Thu hút Giáo sư, tiến sĩ giảng dạy ở trường đại học bằng cách nào?

VOV.VN -Điều quan trọng trong việc thu hút giáo sư, tiến sĩ giảng dạy ở các trường ĐH, là phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đạt trình độ cao...

Mỗi năm, Bộ GD-ĐT và Hội đồng Chức danh GS Nhà nước đều tổ chức trao giấy chứng nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) cho hàng trăm nhà giáo đạt tiêu chuẩn. Với việc làm thường lệ như vậy chứng tỏ số lượng nhà giáo đạt trình độ cao tương đối lớn. Tuy nhiên, hiện các trường ĐH, CĐ vẫn đang thiếu giảng viên có trình độ cao.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên VOV.VN phỏng vấn ông Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT).

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT)

PV: Thưa ông, hàng năm, Bộ GD-ĐT và Hội đồng Chức danh GS Nhà nước đều tổ chức trao giấy chứng nhận chức danh GS, PGS cho các nhà giáo đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hiện đang có ý kiến là việc trao giấy chứng nhận này nên thực hiện 5 năm/lần. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Trần Anh Tuấn: Trước đây, có một thời gian dài chúng ta không trao giấy chứng nhận chức danh GS, PGS cho các nhà giáo đạt tiêu chuẩn theo định kỳ hàng năm như đang thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu khoa học đạt tiêu chuẩn ngày một nhiều và có nhu cầu được phong học hàm giáo sư, phó giáo sư ngày càng tăng.

Mỗi năm có đến hàng trăm nhà giáo đạt tiêu chuẩn được phong chức danh GS, PGS. Nếu chúng ta để 5 năm mới thực hiện việc trao giấy chứng nhận các chức danh trên thì e rằng, số lượng nhà giáo được phong học hàm sẽ rất lớn, lên đến hàng nghìn người. Như vậy, Hội đồng Chức danh GS Nhà nước cũng không thể thực hiện được việc trao giấy chứng nhận với số lượng lớn như vậy.

PV: Hiện nay, số lượng lãnh đạo các cơ quan, công ty có học hàm, học vị cao tương đối lớn. Suy nghĩ của ông về việc thu hút họ vào giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ?

Ông Trần Anh Tuấn: Những người có học hàm, học vị, trình độ cao làm việc, công tác trong mọi lĩnh vực đều rất tốt. Có ý kiến cho rằng, họ chỉ nên giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ chưa thực sự hợp lý.

Theo quan điểm của tôi, những người có học hàm, học vị cao vẫn có thể quản lý tốt ở các cơ quan, công ty, chứ không phải là chúng ta nên chuyển họ sang giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ.

Điều quan trọng trong việc thu hút GS, PGS, tiến sĩ giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ là chúng ta phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ở các trường tương xứng với trình độ đào tạo ở các nước trên thế giới.

PV: Trong những năm gần đây, nhiều trường ĐH, CĐ có những ngành nghề đào tạo đứng trước nguy cơ phải tạm dừng tuyển sinh vì không đủ giảng viên cơ hữu  đạt trình độ cao. Theo ông, các trường cần phải làm gì để thu hút giảng viên có học hàm, học vị cao giảng dạy ổn định?

Ông Trần Anh Tuấn: Hiện nay, xu hướng trên thế giới là trình độ chuyên môn của giảng viên là phải nghiên cứu rộng.

Trong khi đó, ở Việt Nam, một số ngành nghề đào tạo bị chia quá nhỏ, quá sâu. Số lượng giảng viên đạt trình độ cao có thể đủ nhưng chia vào từng chuyên ngành nhỏ thì thiếu.

Để giải quyết thực trạng thiếu giảng viên trình độ cao ở các trường ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường nên gộp các chuyên ngành lại để đủ rộng và có thể tận dụng trình độ chuyên môn của đội ngũ GS, PGS, tiến sĩ giảng dạy một cách phù hợp.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam có thêm 522 Giáo sư, Phó Giáo sư
Việt Nam có thêm 522 Giáo sư, Phó Giáo sư

VOV.VN -Trong đó có 52 người đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư và 470 người đạt chức danh Phó Giáo sư.

