“Hội chứng” phố đi bộ

VOV.VN - Phố đi bộ được mở ra với mục đích tạo ra không gian vui chơi giải trí cho người dân, thế nhưng, có vẻ các đô thị đang có “phong trào” mở phố đi bộ bất chấp việc khu vực ấy có phù hợp hay không?...

Năm 2016, Hà Nội chính thức khai trương tuyến phố đi bộ đầu tiên nằm quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Khỏi phải nói việc nhiều người dân Thủ đô háo hức ra sao trước viễn cảnh được thoải mái thong thả dạo bước trên vỉa hè, dưới lòng đường ngắm cảnh quanh Hồ mỗi dịp nghỉ cuối tuần.

Đến nay, con phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm vẫn thu hút hàng ngàn lượt khách mỗi dịp cuối tuần, và thậm chí còn được mở rộng thêm ra các tuyến phố cổ xung quanh.

Thực tế, trước khi mở tuyến phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội có khu chợ đêm mở vào dịp cuối tuần nằm trên tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Giấy, Chợ Đồng Xuân từ năm 2004 cũng thu hút du khách.

Tuy nhiên, việc mở rộng không gian và thời gian phố đi bộ ra khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm và các tuyến phố cổ lân cận là một quyết định táo bạo và có thể nói là thành công của thành phố.

Có lẽ, chính vì sự thành công “ngoài mong đợi” của phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm mà thành phố đã cho nghiên cứu triển khai mở thêm nhiều phố đi bộ trên khắp địa bàn.

Có thể kể thêm các tuyến phố đi bộ khác như: Phố đi bộ Trịnh Công Sơn - không gian nằm giữa đầm sen, Công viên nước Hồ Tây, một phần ngõ 431 Âu Cơ và ngõ 612 Lạc Long Quân (quận Tây Hồ) hoạt động từ tháng 5/2018; Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây) được chính thức mở cửa dịp 30/4-1/5 năm 2022; Cuối tháng 12/2022 Khu phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch) cũng được quận Ba Đình tổ chức khai trương; Cũng trong dịp này thì phố đi bộ Trần Nhân Tông và phụ cận thuộc quận Hai Bà Trưng cũng mở cửa đón khách…

Và gần đây, có thông tin thành phố sẽ cho mở thêm 3 tuyến phố đi bộ nữa thuộc các quận Đống Đa và Ba Đình.

Theo kế hoạch, năm 2023 UBND quận Đống Đa sẽ lập đề án thực hiện tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết; xây dựng không gian văn hóa, phố đi bộ Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Năm 2024, quận mở tuyến phố đi bộ Hoàng Cầu - Hào Nam, kết hợp không gian đi bộ Hồ Hoàng Cầu, ga Cát Linh - Hà Đông.

Còn tại quận Ba Đình, sau phố ẩm thực đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã, quận tiếp tục hoàn thiện đề án Khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh. Diện tích nghiên cứu khoảng 12 hecta, bao gồm cả 36.000 m2 mặt nước hồ Ngọc Khánh, vườn hoa phía đường Nguyễn Chí Thanh hơn 3.800 m2. Quý IV/2023, phố đi bộ hồ Ngọc Khánh dự kiến khai trương…

Việc ngày càng có nhiều không gian cho người dân vui chơi giải trí cuối tuần thực sự là nỗ lực rất lớn của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, có thể nhìn thấy những dự án đã không có sự nghiên cứu, đầu tư đúng mức dẫn đến việc phải tạm dừng hoạt động, gây lãng phí như phố đi bộ Trịnh Công Sơn, hiện nay đã phải tạm dừng hoạt động do… ế khách.

Hay như tuyến phố đi bộ phố Trần Nhân Tông thuộc quận Hai Bà Trưng. Tuyến phố này nằm trên đường Trần Nhân Tông, trước cổng công viên Thống Nhất. Sau thời gian khai trương thu hút người dân đến đây vui chơi, thực chất chỉ do sự tò mò, thì đến nay mỗi dịp cuối tuần hầu như rất vắng khách.

Không biết chính quyền địa phương tính toán ra sao khi mở tuyến phố đi bộ ngay cạnh công viên? Nơi mà rõ ràng, người dân khi chọn khu vực này vui chơi giải trí thì vào công viên, có lẽ sẽ thú vị hơn. Chưa kể đến việc gần đây thì thành phố đã triển khai dỡ bỏ hàng rào công viên để tạo điều kiện cho người dân vào vui chơi tự do.

Việc mở tuyến phố đi bộ nằm ngay cạnh một khu vui chơi công cộng như công viên Thống Nhất thật khó lý giải cho quyết định này. Bên cạnh đó, mở phố đi bộ đã khiến cho việc tham gia giao thông của người dân qua tuyến đường này gặp khó khăn khi đường phố bị chặn để phục vụ phố đi bộ trong 3 ngày cuối tuần.

Đó là điều không cần thiết.

Chính quyền địa phương hoàn toàn có thể dùng kinh phí mở phố đi bộ để đầu tư thêm các hạng mục vui chơi giải trí ngay trong công viên Thống Nhất để phục vụ người dân.

Quay trở lại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - đến nay vẫn được coi là tuyến phố đi bộ thu hút đông người dân đến đây nhất, thì giờ cũng đã dần nhàm chán.

