Hợp tác giữa Trung Quốc và Myanmar sắp sang trang mới?

VOV.VN -Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới trong hợp tác giữa Trung Quốc và Myanmar trong "thời đại mới".

Bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Myanmar đang có chuyến thăm chính thức Trung Quốc kéo dài 4 ngày (từ 17 đến 21/8). Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của bà Aung San Suu Kyi kể từ khi chính phủ mới ở Myanmar do Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà lãnh đạo lên nắm quyền vào tháng 4 vừa qua. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới trong hợp tác giữa Trung Quốc và Myanmar trong "thời đại mới".

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong lễ đón tiếp Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại Bắc Kinh ngày 18/8. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm với mong muốn "hâm nóng" mối quan hệ
Việc hâm nóng mối quan hệ với Myanmar là một trong những ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc trong thời gian qua, điều này cũng gắn liền với lợi ích về chính trị và kinh tế. Chính vì vậy Chính phủ Trung Quốc đã dành cho bà Aung San Suu Kyi nghi thức đón tiếp trọng thị nhất mặc dù về danh chính ngôn thuận bà Aung San Suu Kyi không phải là nguyên thủ quốc gia của Myanmar.
Mức độ trọng thị đón tiếp bà Aung San Suu Kyi được dư luận đánh giá chỉ xếp sau tổng thống Nga Putin. Trung Quốc đang cố gắng làm thân với bà Suu Kyi và Chính phủ mới của Myanmar, với hy vọng vị trí, uy tín và tầm ảnh hưởng của bà có thể giúp giảm tâm lý e ngại Trung Quốc đang bao trùm lên người dân Myanmar, thúc đẩy quan niệm rằng tăng cường quan hệ với Trung Quốc là một việc tốt.
Nhiều năm trước đây, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar rất lớn, Myanmar luôn được được coi là sân sau của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau khi Liên minh Dân chủ toàn quốc Myanmar giành được những thắng lợi trên chính trường và được Mỹ và các nước phương Tây ủng hộ trong tiến trình dân chủ thì vai trò và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở đây bị suy giảm đáng kể. Một vài ví dụ có thể nêu ra như việc Myanmar đình chỉ vô thời hạn dự án thủy điện Myitsone trị giá tới 3,6 tỷ USD, trong đó có 90% vốn do chính phủ Trung Quốc tài trợ và nhà thầu Trung Quốc thi công.
Bên cạnh đó là việc hợp tác khai thác mỏ kim loại Đồng ở ở Monywa của Myanmar cũng bị tạm ngưng hay dự án đường ống dẫn khí nối liền Trung Quốc với Myanmar cũng bị trì hoãn. Trong cuộc hội đàm với bà Aung San Suu Kyi vào chiều ngày 18/8, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề nghị hai bên tăng cường giao lưu và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, trong đó nhấn mạnh đề nghị Myanmar “thúc đẩy thỏa đáng” các dự án hợp tác lớn giữa hai nước.
Trung Quốc thể hiện rõ sự lo ngại Chính phủ mới của Myanmar sẽ bị Mỹ chi phối và đi theo quỹ đạo của Mỹ. Chính vì vậy mà thời gian gần đây Trung Quốc đã rất sốt sắng có những bước đi nhằm tranh thủ Chính phủ mới của Myanmar. Ngay sau khi Chính phủ mới của Myanmar được thành lập vào tháng 4, thì tháng 5 Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm Myanmar. Tiếp đến là Bộ trưởng Bộ An ninh Trung Quốc Cảnh Huệ Xương thăm Myanmar vào đầu tháng 7.
Và ngày 10/8 vừa qua, Trưởng ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tống Đào thăm Myanmar để chuẩn bị cho chuyến thăm lần này của bà Aung San Suu Kyi. Việc bà Aung San Suu Kyi quyết định đến thăm Trung Quốc trước khi đến thăm Mỹ được đánh giá là thành công bước đầu của Trung Quốc trong việc tranh thủ lôi kéo chính phủ mới của Myanmar.
Tăng cường quan hệ với Myanmar không chỉ giúp hạn chế Mỹ tăng cường ảnh hưởng ở đây, mà còn giúp giữ ổn định vành đai an ninh biên giới khu vực phía Nam Trung Quốc, đồng thời phục vụ mục tiêu kinh tế cho các tỉnh phía Nam Trung Quốc giáp biên giới với Myanmar, đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng người Hoa và các nhà đầu tư Trung Quốc ở Myanmar.
Thời điểm thích hợp nhất cho chuyến thăm Trung Quốc của bà Aung San Suu Kyi
Việc sắp xếp lịch trình công du nước ngoài của bà Aung San Suu Kyi có sự tính toán kỹ và phần nào thể hiện rõ ưu tiên đối ngoại của Chính phủ Myanmar.
Ngay sau nhậm chức, bà Aung San Suu Kyi chọn Thái Lan cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Tiếp sau chuyến thăm Trung Quốc lần này, dự kiến vào tháng 9 tới bà Aung San Suu Kyi sẽ thăm Mỹ và dự Hội nghị đại hội đồng LHQ.
