Lý do các quốc gia châu Phi sẽ đồng loạt rút khỏi Tòa Hình sự quốc tế

VOV.VN - Ngay sau Hội nghị thượng đỉnh AU, hôm 8/2 Zambia đã công bố về việc lấy ý kiến người dân trước khi quyết định rút khỏi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC).

Vừa qua, Liên minh châu phi (AU) đã thông qua Nghị quyết không ràng buộc các quốc gia thành viên của tổ chức này rút khỏi Tòa án hình sự quốc tế (ICC).

Tòa ICC. Ảnh: citifmonline.

Mặc dù chưa có lộ trình thời gian và đây chỉ là một vài khuyến nghị cụ thể để hành động nhưng Nghị quyết của AU có thể sẽ tác động tới nhiều nước.

Được biết, ngay sau Hội nghị thượng đỉnh AU vừa qua, hôm 8/2, Zambia đã công bố về việc lấy ý kiến người dân trước khi quyết định rút khỏi ICC.

Cho đến nay, Nghị quyết rút khỏi ICC của AU đã nhận được sự đồng thuận của nhiều nước châu Phi bởi họ cho rằng, với việc thông qua những vụ việc liên quan đến tội diệt chủng, tội ác chiến tranh và chống lại loài người, tòa án có trụ sở tại La Hay (Hà Lan) đã can thiệp quá sâu vào các vấn đề nội bộ của châu lục.

Thậm chí, trong tuyên bố hồi cuối năm ngoái, người phát ngôn của Chính phủ Burundi, ông Philippe Nzobonariba còn khẳng định: “Liên minh châu Âu (EU) đã tài trợ trên 70%, chính vì thế ICC đã trở thành công cụ gây sức ép chính trị hoặc các phương tiện để gây mất ổn định tại các nước nghèo, nhất là những quốc gia châu Phi”. Hiện nay, tất cả 39 cá nhân bị ICC truy tố đều là công dân của châu Phi.

Tuy nhiên, các nhà phân tích khu vực nhận định, trong ngắn hạn, khó có khả năng các quốc gia châu Phi đồng loạt rút khỏi ICC, bởi Nghị quyết của tổ chức này hiện nay không mang tính ràng buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên.

Trong khi đó, chính phủ cầm quyền ở một số quốc gia châu Phi như: Bờ Biển Ngà, Ghana, Mali, Malawi, Senagal, Nigeria… vẫn đang khẳng định cam kết ủng hộ Quy chế Rome. Bởi theo các quốc gia này, ICC vẫn là cứu cánh cần thiết để giải quyết những thách thức về mặt đối nội, nhất là trong việc đối phó với các cuộc nổi dậy của lực lượng quân đội hoặc trong các cuộc xung đột chính trị với tầng lớp thượng lưu.

Bên cạnh đó, một số nhà lãnh đạo AU cũng chưa thực sự xem ICC là mối đe dọa hiện hữu khi nhận thấy rằng, tòa án ở La Hay khó có thể can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia châu lục này. Theo họ, lực lượng điều tra của ICC hiện nay khá mỏng, trong khi lại bị hạn chế bởi các thủ tục hành chính quan liêu, và chịu sự giám sát, can thiệp sâu của chính quyền sở tại. Hơn thế nữa, trên mặt trận ngoại giao, ICC còn bị nhiều quốc gia châu Phi lên án và tẩy chay.

Bản chất của Nghị quyết rút khỏi ICC vừa qua là để bảo vệ các nhà lãnh đạo của châu Phi. Theo đó, động thái này nhằm gây sức ép buộc tòa án tại La Hay phải chấp nhận một số nhượng bộ về mặt pháp lý, bao gồm quyền miễn trừ truy tố đối với các thành viên cấp cao trong chính phủ của các quốc gia thành viên AU khi họ vẫn đang đương nhiệm.

