Người dân xóm Phao lênh đênh cuộc sống ngụ cư nơi bãi giữa sông Hồng

VOV.VN - Xóm Phao là nơi sinh sống, tá túc tạm bợ của 30 hộ gia đình, với hơn 100 nhân khẩu đến từ nhiều tỉnh, thành như: Quảng Bình, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn....

Theo kế hoạch, tháng 6 tới Hà Nội sẽ phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Trước thông tin này, nhiều hộ dân ở một số khu vực liên quan vui mừng vì được hưởng lợi từ những giá trị của “thành phố 2 bên bờ sông Hồng” mang lại. Thế nhưng cũng có những bộ phận dân cư phải di dời để phục vụ việc giải phóng mặt bằng cho những dự án hình thành trong tương lai.

Trong đó, cuộc sống của 30 hộ dân xóm Phao, với 100 nhân khẩu ở bãi giữa sông Hồng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên là trường hợp cụ thể cần phải giải quyết khi Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được thông qua.

Cách trung tâm Thủ đô chừng 2 km, men theo con đường nhỏ sâu hút qua những bãi chuối dưới chân cầu Long Biên, xóm Phao nằm biệt lập phố thị, với những nóc nhà phao chòng chành, lênh đênh neo đậu sát mép một đoạn lạch sông Hồng, thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Đây là nơi sinh sống, tá túc tạm bợ của 30 hộ gia đình, với hơn 100 nhân khẩu đến từ nhiều tỉnh, thành như: Quảng Bình, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn....

Mỗi người một hoàn cảnh, số phận riêng nhưng người dân xóm Phao đều có điểm chung là quá nghèo nên “trôi dạt” về cư ngụ tại khúc sông này hàng chục năm nay để không phải trả chi phí tiền thuê đất ở trên bãi.

Ông Nguyễn Đăng Được, 75 tuổi, người đầu tiên đặt thuyền tại bến Phao cho biết, quê ông ở Quảng Bình, hơn 30 năm trước do bất ổn trong cuộc sống và nghèo, ông đã về ngụ cư ở bãi giữa sông Hồng.

Do cùng cảnh ngộ, theo năm tháng, nhiều người đã được ông Được giúp đỡ, về tá túc ở xóm Phao. Ông Được cho biết: Đến nay, xóm đã có những gia đình 2, 3 thế hệ chung sống. Để có chỗ chui ra chui vào, các hộ dân nơi đây đã tự xây nhà bằng những tấm gỗ ép, tấm bìa carton, tấm bạt lượm nhặt được rồi lợp mái bằng proximang trên những chiếc thùng phuy tại mép sông Hồng. Còn để có cái ăn, cái mặc và cho con đi học...., họ làm các công việc như: bốc vác thuê trong chợ, đi nhặt ve chai, đồng nát, bưng bê tại các nhà hàng, quán ăn hoặc bán ngô, khoai,... Với thu nhập từ 30.000-100.000, 200.000 đồng /ngày.... để sống qua ngày, họ không dám nghĩ đến chuyện thuê nhà để ở. Cuộc sống không điện, không nước sạch, không có hộ khẩu, sinh hoạt hàng ngày của 100 con người ở xóm Pháo thiếu thốn, khó khăn đủ bề.

Ông Nguyễn Văn Được và một số người dân xóm Phao bày tỏ: “Trời nắng thì không sao nhưng trời mưa thì vất vả lắm, đi đường trơn ngã oành oạch. Đường đi này mới hôm vừa rồi mới được rải đá, nếu mà nước lên to thì ngập thẳng băng, phải kéo lên mãi trên kia, từ chỗ dưới này lên quán nước trên kia là ngập đầu luôn”.

Có những người đã gắn bó nửa đời ở xóm Phao, và cũng có người về ngụ cư ở đây khoảng 5,6 năm nay. Trong đó, có khoảng 10 hộ còn giấy tờ, chứng minh thư nhân dân, quê quán. 20 hộ còn lại hầu như không có giấy tờ tùy thân. Và dù không có tấm sổ đỏ nào được cấp thì những túp lều tạm bợ, những chiếc thuyền lênh đênh neo đậu trên bãi bồi với mỗi nóc nhà rộng chừng hơn chục mét vuông vẫn là chốn nương thân bình yên của họ. Vì vậy, khi biết tin về Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, các hộ dân đều bày tỏ: Việc quy hoạch lại sông Hồng tạo không gian kiến trúc đô thị là điều vô cùng cần thiết để thành phố có diện mạo mới và hiện đại. Người dân xóm Phao và những người sống dọc hai bờ sông Hồng dù cảm thấy băn khoăn trước nỗi lo về chỗ ở và sinh kế trong tương lai, nhưng họ đều rất ủng hộ. Vì lợi ích chung để Hà Nội phát triển hơn, đẹp hơn trong tương lai, người dân trong xóm sẽ nghiêm túc thực hiện việc di dời.

Tuy vậy, phải di dời về đâu, đó vẫn là băn khoăn của các gia đình ở xóm Phao. Nhiều người bày tỏ và mong chờ Hà Nội có một quyết sách hợp tình, hợp lý và nhân văn với 100 người đang sinh sống ở xóm Phao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Linh hồn sống” của xóm ngụ cư trên bãi giữa sông Hồng
"Linh hồn sống” của xóm ngụ cư trên bãi giữa sông Hồng

VOV.VN - Không chỉ giúp người dân có kế sinh nhai, ông Được “đen” còn góp phần mang “con chữ” đến với những đứa trẻ tại xóm Phao, khu bãi giữa sông Hồng.

"Linh hồn sống” của xóm ngụ cư trên bãi giữa sông Hồng

"Linh hồn sống” của xóm ngụ cư trên bãi giữa sông Hồng

VOV.VN - Không chỉ giúp người dân có kế sinh nhai, ông Được “đen” còn góp phần mang “con chữ” đến với những đứa trẻ tại xóm Phao, khu bãi giữa sông Hồng.

Mơ ước giản dị mà xa xôi của người dân bãi giữa sông Hồng
Mơ ước giản dị mà xa xôi của người dân bãi giữa sông Hồng

VOV.VN - Bước sang năm mới Tân Sửu 2021, người dân bãi giữa sông Hồng (Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) chỉ mong ước có một cuộc sống yên bình, đủ ăn. Đơn sơ, giản dị là vậy nhưng ước mơ ấy vẫn thật xa xôi.

Mơ ước giản dị mà xa xôi của người dân bãi giữa sông Hồng

Mơ ước giản dị mà xa xôi của người dân bãi giữa sông Hồng

VOV.VN - Bước sang năm mới Tân Sửu 2021, người dân bãi giữa sông Hồng (Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) chỉ mong ước có một cuộc sống yên bình, đủ ăn. Đơn sơ, giản dị là vậy nhưng ước mơ ấy vẫn thật xa xôi.

Cuộc sống người dân bãi giữa đảo lộn vì nước sông Hồng dâng cao
Cuộc sống người dân bãi giữa đảo lộn vì nước sông Hồng dâng cao

VOV.VN - Mưa trong nhiều ngày, cùng với việc thủy điện Hòa Bình xả lũ khiến mực nước sông Hồng lên cao, cuộc sống người dân bãi giữa đảo lộn.

Cuộc sống người dân bãi giữa đảo lộn vì nước sông Hồng dâng cao

Cuộc sống người dân bãi giữa đảo lộn vì nước sông Hồng dâng cao

VOV.VN - Mưa trong nhiều ngày, cùng với việc thủy điện Hòa Bình xả lũ khiến mực nước sông Hồng lên cao, cuộc sống người dân bãi giữa đảo lộn.