Hiểm họa từ những cây cầu dân sinh ở vùng rốn lũ Quảng Trị

VOV.VN - Hiện nay, nhiều cây cầu dân sinh ở Quảng Trị xuống cấp nghiêm trọng. Mùa mưa lũ, các cây cầu này trở thành mối nguy hiểm đe doạ tính mạng người dân.

Chiếc cầu Trâm Lý thuộc xã Hải Quy bắc qua sông Nhùng nối xã Hải Quy và các xã lân cận ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, sau hơn 32 năm sử dụng, đến nay cây cầu xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ bị lũ cuốn trôi bất cứ lúc nào. 

Cầu Trâm Lý được xây dựng từ năm 1985 đã xuống cấp nghiêm trọng
Ông Võ Triệu, ở làng Trâm Lý, xã Hải Quy cho biết, mỗi lần đi qua chiếc cầu này ai cũng lo sợ vì cầu yếu, hư hỏng nhiều: "Cầu này quá lâu rồi, giờ phần dầm đã gãy, đứt, phần bê tông vì ngày xưa không có tiền nên đổ xấu thành ra giờ kết cấu kém, xe chạy thì rung. Vào mùa lũ, hai đầu nước ngập lút, ở giữa không đi được".

Cầu tạm do người dân tự xây dựng có nguy cơ bị cuốn trôi khi lũ về
Một cây cầu khác cũng đáng lo sợ trong mùa mưa lũ. Đó là cầu Xóm Sen bắc ngang qua sông Bến Đá. Mỗi ngày, hàng trăm hộ dân ở thôn Mỵ Trường, xã Hải Trường, huyện Hải Lăng qua lại chiếc cầu này. Cầu rộng hơn 1 mét do người dân tự làm bằng cách ghép các tấm bê tông lại với nhau. Đã hơn 40 năm sử dụng, chiếc cầu không được sửa chữa, nâng cấp đang hư hỏng nặng. Chỉ cần một người chạy xe máy đi qua cũng làm cầu rung lắc. Đã vậy, chiếc cầu này lại không có lan can càng thêm nguy hiểm, nhất là vào mùa lũ. 

Ông Trần Kim Cương, Phó Trưởng Phòng Kinh tế- Hạ tầng huyện Hải Lăng cho biết: Cả huyện có gần 170 chiếc cầu dân sinh thì khoảng 40 chiếc cầu đang xuống cấp nghiêm trọng: "Cầu đã xuống cấp, về mùa mưa lũ gây ách tắc, chia cắt hoàn toàn, không thể tham gia lưu thông được, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân rất lớn. Nguồn kinh phí của huyện rất nhỏ, không thể đầu tư trang trải, xây dựng mới những chiếc cầu này để đáp ứng kịp thời cho nhân dân đi lại".

Học sinh đi học qua cầu tạm nguy hiểm
Ông Nguyễn Giáp, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cho biết, huyện nhiều lần đề nghị với cấp trên xây dựng cầu mới nhưng chưa có kinh phí sửa chữa, nâng cấp: "Trước mắt, để bảo đảm an toàn cho người dân thì huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, dân quân, công an cắm các biển báo, cảnh giác cho người dân không đi qua những vùng ngập lụt và nguy hiểm đến tính mạng. Biện pháp lâu dài là trên cơ sở xã hội hóa, huyện kêu gọi các doanh nghiệp và nhờ hỗ trợ của cấp trên để từng bước xây dựng các cầu có nguy cơ ảnh hưởng đi lại, đời sống của người dân"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vẫn chưa tìm thấy 3 nạn nhân vụ sập cầu Vòm ở Tuyên Quang
Vẫn chưa tìm thấy 3 nạn nhân vụ sập cầu Vòm ở Tuyên Quang

VOV.VN - Lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mất tích sau sự cố sập cầu Vòm nhà máy thủy điện ICT ở Tuyên Quang.

Vẫn chưa tìm thấy 3 nạn nhân vụ sập cầu Vòm ở Tuyên Quang

Vẫn chưa tìm thấy 3 nạn nhân vụ sập cầu Vòm ở Tuyên Quang

VOV.VN - Lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mất tích sau sự cố sập cầu Vòm nhà máy thủy điện ICT ở Tuyên Quang.

Xác định nguyên nhân sập cầu sông Hoàng
Xác định nguyên nhân sập cầu sông Hoàng

VOV.VN - Chiếc tàu chở cát bị đứt neo, mất lái, trôi tự do rồi đâm sập cây cầu, một phụ nữ đi trên cầu rơi thẳng xuống sông.  

Xác định nguyên nhân sập cầu sông Hoàng

Xác định nguyên nhân sập cầu sông Hoàng

VOV.VN - Chiếc tàu chở cát bị đứt neo, mất lái, trôi tự do rồi đâm sập cây cầu, một phụ nữ đi trên cầu rơi thẳng xuống sông.  

Sập cầu Thia, 6 người mất tích, nghi có 1 phóng viên TTXVN
Sập cầu Thia, 6 người mất tích, nghi có 1 phóng viên TTXVN

VOV.VN - Kể từ thời điểm cầu Thia bị sập đến nay, một phóng viên của TTXVN, sinh năm 1988 bị mất liên lạc.

Sập cầu Thia, 6 người mất tích, nghi có 1 phóng viên TTXVN

Sập cầu Thia, 6 người mất tích, nghi có 1 phóng viên TTXVN

VOV.VN - Kể từ thời điểm cầu Thia bị sập đến nay, một phóng viên của TTXVN, sinh năm 1988 bị mất liên lạc.