng xem và thấy có hiệu quả. Rồi tôi liên kết với công ty thực phẩm triển khai trồng diện tích 2ha, sau này làm thêm 5ha nữa. Tôi thấy làm chanh leo cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay công ty đó họ đang mua với giá 15.000 đồng/kg. Gia đình tôi mong muốn tiếp tục được công ty hỗ trợ giống, bao tiêu sản phẩm cho bà con".

Để giúp người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, từng bước nâng cao đời sống, cấp ủy, chính quyền xã Bản Lang đã quy hoạch sản xuất dựa trên thế mạnh từng vùng. Nhờ đó đến nay, địa phương đã phát triển được các vùng trồng lúa hàng hóa và các cây ăn quả như: chanh leo, chuối, xoài và vùng chăn nuôi đại gia súc hơn 12.000 con... đưa thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt 32 triệu đồng/người/năm.

Ông Nguyễn Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Thứ nhất là diện tích vùng lúa, chúng tôi cố gắng duy trì những diện tích mà bà con nông dân đang canh tác, sản xuất. Ngoài ra chúng tôi quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả, vùng sản xuất chăn nuôi tập trung. Chúng tôi chú trọng mở rộng thêm diện tích cây ăn quả, vì diện tích này điều kiện, dư địa về đất đai trên địa bàn xã rất lớn. Vì vậy xã có tiềm năng, lợi thế để tiếp tục duy trì, mở rộng diện tích đó. Xã cũng hy vọng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp đến liên kết, bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn về kỹ thuật để đầu tư trên địa bàn". 

Từ định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Phong Thổ đã ưu tiên các nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng. Cùng với đó là thu hút, khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp gắn với hỗ trợ xúc tiến thương mại, đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử... 

Theo Bí thư huyện uỷ Sùng A Nủ, Phong Thổ đến nay đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, như vùng trồng 500ha mắc ca, gần 10.000ha cây chè cổ thụ và cao su, gần 18.000 chậu địa lan và gần 500ha lúa cao sản, cây ăn quả.... Ngoài ra, địa phương cũng phát triển nhiều vùng chăn nuôi theo quy mô trang trại như: đại gia súc, lợn, ong, cá nước lạnh... mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Sùng A Nủ cho biết: "Đầu tiên vẫn là tranh thủ các nguồn lực từ chính sách hỗ trợ nông nghiệp của tỉnh đối với người dân. Thứ hai là tiếp tục đưa khoa học công nghệ vào chuỗi sản xuất. Từ chăm sóc chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phát huy trách nhiệm cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu trong việc tuyên truyền người dân, lấy người dân làm chủ thể để phát triển nông nghiệp. Đối với Phong Thổ thì chúng tôi rất chú trọng về giá trị nông nghiệp; doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết, nhưng giá trị cuối cùng là người dân phải được hưởng lợi từ các sản phẩm mình làm ra".

Bí thư huyện uỷ Phong Thổ Sùng A Nủ cho biết thêm, địa phương hiện đã phát triển 6 mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, với 34 nhóm hộ phát triển kinh tế. Từ đó, huyện đã xây dựng 3 nhãn hiệu hàng hóa, với 20 sản phẩm OCOP được xúc tiến quảng bá trên sàn thương mại điện tử. Đây là những kết quả đáng mừng, giúp cải thiện sinh kế, nâng cao hơn thu nhập cho bà con.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hồng giòn-đặc sản của cao nguyên Mộc Châu cho nông dân thu nhập cao
Hồng giòn-đặc sản của cao nguyên Mộc Châu cho nông dân thu nhập cao

VOV.VN - Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La hiện có khoảng 50 ha hồng giòn, sản lượng đạt khoảng 10 tấn quả/ha. Hiện đang vào vụ thu hoạch, hồng giòn được bán tại vườn với giá từ 30-50.000đ/kg.

Hồng giòn-đặc sản của cao nguyên Mộc Châu cho nông dân thu nhập cao

Hồng giòn-đặc sản của cao nguyên Mộc Châu cho nông dân thu nhập cao

VOV.VN - Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La hiện có khoảng 50 ha hồng giòn, sản lượng đạt khoảng 10 tấn quả/ha. Hiện đang vào vụ thu hoạch, hồng giòn được bán tại vườn với giá từ 30-50.000đ/kg.

Nông dân Lai Châu tập trung khôi phục sản xuất sau thiên tai
Nông dân Lai Châu tập trung khôi phục sản xuất sau thiên tai

VOV.VN - Huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là địa phương bị thiệt hại nặng nề về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp trong đợt mưa lũ hồi đầu tháng 8 vừa qua. Tranh thủ trời nắng, những ngày này, bà con nông dân đang tập trung cải tạo đất, tích cực khôi phục lại các diện tích bị ảnh hưởng với mong muốn sớm có thu nhập để ổn định sản xuất và đời sống.

Nông dân Lai Châu tập trung khôi phục sản xuất sau thiên tai

Nông dân Lai Châu tập trung khôi phục sản xuất sau thiên tai

VOV.VN - Huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là địa phương bị thiệt hại nặng nề về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp trong đợt mưa lũ hồi đầu tháng 8 vừa qua. Tranh thủ trời nắng, những ngày này, bà con nông dân đang tập trung cải tạo đất, tích cực khôi phục lại các diện tích bị ảnh hưởng với mong muốn sớm có thu nhập để ổn định sản xuất và đời sống.

Hồng giòn Mộc Châu chớm vụ, giá “chát” vẫn đắt hàng
Hồng giòn Mộc Châu chớm vụ, giá “chát” vẫn đắt hàng

VOV.VN - Hồng giòn Mộc Châu bắt đầu vào vụ, “đổ bộ” về Thủ đô với giá không hề rẻ, nhưng hàng về đến đâu đều được tiêu thụ hết đến đấy, nếu muốn mua số lượng lớn thì phải đặt trước mới có.

Hồng giòn Mộc Châu chớm vụ, giá “chát” vẫn đắt hàng

Hồng giòn Mộc Châu chớm vụ, giá “chát” vẫn đắt hàng

VOV.VN - Hồng giòn Mộc Châu bắt đầu vào vụ, “đổ bộ” về Thủ đô với giá không hề rẻ, nhưng hàng về đến đâu đều được tiêu thụ hết đến đấy, nếu muốn mua số lượng lớn thì phải đặt trước mới có.