Nhà khoa học xuất sắc Việt Nam năm 2016 khởi nghiệp từ niềm đam mê

VOV.VN-Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùa cho rằng, muốn khởi nghiệp thành công, các nhà khoa học phải vượt qua khó khăn, luôn nuôi dưỡng niềm đam mê trong nghiên cứu.

Ngay từ nhỏ, nhà khoa học Nguyễn Thị Mùa (sinh năm 1976) đã thích thú tìm hiểu những thiết bị nghe nhìn. Chị là một trong 5 nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam vừa nhận Giải thưởng Khoa học L'Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học năm 2016.

Đến năm cấp II, sự yêu thích môn Vật lý và niềm đam mê khám phá những thiết bị trong cuộc sống đã được định hình rất rõ khi chị có thể dành nhiều thời gian lắp ghép những mạch điện nhỏ để phát ra âm thanh của tiếng đài cassete. Sự yêu thích này cũng là tiền đề dẫn dắt chị khởi nghiệp bằng con đường nghiên cứu vật liệu chống cháy.

Với tấm bằng ĐH và luận án Cao học đạt thành tích xuất sắc, chị Nguyễn Thị Mùa được tuyển dụng vào giảng dạy môn Truyền nhiệt ở ĐH Phòng cháy chữa cháy.

Trước thực tế trong những năm gần đây, tình trạng cháy nổ diễn ra thường xuyên và phức tạp, nhận thấy sự truyền nhiệt sẽ tác động rất lớn đến công tác phòng cháy, chữa cháy, chị Nguyễn Thị Mùa đã nung nấu nghiên cứu vật liệu chống cháy, cách nhiệt hiệu quả nhất.

Trong những vụ cháy, ngọn lửa thường bùng phát rất nhanh và lớn dần. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chiến sĩ cứu hỏa. Muốn dập cháy hiệu quả, các chiến sĩ phải được đảm bảo an toàn về tính mạng thì mới có thể xông vào nơi có sự cố và bảo vệ tính mạng cho người khác.

Với ý nghĩ như vậy, từ năm 2000, nhà khoa học Nguyễn Thị Mùa mong muốn thiết kế những bộ trang phục với chất liệu vải có thể chống cháy, tiếp xúc với lửa tốt cho các chiến sĩ.

Từ những ý tưởng đó và sau nhiều lần tìm hiểu, thử nghiệm, đến nay, kết quả nghiên cứu của nhà khoa học Nguyễn Thị Mùa đã được ứng dụng trong chế tạo thành công mẫu vật liệu chịu nhiệt chứa Ne với các thông số đạt tiêu chuẩn Việt Nam và nước ngoài như độ bền nhiệt đến 554oC, độ bền cơ học >20kN/m và thời gian chịu nhiệt 15 phút. Nghiên cứu cũng đã được ứng dụng trong chế tạo mẫu vải chịu nhiệt chứa Ne dùng trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Kết quả đo tính chất và thử nghiệm đốt mẫu vải cho thấy, có một số chỉ tiêu kỹ thuật vượt mức như mẫu vải không cháy khi thử nghiệm theo Tiêu chuẩn ASTM D 1230-94.

Với những thành công trong nghiên cứu, tiến sĩ Nguyễn Thị Mùa vừa được nhận Giải thưởng Khoa học L'Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học năm 2016.

Nhà khoa học Nguyễn Thị Mùa

Niềm đam mê sẽ giúp nhà khoa gặt hái được thành công

Chia sẻ về những chặng đường tiếp theo trên con đường nghiên cứu khoa học, tiến sĩ Nguyễn Thị Mùa cho biết, chị đang ấp ủ tìm hiểu về các chất liệu, vật liệu có thể cách nhiệt, chịu nhiệt cao, ngăn được bức xạ nhiệt và kéo dài thời gian truyền dẫn lửa trên các loại vải hay ở các loại gỗ với chi phí thấp. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân có thể phòng, chống cháy nổ và đảm bảo an toàn cho các chiến sĩ cảnh sát trực tiếp tham gia chữa cháy.

Nếu như đối với các bạn trẻ hay các doanh nghiệp mới khởi nghiệp cần có kiến thức và một số vốn đầu tư ban đầu thì các nhà khoa học muốn khởi nghiệp thành công phải biết vượt qua những khó khăn, luôn nuôi dưỡng niềm đam mê trong nghiên cứu, khám phá những tri thức mới của nhân loại...

Nhà khoa học Nguyễn Thị Mùa tâm sự: “Trong nghiên cứu khoa học, phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn vì còn phải lo việc gia đình và con cái. Muốn vừa làm tốt công việc nghiên cứu vừa đảm nhiệm thiên chức làm vợ, làm mẹ, họ phải phải biết vượt qua khó khăn và phải biết sắp xếp mọi việc một cách khoa học.

Thất bại trong nghiên cứu khoa học là chuyện hết sức bình thường. Có thể một mẫu vật thử nghiệm hôm nay không thành công theo lịch trình và thời gian như mong đợi nên đòi hỏi các nhà khoa học phải làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi ra kết quả khả quan nhất.