Khi người ta đến đây đi bộ “quần quật” mà chả có thứ gì giải trí mới mẻ hấp dẫn, ngoài việc thỉnh thoảng người ta cho dựng mấy gian hàng hội chợ bán hàng nông sản, hay quảng bá du lịch… mà những thứ này, chúng ta đã có hẳn những khu hội chợ triển lãm được xây dựng ở khắp nơi trên địa bàn thành phố để phục vụ.

Rõ ràng, người dân đã có nơi để đến nhưng lại thiếu những không gian hấp dẫn, thậm chí mang tính giải trí văn hoá, giáo dục ở những nơi này. Để không gian phố đi bộ thực sự là nơi giải trí hấp dẫn người dân, cần nhiều điều hơn là việc chỉ đến để… đi bộ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai trương phố đi bộ Bài Thơ ở Quảng Ninh
Khai trương phố đi bộ Bài Thơ ở Quảng Ninh

VOV.VN - Tối 23/6, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khai trương phố đi bộ Bài Thơ, một điểm vui chơi mới cho người dân và du khách dịp cuối tuần khi đến thành phố này.

Khai trương phố đi bộ Bài Thơ ở Quảng Ninh

Khai trương phố đi bộ Bài Thơ ở Quảng Ninh

VOV.VN - Tối 23/6, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khai trương phố đi bộ Bài Thơ, một điểm vui chơi mới cho người dân và du khách dịp cuối tuần khi đến thành phố này.

Người Hà Nội tất bật đi chợ sớm mua đồ "diệt sâu bọ" trong ngày Tết Đoan Ngọ
Người Hà Nội tất bật đi chợ sớm mua đồ "diệt sâu bọ" trong ngày Tết Đoan Ngọ

VOV.VN - Từ sáng sớm, người dân đã tấp nập đi chợ để sắm sửa cho ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch).

Người Hà Nội tất bật đi chợ sớm mua đồ "diệt sâu bọ" trong ngày Tết Đoan Ngọ

Người Hà Nội tất bật đi chợ sớm mua đồ "diệt sâu bọ" trong ngày Tết Đoan Ngọ

VOV.VN - Từ sáng sớm, người dân đã tấp nập đi chợ để sắm sửa cho ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch).

Cầu Giấy (Hà Nội): Xe máy ngang nhiên “lấn chiếm” lối qua đường của người đi bộ
Cầu Giấy (Hà Nội): Xe máy ngang nhiên “lấn chiếm” lối qua đường của người đi bộ

VOV.VN - Hàng trăm xe máy bất chấp quay đầu ở lối sang đường dành cho người đi bộ tại đường Xuân Thuỷ (quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội), tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông.

Cầu Giấy (Hà Nội): Xe máy ngang nhiên “lấn chiếm” lối qua đường của người đi bộ

Cầu Giấy (Hà Nội): Xe máy ngang nhiên “lấn chiếm” lối qua đường của người đi bộ

VOV.VN - Hàng trăm xe máy bất chấp quay đầu ở lối sang đường dành cho người đi bộ tại đường Xuân Thuỷ (quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội), tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông.

Người Hà Nội nói gì về đề án làm thêm 3 không gian phố đi bộ?
Người Hà Nội nói gì về đề án làm thêm 3 không gian phố đi bộ?

VOV.VN - Nếu đề án xây dựng không gian phố đi bộ của quận Ba Đình và quận Đống Đa được thực hiện thì đến cuối năm 2023 - đầu năm 2024, Thủ đô Hà Nội sẽ có tổng cộng 8 tuyến phố đi bộ, gồm 3 tuyến phố mở mới là: Phố đi bộ hồ Ngọc Khánh; phố đi bộ khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám; phố đi bộ Hoàng Cầu - Hào Nam.

Người Hà Nội nói gì về đề án làm thêm 3 không gian phố đi bộ?

Người Hà Nội nói gì về đề án làm thêm 3 không gian phố đi bộ?

VOV.VN - Nếu đề án xây dựng không gian phố đi bộ của quận Ba Đình và quận Đống Đa được thực hiện thì đến cuối năm 2023 - đầu năm 2024, Thủ đô Hà Nội sẽ có tổng cộng 8 tuyến phố đi bộ, gồm 3 tuyến phố mở mới là: Phố đi bộ hồ Ngọc Khánh; phố đi bộ khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám; phố đi bộ Hoàng Cầu - Hào Nam.

Người dân mong gì ở 3 tuyến phố dự kiến trở thành phố đi bộ mới tại Hà Nội?
Người dân mong gì ở 3 tuyến phố dự kiến trở thành phố đi bộ mới tại Hà Nội?

VOV.VN - Dự kiến trong năm 2023 - 2024, TP Hà Nội sẽ mở thêm 3 tuyến phố đi bộ, nâng tổng số không gian đi bộ lên 8 tuyến.

Người dân mong gì ở 3 tuyến phố dự kiến trở thành phố đi bộ mới tại Hà Nội?

Người dân mong gì ở 3 tuyến phố dự kiến trở thành phố đi bộ mới tại Hà Nội?

VOV.VN - Dự kiến trong năm 2023 - 2024, TP Hà Nội sẽ mở thêm 3 tuyến phố đi bộ, nâng tổng số không gian đi bộ lên 8 tuyến.