Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực tiếp tục giảm mạnh

VOV.VN - Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng chỉ đạt 24,61 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng chỉ đạt 24,61 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,51 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2014.

Các mặt hàng giảm mạnh giá trị xuất khẩu trong 10 tháng gồm cà phê (31,4%), cao su (15,8%) và gạo (11,7%).

Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 5,37 tỷ USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở thị trường lớn nhất là Mỹ (27,17%).

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,74 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2014.


Cụ thể, diễn biến xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực nông lâm thủy sản như sau:

1, Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 10 tháng đạt 5,47 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc – 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 – chiếm 67,21% tổng giá trị xuất khẩu. Các thị trường có giá trị tăng mạnh là Hồng Kông (39,38%), Hoa Kỳ (18,86%), Đức (10,66%) và Ấn Độ (64,01%).

2, Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 10 năm 2015 ước đạt 605 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 10 tháng đạt 5,37 tỷ USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,43% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 9 tháng, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 927,32 triệu USD, giảm 27,28% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 11,74% và 12,11%, Xuất khẩu tăng trưởng đáng chú ý ở các thị trường như Thái Lan (tăng 21,19%) và Anh (tăng 14,34%).

3, Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 ước đạt 805 nghìn tấn với giá trị đạt 332 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng ước đạt 5,32 triệu tấn và 2,26 tỷ USD, giảm 4,6% về khối lượng và giảm 11,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2015 đạt 428,69 USD/tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng với 37,03% thị phần. 9 tháng xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tăng 4,67% về khối lượng nhưng giảm 3,07% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

So với cùng kỳ 2014, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là thị trường Malaixia tăng 18,58% về khối lượng và tăng 9,22% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 9,11% thị phần; thị trường Gana tăng 12,29% về khối lượng và tăng 5,35% về giá trị, đứng vị trí thứ 4 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam; thị trường Bờ Biển Ngà tăng 42,72% về khối lượng và tăng 35,51% về giá trị, đứng thứ 5 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Các thị trường có sự giảm đột biến trong 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Phillipines (giảm 41,05% về khối lượng và giảm 45,27% về giá trị), Singapore (giảm 36,36% về khối lượng và giảm 33,58% về giá trị), và Hồng Kông (giảm 27,65% về khối lượng và giảm 34,56% về giá trị).

4, Xuất khẩu cà phê 10 tháng ước đạt 1,05 triệu tấn với tổng giá trị 2,13 tỷ USD, giảm 29,6% về khối lượng và giảm 31,4% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 9 tháng đạt 2042 USD/tấn, giảm 1,7% so với năm 2014. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 14,15% và 11,61%.

5, Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su 10 tháng đạt 870 nghìn tấn, giá trị đạt 1,22 tỷ USD, tăng 3,5% về khối lượng nhưng giảm 15,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá cao su xuất khẩu bình quân 9 tháng đạt 1426 USD/tấn, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 10 71,88% thị phần. So với cùng kỳ năm 2014, giá trị xuất khẩu cao su 9 tháng tăng ở thị trường Trung Quốc (3,17%), còn lại đều giảm ở 9 thị trường chính.

6, Khối lượng hạt điều xuất khẩu 10 tháng đạt 272 nghìn tấn với 1,97 tỷ USD, tăng 6,3% về khối lượng và tăng 18,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 9 tháng đạt 7.263 USD/tấn, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 35,67%, 12,92% và 12,86% tổng giá trị xuất khẩu. Các thị trường có giá trị tăng mạnh là Đức (68,35%), Thái Lan (45,19%), Anh (40,52%, Hà Lan (37,21%) và Hoa Kỳ (30,37%).

7, Ước tính, khối lượng tiêu xuất khẩu 10 tháng đạt 117 nghìn tấn với giá trị 1,11 tỷ USD, giảm 19,6% về khối lượng nhưng tăng 0,5% về giá trị. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 9 tháng đạt 9.472 USD/tấn, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Singapore với 37,03% thị phần. Các thị trường có giá trị tăng mạnh là Đức (38,16%), Hàn Quốc (33,11%), Tây Ban Nha (29,37%) và Anh (23,95%).

8, Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng đạt 3,42 triệu tấn với giá trị 1,09 tỷ USD, tăng 22,6% về khối lượng và tăng 19,1% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Trong 9 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính chiếm tới 89,25% thị phần, tăng 37,45% về khối lượng và tăng 30,96% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Thị phần của các thị trường chính khác đều nhỏ hơn 2%, Các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là Nhật Bản (tăng 61,63% về khối lượng và tăng 67,02% về giá trị) và Đài Loan (tăng 56% về khối lượng và tăng 53,43% về giá trị).

9, Khối lượng xuất khẩu chè 10 tháng ước đạt 99 nghìn tấn với giá trị đạt 170 triệu USD, giảm 9,1% về khối lượng và giảm 8,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá chè xuất khẩu bình quân 9 tháng đạt 1711 USD/tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 9 tháng, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 38,11% thị phần – tăng 3,73% về khối lượng và tăng 2,09% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng đột biến là Nga (tăng 21,46%), các TVQ Arập Thống nhất (tăng 98,1%) và Indonesia (tăng 23,57%)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu nông sản 10 tháng tiếp tục giảm mạnh, đạt 24,61 tỷ USD
Xuất khẩu nông sản 10 tháng tiếp tục giảm mạnh, đạt 24,61 tỷ USD

VOV.VN -Giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng đạt 24,61 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu nông sản 10 tháng tiếp tục giảm mạnh, đạt 24,61 tỷ USD

Xuất khẩu nông sản 10 tháng tiếp tục giảm mạnh, đạt 24,61 tỷ USD

VOV.VN -Giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng đạt 24,61 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2014.

Thị trường lúa gạo sôi động nhờ đơn hàng của Philippines
Thị trường lúa gạo sôi động nhờ đơn hàng của Philippines

VOV.VN - Hiện thị trường lúa gạo ĐBSCL đang lên cơn sốt khi gạo nguyên liệu chế biến gạo 25% tấm theo đơn hàng của Philippines hút hàng.

Thị trường lúa gạo sôi động nhờ đơn hàng của Philippines

Thị trường lúa gạo sôi động nhờ đơn hàng của Philippines

VOV.VN - Hiện thị trường lúa gạo ĐBSCL đang lên cơn sốt khi gạo nguyên liệu chế biến gạo 25% tấm theo đơn hàng của Philippines hút hàng.

ĐBSCL chỉ có 10 loại trái cây chủ lực cho xuất khẩu
ĐBSCL chỉ có 10 loại trái cây chủ lực cho xuất khẩu

VOV.VN - Trái cây của vùng ĐBSCL tuy có năng suất, sản lượng đạt cao nhưng chất lượng chưa đồng đều, mẫu mã chưa đạt yêu cầu.

ĐBSCL chỉ có 10 loại trái cây chủ lực cho xuất khẩu

ĐBSCL chỉ có 10 loại trái cây chủ lực cho xuất khẩu

VOV.VN - Trái cây của vùng ĐBSCL tuy có năng suất, sản lượng đạt cao nhưng chất lượng chưa đồng đều, mẫu mã chưa đạt yêu cầu.