Việt Nam có thêm 522 Giáo sư, Phó Giáo sư

Việt Nam có thêm 522 Giáo sư, Phó Giáo sư

VOV.VN -Trong đó có 52 người đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư và 470 người đạt chức danh Phó Giáo sư.

Giáo sư giải bí ẩn Toán học 300 năm nhận giải thưởng 700.000 USD
Giáo sư giải bí ẩn Toán học 300 năm nhận giải thưởng 700.000 USD

Giáo sư Đại học Oxford Sir Andrew Wiles vừa nhận giải thưởng 700.000 USD với những minh chứng trong Định lý Fermat’s Last Theorem.

Giáo sư giải bí ẩn Toán học 300 năm nhận giải thưởng 700.000 USD

Giáo sư giải bí ẩn Toán học 300 năm nhận giải thưởng 700.000 USD

Giáo sư Đại học Oxford Sir Andrew Wiles vừa nhận giải thưởng 700.000 USD với những minh chứng trong Định lý Fermat’s Last Theorem.

Giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ bí quyết học giỏi môn Toán
Giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ bí quyết học giỏi môn Toán

VOV.VN -  GS Ngô Bảo Châu: Để học giỏi và yêu thích môn Toán, học sinh cần biết cách hệ thống hóa kiến thức.

Giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ bí quyết học giỏi môn Toán

Giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ bí quyết học giỏi môn Toán

VOV.VN -  GS Ngô Bảo Châu: Để học giỏi và yêu thích môn Toán, học sinh cần biết cách hệ thống hóa kiến thức.

Những điều thú vị về các tân Giáo sư, Phó giáo sư năm 2015
Những điều thú vị về các tân Giáo sư, Phó giáo sư năm 2015

VOV.VN- Giáo sư trẻ nhất năm nay mới 43 tuổi. Năm nay lần thứ hai sau 35 năm, Việt Nam có một nữ giáo sư Toán học.

Những điều thú vị về các tân Giáo sư, Phó giáo sư năm 2015

Những điều thú vị về các tân Giáo sư, Phó giáo sư năm 2015

VOV.VN- Giáo sư trẻ nhất năm nay mới 43 tuổi. Năm nay lần thứ hai sau 35 năm, Việt Nam có một nữ giáo sư Toán học.

Việt Nam có lạm phát giáo sư?
Việt Nam có lạm phát giáo sư?

Việt Nam có xấp xỉ 0,06 GS và gần 0,4 PGS trên 10.000 dân; 5,8 GS hoặc PGS trên 100 giảng viên ĐH; 0,2 GS hoặc PGS trên 100 sinh viên.

Việt Nam có lạm phát giáo sư?

Việt Nam có lạm phát giáo sư?

Việt Nam có xấp xỉ 0,06 GS và gần 0,4 PGS trên 10.000 dân; 5,8 GS hoặc PGS trên 100 giảng viên ĐH; 0,2 GS hoặc PGS trên 100 sinh viên.

Giáo sư Đào Trọng Thi bàn về việc TP HCM cho phép dạy thêm-học thêm
Giáo sư Đào Trọng Thi bàn về việc TP HCM cho phép dạy thêm-học thêm

VOV.VN- TP HCM cho phép được tổ chức dạy thêm-học thêm trong nhà trường nhưng phải kiểm soát được học sinh chỉ học thêm theo tinh thần tự nguyện...

Giáo sư Đào Trọng Thi bàn về việc TP HCM cho phép dạy thêm-học thêm

Giáo sư Đào Trọng Thi bàn về việc TP HCM cho phép dạy thêm-học thêm

VOV.VN- TP HCM cho phép được tổ chức dạy thêm-học thêm trong nhà trường nhưng phải kiểm soát được học sinh chỉ học thêm theo tinh thần tự nguyện...