500 tài sản công bị bỏ không sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã

VOV.VN - Sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, còn 10% với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí

Tiếp tục phiên chất vấn sáng 6/11, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên) cho biết, thời gian qua và tới đây, nhiều huyện, xã đã và sẽ được chia tách, sáp nhập. Tuy nhiên, việc xử lý nhà đất khi sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn chậm, nhiều trụ sở hành chính còn bỏ trống trong khi còn nhiều cơ quan đang sử dụng chung nơi làm việc.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết thực trạng, nguyên nhân xảy ra tình trạng này và Bộ trưởng có giải pháp căn cơ nào?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, tài sản công cấp tỉnh thuộc trách nhiệm, quyền quản lý của UBND các địa phương. Tài sản công thuộc cấp Trung ương do bộ, ngành quản lý thì trách nhiệm thuộc Chính phủ, cơ quan tham mưu Chính phủ là Bộ Tài chính và các cơ quan trực tiếp quản lý tài sản công của các bộ, ngành.

Bộ trưởng khẳng định, đa số tài sản công sau khi sắp xếp các đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, hiện đã xử lý được khoảng 90% tài sản công; còn 10% với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

Về nguyên nhân, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, khi chuyển tài sản công cho các cơ quan, đơn vị ở nhiều địa bàn khác nhau không có nhu cầu; hơn nữa, khi muốn định giá để bán tài sản công thì cũng khó để tìm được cơ quan định giá. Bên cạnh đó, trong điều kiện trầm lắng, cũng khó bán được những tài sản công này.

Ngoài ra, để chuyển tài sản công sang mục đích khác để tổ chức định giá thì những trụ sở này được phê duyệt lại về quy hoạch sử dụng đất và phải chuyển mục đích sử dụng đất và phải điều chỉnh lại quy hoạch, phải làm một loạt thủ tục khác gây khó trong vấn đề này.

“Giữa tháng 9 vừa qua, Bộ Tài chính đã hướng dẫn và có văn bản đôn đốc, đồng thời sẽ làm việc với các đơn vị liên quan để hướng dẫn thêm, xử lý các tài sản công này, đảm bảo đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả”, ông Phớc cho biết.

Luật Quản lý tài sản công chưa có hình thức mua lại tài sản tư

Đặt vấn đề chất vấn, đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội) phản ánh những vướng mắc về quản lý tài sản công, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính, đất đai thì còn chưa đầy đủ, đồng bộ. Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục tình trạng chậm ban hành các văn bản liên quan đến quản lý tài sản công?

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện đã có Luật Quản lý tài sản công năm 2017. Sau khi luật được ban hành, Chính phủ đã ban hành 20 nghị định và Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 quyết định, Bộ Tài chính đã ban hành 15 thông tư hướng dẫn tài sản công.

Bộ trưởng khẳng định, lĩnh vực tài sản công liên quan đến tất cả các ngành, các cấp, từ cấp xã lên đến cấp Trung ương nên phạm vi quản lý rất lớn. Việc quản lý tài sản công thể hiện trách nhiệm của người được giao quản lý tài sản công đối với việc phát huy và sử dụng hiệu quả tài sản công.

Bộ Tài chính đang đề xuất Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa Luật Quản lý tài sản công bởi Luật chưa bao quát hết hành vi.

Ông dẫn chứng như Luật chưa quy định hình thức mua lại tài sản thành tài sản công, như các trạm BOT do thay đổi quy hoạch nên trạm đó không sử dụng được nữa, vậy đoạn đường đó sẽ do Nhà nước quản lý và nên đặt vấn đề Nhà nước mua lại một số nhà đầu tư tư nhân. Bộ trường Bộ Tài chính nhấn mạnh: “Hình thức mua lại tài sản công hiện chưa có”.

Cũng như các Nghị định Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng sửa về hướng dẫn tài sản công. Một số đơn vị sự nghiệp công lập khi liên doanh, liên kết, thuê tài sản công sẽ được quy định chặt chẽ, cụ thể hơn.

Liên quan đến vấn đề chậm ban hành Nghị quyết 74, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, hiện Nghị định 167, Nghị định 151 quy định chính sách liên quan đến tài sản công, đây là các Nghị định vẫn đang còn sửa đổi. Về lâu dài, ông Phớc cho rằng, phải sửa đổi về quy định Luật Quản lý tài sản công và phía Bộ Tài chính đang đề nghị sửa Nghị định 167 theo rút gọn, đang xin ý kiến các bộ, ngành.

