Ngày xuân, tính xấu nảy nở!

Tệ nạn xấu tại các lễ hội, tại dịp lễ đền to, phủ lớn đầu xuân phản ánh quan niệm mê lầm của con người. 

Ngày xuân là ngày vui hay buồn? Câu hỏi tưởng như ngớ ngẩn này hóa ra lại khiến chúng ta phân vân bởi nghịch cảnh diễn ra tại các lễ hội, nơi chốn thiêng của đền to phủ lớn đầu năm. Có một sự đứt gãy văn hóa nào chăng khi trong truyền thống dân tộc những thảm cảnh như thế rất hãn hữu?

Nhìn vào thực tế thì đến cho đến thời hiện đại này, văn hóa làng xã vẫn là hồn cốt của dân tộc Việt. Mỗi dịp Tết đến, người dân từ nơi đô thành tụ hội, lại nháo nhác phân tán ra tứ xứ trở về quê hương. Sang xuân, vô vàn lễ hội được mở ở các làng. Đố ai đi hết lễ hội các làng trong một tỉnh. Thế nhưng lễ hội nào cũng đông người. Nơi ít thì vài trăm, nơi đông thì hàng chục vạn người. Bên cạnh lễ hội, mùa xuân cũng là mùa của người dân đi lễ đình, đền, chùa, phủ.

Văn hóa phát triển ai chả thích, chả mừng. Có câu “Phú quý sinh lễ nghĩa” mà. Giao thông cũng ngày một phát triển, góp phần tích cực cho người dân được thỏa nguyện đi lễ xa nhà.

Thế nhưng, bây giờ ra Giêng (hết Tết) cũng là dịp để những tính xấu của người Việt nảy nở. Đơn giản nhất là giá cả sinh hoạt bị đẩy lên cao gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí gấp ba ngày thường như ở các đô thị. Tệ cờ bạc tràn lan. Tính hung hãn trỗi dậy khiến hơn 6.000 người nhập viện. Đó là thống kê của ngành y tế chứ thực tế có lẽ con số phải đến hàng vạn vụ ẩu đả. Nạn trộm cắp, cướp giật tại các lễ hội, đình, đền, chùa, phủ rất nhiều. Đó là bên ngoài. Còn bên trong là nạn chen lấn xô đẩy để vào lễ, rồi thì lễ chồng lên lễ, “lấy nhầm lễ” rồi lễ thuê, khấn mướn…

Truyền thống văn hóa của người Việt đâu có như thế! Tín ngưỡng của người Việt đâu có như thế! Nhưng sao những tính xấu, tệ xấu, mê lầm xấu này lại nhanh chóng tràn lan?

Một phần căn nguyên của hiện tượng này là do sự biến đổi của xã hội. Mất gần 40 năm trong khoảng thời gian từ 1955 đến 1995 (tức là khoảng gần 2 thế hệ), các phong tục lễ hội không được duy trì. Đó là khoảng thời gian đất nước có chiến tranh và phong trào “bài phong” (phong kiến) quá đà. Những năm kháng chiến chống Pháp là phong trào “tiêu thổ kháng chiến” thực hiện kế sách “vườn không, nhà trống”, nhiều đền đình, chùa bị phá. Trong khoảng những năm của thập kỷ 50 của thế kỷ XX, người dân tiếp tục phá đền, chùa, đình, nghè… một số di tích được sử dụng làm kho thóc, nơi chăn nuôi, chứa phân bón…nhiều sách vở chữ Nho bị đốt, hoành phi câu đối bị dỡ xuống sử dụng đóng bàn ghế, gường tủ, bia đá làm cầu ao… Thế nên, đã có một sự đứt gãy trong văn hóa khi những “cụ từ”, “chủ tế”, “ông đám” nắm giữ cách thức và nghi lễ xưa dần mai một mà không truyền thụ lại cho lớp sau.

Theo thời gian, tín ngưỡng dân gian cũng dần mai một nếu như không được trao gửi từ đời trước sang đời sau.

Đến năm 1995, các lễ hội và di tích đền, đình, chùa lớn được phục hưng. Lẽ tất nhiên, sự hàn gắn lại truyền thống không thể không có vết. Ban tổ chức thường là các người dân trong các cộng đồng dân cư nhớ gì làm nấy, hoặc giả ra “thiên hạ” (làng bên, xã bên, huyện bên, tỉnh bên cạnh) sao chép lại lễ hội. Vậy nên, nếu để ý kỹ các lễ hội trong từng vùng không có sự khác biệt lớn.