Mặc dù bà Aung San Suu Kyi theo đuổi mục tiêu dân chủ theo kiểu phương Tây, bản thân bà cũng như Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ giành được quyền lãnh đạo không tách khỏi vai trò của Mỹ, nhưng Myanmar là nước láng giềng của Trung Quốc, có quan hệ truyền thống lâu đời và có mối quan hệ gắn bó về lợi ích kinh tế, nên Chính phủ mới của Mynamar buộc phải ưu tiên xử lý quan hệ với Trung Quốc. Việc bà Aung San Suu Kyi chọn thăm Trung Quốc trước khi tới thăm Mỹ là điều dễ hiểu.
Bà Aung San Suu Kyi thăm Trung Quốc ngay trước thềm Hội nghị Panglong dự kiến diễn ra vào ngày 31/8 giữa Chính phủ Myanmar với đại diện các dân tộc thiểu số nhằm thực hiện hòa giải dân tộc. Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Hội nghị Panglong nói riêng và tiến trình hòa giải dân tộc nói chung, vì các dân tộc thiểu số khu vực miền Bắc Myanmar có quan hệ rất gần gũi với Trung Quốc, ở đây còn có lượng lớn người Hoa sinh sống. Nhân tố Trung Quốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với thành công của tiến trình hòa giải dân tộc ở Myanmar.
Ngoài ra, bà Aung San Suu Kyi thăm Trung Quốc vào thời điểm này còn nhằm đáp lại lời mời " thịnh tình" từ phía Trung Quốc. Phía Trung Quốc là bên chủ động đề nghị cho chuyến thăm này, trước đó, Trung Quốc đã cử nhiều quan chức cấp cao tới thăm Myanmar sau khi nước này thành lập được Chính phủ mới. Trung Quốc còn quyết định dành cho bà Xan Xu Chi nghi thức đón tiếp cao nhất với việc Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì đón và hội đàm với bà Aung San Suu Kyi. Theo lịch thì bà Aung San Suu Kyi còn có cuộc gặp quan trọng với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chuyến thăm nhiều mục đích
Chuyến thăm Trung Quốc của bà Aung San Suu Kyi lần này nhằm đạt được nhiều mục đích:
Thứ nhất, việc chọn Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ngoài khu vực Đông Nam Á cho chuyến công du nước ngoài nhằm khẳng định Chính phủ mới của Myanmar tiếp tục coi trọng và phát huy quan hệ truyền thống hữu nghị với Trung Quốc, thể hiện mặc dù Chính phủ mới theo đuổi mục tiêu dân chủ theo kiểu phương Tây nhưng không hoàn toàn đi theo phương Tây mà vẫn coi trọng quan hệ truyền thống với Trung Quốc. 
Ngược lại, trong cuộc hội đàm vào chiều ngày 18/8, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã khẳng định tôn trọng và ủng hộ con đường phát triển mà Mynamar lựa chọn phù hợp với tình hình đất nước, ủng hộ nỗ lực của chính phủ Myanmar thúc đẩy hòa giải dân tộc, phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh.
Thứ hai là tranh thủ sự hỗ trợ về chính trị của Trung Quốc đối với tiến trình hòa giải dân tộc ở Myanmar. Chúng ta đều biết, Chính phủ mới của Myanmar đang nỗ lực thực hiện tiến trình hòa giải dân tộc, đối thoại và ký các hiệp định hòa giải với các dân tộc thiểu số. Trong đó, khu vực Kachin phía Bắc Myanmar đa phần là người Hoa hoặc có quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Để đạt được hòa giải với lực lượng dân tộc thiểu số ở đây thì Chính phủ Myanmar rất cần vai trò của Trung Quốc.
Mục tiêu này đã phần nào đạt được khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Myanmar, cam kết sẽ “phát huy vai trò xây dựng” trong tiến trình hòa giải dân tộc ở Myanmar, đảm bảo cho “Hội nghị Panglong thế kỷ 21” về hòa giải dân tộc ở Myanmar sắp diễn ra đạt kết quả tích cực.
Mục tiêu tiếp theo không kém phần quan trọng trong chuyến thăm lần này là tăng cường quan hệ đầu tư và thương mại với Trung Quốc phục vụ phát triển kinh tế Myamar. Thời gian qua, đầu tư của Trung Quốc tại Myanmar có xu hướng giảm, nhưng Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Myanmar, kim ngạch thương mại với Trung Quốc chiếm tới 40% tổng kim ngạch ngoại thương của Myanmar. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư lớn nhất ở Myanmar, chiếm tới gần 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại quốc gia Đông Nam Á này.
Cùng với mục tiêu hòa giải dân tộc và thực hiện tiến trình dân chủ, Chính phủ Myanmar không thể xem nhẹ mục tiêu kinh tế, và trong bối cảnh hiện nay thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của Myanmar./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc hạn chế hoạt động của hãng hàng không Triều Tiên
Trung Quốc hạn chế hoạt động của hãng hàng không Triều Tiên