Chất vấn vấn đề chưa có quy định nào của pháp luật về mua lại tài sản công, Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) cho rằng, nếu Luật chưa có chính sách mua lại tài sản tư, thì căn cứ vào đâu kêu gọi xã hội hoá đầu tư công, căn cứ vào đâu mà Luật khuyến khích sát nhập tài sản tư nhân vào tài sản công?

Ông Hạ lấy ví dụ trường hợp của Công ty Trung Nam, đầu tư Trạm Biến áp và đường dây 500kV, nhưng khi hoàn thành tốn hơn 2.000 tỷ đồng, bây giờ chuyển giao 0 đồng cho Nhà nước lại không được. Cuối cùng bây giờ là điện đi qua đó vẫn được, vận hành thì Trung Nam lại phải thuê EVN để vận hành, không bàn giao được cho Nhà nước?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trường Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay, vấn đề mua lại tài sản tư, BOT hay trạm biến thế thành tài sản công trong thiết kế Luật Quản lý Tài sản công chưa có quy định cụ thể. HIện có 9 nhà đầu tư thẩm quyền quản lý cái này chỉ có Quốc hội, hiện nay chưa có.

Đối với vấn đề của trạm biến áp Trung Nam, trong quy định hiện hành về trạm biến áp ở khu đô thị, chủ đầu tư phải tự xây trạm biến áp, sau đó nếu chủ đầu tư tự vận hành thì phải tự quản lý, sử dụng, nếu trả lại cho EVN thì là 0 đồng. Bộ trưởng Phớc cho rằng, đây là vấn đề đặt ra trong tương lai để khi hoàn thiện pháp luật cần giải pháp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBQH “truy” Thống đốc NHNN nguyên nhân gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm
ĐBQH “truy” Thống đốc NHNN nguyên nhân gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm

VOV.VN - Lý giải về việc gói 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội với người thu nhập thấp, công nhân có tỉ lệ giải ngân thấp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, do nguồn cung về nhà thuộc đối tượng vay - lao động thu nhập thấp, hạn chế.

ĐBQH “truy” Thống đốc NHNN nguyên nhân gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm

ĐBQH “truy” Thống đốc NHNN nguyên nhân gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm

VOV.VN - Lý giải về việc gói 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội với người thu nhập thấp, công nhân có tỉ lệ giải ngân thấp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, do nguồn cung về nhà thuộc đối tượng vay - lao động thu nhập thấp, hạn chế.

ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về mua bảo hiểm xe cơ giới
ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về mua bảo hiểm xe cơ giới

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về vấn đề bảo hiểm xe cơ giới được quy định tại Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo hiểm, đây là một hình thức bảo hiểm bắt buộc.

ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về mua bảo hiểm xe cơ giới

ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về mua bảo hiểm xe cơ giới

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về vấn đề bảo hiểm xe cơ giới được quy định tại Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo hiểm, đây là một hình thức bảo hiểm bắt buộc.

Sắp xếp đơn vị hành chính đến 2030: Giải quyết cán bộ dôi dư, tài sản công
Sắp xếp đơn vị hành chính đến 2030: Giải quyết cán bộ dôi dư, tài sản công

VOV.VN - Giai đoạn 2023 - 2025 dự kiến sẽ tiến hành sắp xếp đối với khoảng 33 ĐVHC cấp huyện và 1.327 ĐVHC cấp xã thuộc diện bắt buộc. Bên cạnh đó, hàng chục nghìn cán bộ, công chức sẽ dôi dư.

Sắp xếp đơn vị hành chính đến 2030: Giải quyết cán bộ dôi dư, tài sản công

Sắp xếp đơn vị hành chính đến 2030: Giải quyết cán bộ dôi dư, tài sản công

VOV.VN - Giai đoạn 2023 - 2025 dự kiến sẽ tiến hành sắp xếp đối với khoảng 33 ĐVHC cấp huyện và 1.327 ĐVHC cấp xã thuộc diện bắt buộc. Bên cạnh đó, hàng chục nghìn cán bộ, công chức sẽ dôi dư.