Mặt khác, những tư liệu còn lại chưa được nghiên cứu và phổ biến. Hiện tại, ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm là một kho đồ sộ không biết bao nhiêu vạn các loại văn bản quý giá chưa được dịch ra quốc ngữ. Với đội ngũ người dịch ít ỏi của Viện chắc phải nửa thế kỷ nữa không biết có xong không. Mà dù có xong thì ai sẽ nghiên cứu và lọc ra những quan niệm tín ngưỡng đẹp của quá khứ? Rồi ai sẽ phổ biến cho người dân?...

Tệ nạn xấu tại các lễ hội, tại dịp lễ đền to, phủ lớn đầu xuân phản ánh quan niệm mê lầm của con người. Có người viết trên mạng xã hội rằng: “Chỉ cần chứng kiến cảnh cướp ấn ở đền Trần là chúng ta có thể suy ngẫm được rất nhiều điều về thực trạng của công tác cán bộ hiện nay”. Vậy nên, bao giờ chúng ta khắc phục được tình trạng tổ chức cán bộ theo thứ bậc ưu tiên kiểu vần “ệ” như dân gian nói: “hậu duệ, tiền tệ, quan hệ, trí tuệ” này thì mới làm giảm đi hy vọng của người đi lễ cầu quan, cầu danh.

Nếu người đi lễ ở đền Trần chủ yếu là cầu danh thì người ta lại nườm nượp đi lễ đền Bà chúa kho ở Cổ Mễ, Bắc Ninh để cầu lợi. Người ta chen lấn đã đành, còn chen nhau đưa tiền cho người của Ban tổ chức để được mở cửa vào lễ tận ban thờ trong hậu cung. Chắc hẳn họ nghĩ: đưa tiền cho thánh là phải đưa tận tay, kiểu “tiền trao cháo múc”!!!

Nếu ai cũng quan niệm: Chùa nào chẳng thờ phật; ta gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy; lòng thành thắp một nén nhang; mọi việc ta làm đều có quỷ thần hai vai chứng giám; chỉ có ta mới tự giải thoát cho ta; chỉ có ta mới có thể quyết định sự nghiệp của ta… thì có lẽ người ta không tranh cướp nhau như thế.

Vậy nên, chỉ khi nào thay đổi được quan niệm tín ngưỡng có phần sai lệch đang diễn ra thì mới khiến cho lễ hội, dịp lễ đền to, phủ lớn được an lành, trật tự, văn hóa…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5
Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5

VOV.VN - Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ khai mạc đánh giá cao những đóng góp của ngành cà phê vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5

Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5

VOV.VN - Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ khai mạc đánh giá cao những đóng góp của ngành cà phê vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Múa đương đại Việt Nam đến với Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á
Múa đương đại Việt Nam đến với Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á

VOV.VN - Những tiết mục múa đương đại đặc sắc như “Phượng hoàng”, “Mùa đom đóm”, “Chim Công” được giới thiệu lại Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á.

Múa đương đại Việt Nam đến với Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á

Múa đương đại Việt Nam đến với Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á

VOV.VN - Những tiết mục múa đương đại đặc sắc như “Phượng hoàng”, “Mùa đom đóm”, “Chim Công” được giới thiệu lại Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: “Sẽ cấm lễ hội phản văn hóa”
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: “Sẽ cấm lễ hội phản văn hóa”

Theo Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có địa phương coi lễ hội như ngành kinh tế mũi nhọn nên không dễ thuyết phục để quy hoạch lại.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: “Sẽ cấm lễ hội phản văn hóa”

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: “Sẽ cấm lễ hội phản văn hóa”

Theo Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có địa phương coi lễ hội như ngành kinh tế mũi nhọn nên không dễ thuyết phục để quy hoạch lại.

Lễ hội xuân 2015: Nhiều tồn tại đã được khắc phục
Lễ hội xuân 2015: Nhiều tồn tại đã được khắc phục

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, so với các năm trước đây, năm nay, các ban chỉ đạo và ban tổ chức lễ hội ý thức trách nhiệm cao hơn, nhiều tồn tại đã được khắc phục...

Lễ hội xuân 2015: Nhiều tồn tại đã được khắc phục

Lễ hội xuân 2015: Nhiều tồn tại đã được khắc phục

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, so với các năm trước đây, năm nay, các ban chỉ đạo và ban tổ chức lễ hội ý thức trách nhiệm cao hơn, nhiều tồn tại đã được khắc phục...

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: “Sẽ giảm tần suất tổ chức các lễ hội“
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: “Sẽ giảm tần suất tổ chức các lễ hội“

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL cho rằng, quy mô và tần suất lễ hội hiện nay vẫn còn hơi cao, dầy. Vì vậy hướng sắp tới là giảm tần suất lễ hội.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: “Sẽ giảm tần suất tổ chức các lễ hội“

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: “Sẽ giảm tần suất tổ chức các lễ hội“

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL cho rằng, quy mô và tần suất lễ hội hiện nay vẫn còn hơi cao, dầy. Vì vậy hướng sắp tới là giảm tần suất lễ hội.