Với 34 quốc gia châu lục trong quy chế Rome, chiếm hơn 1/4 số thành viên của tổ chức này (tổng cộng có 124 nước gia nhập), AU hi vọng sẽ buộc ICC phải xem xét, sửa đổi lại quy chế của mình.

Về lâu dài, AU sẽ có xu hướng tăng cường cơ chế tư pháp riêng và mở rộng thẩm quyền của “Tòa án tư pháp và nhân quyền châu Phi”, bao gồm việc xem xét những tội ác tương tự mà thuộc thẩm quyền của ICC, qua đó giảm dần vai trò của ICC ở khu vực.

Được biết, Nghị định thư Malabo năm 2014 liên quan cơ chế này hiện tồn tại ở bản ghi nhớ với 9 quốc gia đồng thuận, vẫn đang được các thành viên AU bàn thảo để có thể xem xét thông qua trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Morocco muốn trở lại làm thành viên Liên minh châu Phi sau hơn 30 năm
Morocco muốn trở lại làm thành viên Liên minh châu Phi sau hơn 30 năm

VOV.VN - Trước khi được tiếp nhận trở lại làm thành viên, đề nghị của Morocco cần được Ủy ban Liên minh châu Phi thông qua.

Morocco muốn trở lại làm thành viên Liên minh châu Phi sau hơn 30 năm

Morocco muốn trở lại làm thành viên Liên minh châu Phi sau hơn 30 năm

VOV.VN - Trước khi được tiếp nhận trở lại làm thành viên, đề nghị của Morocco cần được Ủy ban Liên minh châu Phi thông qua.

Philippines có thể theo chân Nga rút khỏi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC)
Philippines có thể theo chân Nga rút khỏi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC)

VOV.VN - Tổng thống Philippines Duterte hôm 17/11 cho biết, ông có thể xem xét việc rút khỏi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ngay sau quyết định của Nga hôm 16/11.

Philippines có thể theo chân Nga rút khỏi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC)

Philippines có thể theo chân Nga rút khỏi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC)

VOV.VN - Tổng thống Philippines Duterte hôm 17/11 cho biết, ông có thể xem xét việc rút khỏi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ngay sau quyết định của Nga hôm 16/11.

Palestine trình vấn đề các khu định cư Do Thái lên ICC
Palestine trình vấn đề các khu định cư Do Thái lên ICC

VOV.VN - Đài phát thanh “Tiếng nói Palestine” dẫn lời Ngoại trưởng Palestine Al Malki cho biết, Palestine đang chuẩn bị các tài liệu...

Palestine trình vấn đề các khu định cư Do Thái lên ICC

Palestine trình vấn đề các khu định cư Do Thái lên ICC

VOV.VN - Đài phát thanh “Tiếng nói Palestine” dẫn lời Ngoại trưởng Palestine Al Malki cho biết, Palestine đang chuẩn bị các tài liệu...

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) họp xem xét lại mối quan hệ với châu Phi
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) họp xem xét lại mối quan hệ với châu Phi

VOV.VN - Tòa ICC hôm 18/11 tổ chức phiên họp xem xét lại quan hệ với châu Phi sau khi nhà lãnh đạo một số nước châu Phi quyết định rút khỏi tổ chức.

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) họp xem xét lại mối quan hệ với châu Phi

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) họp xem xét lại mối quan hệ với châu Phi

VOV.VN - Tòa ICC hôm 18/11 tổ chức phiên họp xem xét lại quan hệ với châu Phi sau khi nhà lãnh đạo một số nước châu Phi quyết định rút khỏi tổ chức.

Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”
Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”

VOV.VN - Cây muốn lặng, gió chẳng đừng. Trước thái độ “bất chấp” của Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines đã lựa chọn “thanh gươm” pháp lý mang tên PCA.

Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”

Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”

VOV.VN - Cây muốn lặng, gió chẳng đừng. Trước thái độ “bất chấp” của Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines đã lựa chọn “thanh gươm” pháp lý mang tên PCA.