VOV.VN - Sự cố về an toàn hàng không của hãng Air Koryo (Triều Tiên) đã khiến Trung Quốc quyết định hạn chế hoạt động của hãng này.

Trung Quốc hạn chế hoạt động của hãng hàng không Triều Tiên

Trung Quốc hạn chế hoạt động của hãng hàng không Triều Tiên

VOV.VN - Sự cố về an toàn hàng không của hãng Air Koryo (Triều Tiên) đã khiến Trung Quốc quyết định hạn chế hoạt động của hãng này.

Bà Aung San Suu Kyi thăm Trung Quốc: Nóng vấn đề đập Myitsone
Bà Aung San Suu Kyi thăm Trung Quốc: Nóng vấn đề đập Myitsone

VOV.VN - Trung Quốc và Myanmar hy vọng có thể đàm phán khởi động lại dự án đập Myitsone nhân chuyến thăm Bắc Kinh 4 ngày (17 - 20/8) của bà San Suu Kyi.

Bà Aung San Suu Kyi thăm Trung Quốc: Nóng vấn đề đập Myitsone

Bà Aung San Suu Kyi thăm Trung Quốc: Nóng vấn đề đập Myitsone

VOV.VN - Trung Quốc và Myanmar hy vọng có thể đàm phán khởi động lại dự án đập Myitsone nhân chuyến thăm Bắc Kinh 4 ngày (17 - 20/8) của bà San Suu Kyi.

Học giả phản đối Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Đông
Học giả phản đối Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Đông

VOV.VN - Các học giả cho rằng Trung Quốc đã và đang làm phức tạp tình hình Biển Đông, đồng thời yêu cầu nước này tôn trọng phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế

Học giả phản đối Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Đông

Học giả phản đối Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Đông

VOV.VN - Các học giả cho rằng Trung Quốc đã và đang làm phức tạp tình hình Biển Đông, đồng thời yêu cầu nước này tôn trọng phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế

Trung Quốc ủng hộ tiến trình hòa giải dân tộc Myanmar
Trung Quốc ủng hộ tiến trình hòa giải dân tộc Myanmar

VOV.VN - Ông Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc tôn trọng và ủng hộ con đường phát triển mà Mynamar lựa chọn phù hợp với tình hình đất nước.

Trung Quốc ủng hộ tiến trình hòa giải dân tộc Myanmar

Trung Quốc ủng hộ tiến trình hòa giải dân tộc Myanmar

VOV.VN - Ông Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc tôn trọng và ủng hộ con đường phát triển mà Mynamar lựa chọn phù hợp với tình hình đất nước.

Tổng thống Mỹ đến Trung Quốc và Lào trong tháng 9 tới
Tổng thống Mỹ đến Trung Quốc và Lào trong tháng 9 tới

VOV.VN - Chính phủ Mỹ ngày 18/8 cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ có chuyến thăm Trung Quốc và Lào đầu tháng 9 tới.

Tổng thống Mỹ đến Trung Quốc và Lào trong tháng 9 tới

Tổng thống Mỹ đến Trung Quốc và Lào trong tháng 9 tới

VOV.VN - Chính phủ Mỹ ngày 18/8 cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ có chuyến thăm Trung Quốc và Lào đầu tháng 9 tới.