Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Đổi mới quy trình xây dựng pháp luật chặt chẽ, linh hoạt

VOV.VN - Bộ trưởng Tư pháp đề nghị tiếp tục nghiên cứu đổi mới quy trình xây dựng pháp luật theo hướng chặt chẽ nhưng có độ mở, độ linh hoạt nhất định để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Sáng 26/4, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết, trải qua hơn 8 năm thi hành, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế ở nước ta; qua đó tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước.

Luật đã phát huy hiệu quả, làm tăng tính khả thi, tính thống nhất, đồng bộ và kịp thời của hệ thống pháp luật; giúp quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đi vào nền nếp ở cả Trung ương và địa phương; đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, nhất là phản ứng chính sách; hạn chế việc ban hành thủ tục hành chính…

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thi hành cho thấy, luật cần được nghiên cứu sửa đổi để đáp ứng các yêu cầu phát sinh từ thực tiễn, phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sau đại dịch Covid-19.

"Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhằm phục vụ việc nghiên cứu, xây dựng luật, việc tổng kết kết quả thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật kể từ khi được ban hành đến nay là rất cần thiết", Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cho biết.

Báo cáo tại hội nghị cũng cho biết, tính từ 1/7/2016 đến 31/12/2023, tổng số văn bản quy phạm pháp luật Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trình cơ quan có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền là 7.759 văn bản. Chính quyền địa phương ban hành tổng số 90.610 văn bản quy phạm pháp luật.

Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được nâng cao, nội dung bảo đảm tính hợp hiến, cơ bản bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện thường xuyên, kịp thời.

Tại hội nghị, ông Đỗ Đức Hiển – Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề xuất, cần tiếp tục đơn giản hóa, giảm bớt tầng nấc, thu gọn đầu mối các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; làm rõ các phạm vi, vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

Ông Đỗ Đức Hiển cũng đề nghị luật hóa tối đa vấn đề quan trọng của đất nước thuộc thẩm quyền của Quốc hội; nghiên cứu cải tiến cách thức đề nghị, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật; khắc phục vướng mắc thời gian qua như những dự án luật chưa được Quốc hội thông qua trình tiếp như thế nào, ai trình; làm rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vào từng công đoạn để tạo chuyển biến căn cơ trong quá trình soạn thảo văn bản.

Cùng với đó, hoàn thiện cơ chế kiểm soát chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, nhất là văn bản dưới luật, đặc biệt là thông tư; bổ sung cơ chế để xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, văn bản trái pháp luật để chủ động ngăn ngừa tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình xây dựng, soạn thảo văn bản.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ, Nghị quyết số 27-NQ/TW đặt ra nhiều yêu cầu đối với công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có việc tiếp tục nghiên cứu đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị tiếp tục nghiên cứu đổi mới quy trình xây dựng pháp luật theo hướng chặt chẽ nhưng có độ mở, độ linh hoạt nhất định để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; làm tốt từng khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Bộ trưởng Tư pháp nhấn mạnh việc nghiên cứu để đưa ra các quy định nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực gắn với vai trò, trách nhiệm của các chủ thể, đặc biệt là Chính phủ, nâng cao năng lực phản ứng chính sách, xử lý các vấn đề cấp bách phát sinh từ thực tiễn.

Đồng thời nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhất là trong việc soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất và tổ chức thi hành pháp luật.

Tiếp tục phát huy, bảo đảm dân chủ trên cơ sở tăng cường thu hút sự tham gia rộng rãi của chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, người dân, doanh nghiệp trong xây dựng pháp luật.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Tư pháp và Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính 2023
Bộ Tư pháp và Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính 2023

VOV.VN - Theo kết quả đánh giá, Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính; Bộ Công Thương và tỉnh An Giang đứng cuối bảng.

Bộ Tư pháp và Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính 2023

Bộ Tư pháp và Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính 2023

VOV.VN - Theo kết quả đánh giá, Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính; Bộ Công Thương và tỉnh An Giang đứng cuối bảng.

Lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
Lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

VOV.VN - Với mục tiêu nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới, Toà án nhân dân tối cao đang xây dựng dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Hội thảo lấy kiến góp ý đối với dự thảo Luật diễn ra hôm nay (4/4) tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh do Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình chủ trì. 

Lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

VOV.VN - Với mục tiêu nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới, Toà án nhân dân tối cao đang xây dựng dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Hội thảo lấy kiến góp ý đối với dự thảo Luật diễn ra hôm nay (4/4) tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh do Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình chủ trì. 

Bí thư Đồng Nai: Không tự tin về pháp luật thì không dám phê duyệt dự án
Bí thư Đồng Nai: Không tự tin về pháp luật thì không dám phê duyệt dự án

VOV.VN - Chiều 3/4, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị đánh giá tác động của Luật Đất đai 2024 đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Bí thư Đồng Nai: Không tự tin về pháp luật thì không dám phê duyệt dự án

Bí thư Đồng Nai: Không tự tin về pháp luật thì không dám phê duyệt dự án

VOV.VN - Chiều 3/4, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị đánh giá tác động của Luật Đất đai 2024 đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.