Có những thí nghiệm đòi hỏi nhà khoa học phải thức trọn đêm khuya ở nơi làm việc hay rời khỏi nhà từ tờ mờ sáng trong thời tiết mưa gió, rét buốt. Nếu không nuôi dưỡng niềm đam mê và sự tận tụy trong nghiên cứu, chịu khó vượt qua khó khăn và cả những thất bại trong nghề nghiệp thì các nhà khoa học không thể có những công trình hữu ích phục vụ thiết thực trong cuộc sống xã hội và mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước”.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùa cho biết, có được những thành công trong nghiên cứu khoa học hôm nay, chị thầm biết ơn người cha đã mất. Ông là một thương binh tận tụy trong công việc và đã truyền cho chị niềm đam mê, sự kiên trì theo đuổi  nghiên cứu khoa học.

Không chỉ say mê với công việc, tiến sĩ Nguyễn Thị Mùa còn tích cực hướng dẫn các sinh viên, nghiên cứu sinh tham gia công tác nghiên cứu khoa học.

Với lòng nhiệt tình và kinh nghiệm thực tế tích lũy được, nhà khoa học Nguyễn Thị Mùa đã gieo vào lòng học trò của mình sự tự tin, vươn đến ước mơ cao hơn, xa hơn, khát vọng chinh phục những đỉnh cao của khoa học công nghệ. Bởi với chị, đây chính là hành trang để các nhà khoa học trẻ khởi nghiệp và tiến xa hơn trên con đường nghiên cứu khoa học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

4 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới nói lên điều gì?
4 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới nói lên điều gì?

Bốn nhà khoa học đã khẳng định, tiềm năng trí tuệ của người Việt không phải là không thể vươn tới đỉnh cao của thế giới. 

4 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới nói lên điều gì?

4 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới nói lên điều gì?

Bốn nhà khoa học đã khẳng định, tiềm năng trí tuệ của người Việt không phải là không thể vươn tới đỉnh cao của thế giới. 

Nhà khoa học nữ đem lại ánh sáng cho bệnh nhân
Nhà khoa học nữ đem lại ánh sáng cho bệnh nhân

VOV.VN - Bằng cách nuôi tạo tấm biểu mô từ các nguồn tế bào gốc khác nhau, PGS.TS Nguyễn Thị Bình đã đem lại ánh sáng cho nhiều bệnh nhân…

Nhà khoa học nữ đem lại ánh sáng cho bệnh nhân

Nhà khoa học nữ đem lại ánh sáng cho bệnh nhân

VOV.VN - Bằng cách nuôi tạo tấm biểu mô từ các nguồn tế bào gốc khác nhau, PGS.TS Nguyễn Thị Bình đã đem lại ánh sáng cho nhiều bệnh nhân…

Hai nhà khoa học đoạt giải Kovalevskaia với các công trình nổi tiếng
Hai nhà khoa học đoạt giải Kovalevskaia với các công trình nổi tiếng

VOV.VN - Hai nhà khoa học Việt Nam nhận giải Kovalevskaia được biết đến với các công trình nổi tiếng về nghiên cứu sinh học và y tế.

Hai nhà khoa học đoạt giải Kovalevskaia với các công trình nổi tiếng

Hai nhà khoa học đoạt giải Kovalevskaia với các công trình nổi tiếng

VOV.VN - Hai nhà khoa học Việt Nam nhận giải Kovalevskaia được biết đến với các công trình nổi tiếng về nghiên cứu sinh học và y tế.

4 nhà khoa học Việt Nam có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2015
4 nhà khoa học Việt Nam có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2015

VOV.VN -Bốn nhà khoa học Việt Nam nằm trong danh sách các nhà khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2015.

4 nhà khoa học Việt Nam có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2015

4 nhà khoa học Việt Nam có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2015

VOV.VN -Bốn nhà khoa học Việt Nam nằm trong danh sách các nhà khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2015.

Nhiều nhà khoa học giải thưởng Nobel sẽ có mặt tại Việt Nam
Nhiều nhà khoa học giải thưởng Nobel sẽ có mặt tại Việt Nam

VOV.VN -Các giáo sư sẽ tham dự Hội nghị đặc biệt “Khoa học cơ bản và Xã hội” được tổ chức tại tỉnh Bình Định vào tháng 7/2016.

Nhiều nhà khoa học giải thưởng Nobel sẽ có mặt tại Việt Nam

Nhiều nhà khoa học giải thưởng Nobel sẽ có mặt tại Việt Nam

VOV.VN -Các giáo sư sẽ tham dự Hội nghị đặc biệt “Khoa học cơ bản và Xã hội” được tổ chức tại tỉnh Bình Định vào tháng 7/2016.

Khi nhà khoa học nữ nghỉ hưu, họ mong muốn gì?
Khi nhà khoa học nữ nghỉ hưu, họ mong muốn gì?

VOV.VN - Nghỉ hưu ở tuổi 55, nhiều nhà khoa học nữ có kinh nghiệm, chuyên môn tốt  cảm thấy hụt hẫng vì không được theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học.

Khi nhà khoa học nữ nghỉ hưu, họ mong muốn gì?

Khi nhà khoa học nữ nghỉ hưu, họ mong muốn gì?

VOV.VN - Nghỉ hưu ở tuổi 55, nhiều nhà khoa học nữ có kinh nghiệm, chuyên môn tốt  cảm thấy hụt hẫng vì không được theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học.