Bỏ quy định đặt tên không vượt quá 25 chữ cái

VOV.VN - Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã bỏ quy định họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái.

Trình bày Báo cáo xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề lớn của dự thảo Bộ luật, liên quan đến quyền đặt tên, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, dự thảo được chỉnh lý theo hướng chỉ quy định giới hạn về đặt tên đối với người có quốc tịch Việt Nam mà không áp dụng đối với người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam.

Theo ông Lý, người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam về mặt pháp lý vẫn chưa xác lập mối quan hệ Nhà nước Việt Nam và công dân và do đó không cần áp dụng giới hạn này.

Đồng thời, dự thảo bỏ quy định “Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá hai mươi lăm chữ cái” do chưa xác định rõ được cơ sở hợp lý của việc giới hạn này và cũng không phù hợp với quy định trong Hiến pháp.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý

“Một số trường hợp cá biệt đặt tên quá dài, ảnh hưởng đến công tác quản lý hộ tịch, không thuận tiện trong giao dịch sẽ được thực hiện thông qua phương pháp tuyên truyền, giáo dục”, ông Phan Trung Lý cho biết.

Uỷ ban Pháp luật cũng đề nghị tiếp thu ý kiến cho rằng, trường hợp phụ nữ độc thân có con thì họ của con được xác định theo họ của mẹ là quá cứng nhắc và đề nghị nên quy định theo hướng họ của con do người mẹ quyết định.

Cơ quan thẩm tra dự án luật cũng đề nghị tiếp thu, chỉnh lý theo hướng giữ lại các nội dung của bộ luật hiện hành về các trường hợp được thay đổi tên, chữ đệm.

Giải trình thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng cách đặt tên trên thực tế hiện nay hết sức phức tạp.

“Pháp luật của các nước quy dịnh rất chặt chẽ, để không có chuyện người Kinh đặt tên thành người dân tộc thiểu số, tên nước ngoài, thậm chí có tên biểu hiện sự hậm hực với chính sách dân số. Có tên đặt rất phản cảm”, ông Hà Hùng Cường cho biết.

Từ quan điểm trên, ông Hà Hùng Cường đề nghị cần có quy định nhấn mạnh đặt tên phải phù hợp với tập quán của dân tộc, địa phương. Luật nên cho phép nếu tên không phù hợp với tập quán thì cơ quan đăng ký hộ tịch có thể hướng dẫn, giải thích cho người dân.

“Nếu không nhấn mạnh thì sẽ dẫn đến nào là tên Hàn Quốc, tên cầu thủ, tên nước ngoài... Nước Nga dân số đông như vậy nhưng nhìn thấy chữ đệm biết ngay bố tên là gì. Còn ở ta lâu nay đặt tung tung hết cả”, ông Cường bày tỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất đặt tên không quá 25 chữ cái: Vi hiến và trái luật?
Đề xuất đặt tên không quá 25 chữ cái: Vi hiến và trái luật?

VOV.VN -Theo luật sư, quy định như dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) thì có nghĩa là  đã hạn chế một quyền nhân thân thuộc về một người ngay từ lúc sinh ra.

Đề xuất đặt tên không quá 25 chữ cái: Vi hiến và trái luật?

Đề xuất đặt tên không quá 25 chữ cái: Vi hiến và trái luật?

VOV.VN -Theo luật sư, quy định như dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) thì có nghĩa là  đã hạn chế một quyền nhân thân thuộc về một người ngay từ lúc sinh ra.

Có nhất thiết quy định đặt tên người không quá 25 chữ cái?
Có nhất thiết quy định đặt tên người không quá 25 chữ cái?

Nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo Bộ luật Dân sự chỉ nên quy định không đặt tên trái với phong tục t&acirc%3ḅp quán, thuần phong mỹ tục, chứ không nên quy định bắt buộc đặt tên dưới 25 chữ cái.

Có nhất thiết quy định đặt tên người không quá 25 chữ cái?

Có nhất thiết quy định đặt tên người không quá 25 chữ cái?

Nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo Bộ luật Dân sự chỉ nên quy định không đặt tên trái với phong tục t&acirc%3ḅp quán, thuần phong mỹ tục, chứ không nên quy định bắt buộc đặt tên dưới 25 chữ cái.