Hiệu phó Bách khoa HN: "Vào đây không có chuyện xả hơi... mỗi năm 800 em ra khỏi trường"

VOV.VN - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, thí sinh thi mỗi môn đạt 8 điểm mới may ra có cơ hội vào trường, đầu vào khó và đầu ra cũng rất khó. Mỗi năm có đến 700-800 em phải ra khỏi hệ chính quy do không đảm bảo yêu cầu.

Đây là thông tin được đưa ra tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2021 được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội hôm nay (11/4).

Một phụ huynh có con mong muốn đăng ký vào ĐH Bách khoa Hà Nội đặt câu hỏi rằng nhiều sinh viên cho biết việc vào trường đã khó, nhưng trụ lại càng khó hơn. Có những lớp 70% sinh viên trượt môn. Vậy tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và ra trường đúng thời hạn ra sao?

Giải đáp thắc mắc của phụ huynh, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho thẳng thắn cho biết: "Bách khoa Hà Nội vào khó, học lại càng khó, yêu cầu các em phải thực sự cố gắng, đảm bảo phong độ trong suốt quá trình học, không thể có chuyện vào trường rồi xả hơi. Đương nhiên, sau khi tốt nghiệp hứa hẹn công việc sẽ rất tốt, không có thành công nào lại không trải qua vất vả. Mỗi năm trường có khoảng 700-800 em bị buộc thôi học hệ chính quy do không đảm bảo những quy định của nhà trường. Trong đó có đến 70-80% các em sa đà, không có mục tiêu, định hướng rõ ràng và game online là thủ phạm chính", thầy Điền nói.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng cho biết, trong quá trình học sẽ có sự phân hóa rất lớn, vẫn có khoảng 70% sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi. Đại học là quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của sinh viên, hiện nay các trường không chỉ quan tâm đến kiến thức, mà còn rất chú trọng đến thái độ học tập, các kỹ năng... nếu không đáp ứng được những yêu cầu này các em có thể bị buộc thôi học. 

Nói về mức điểm để đỗ vào ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền dự báo: "Thí sinh xét tuyển bằng 3 môn, mỗi môn đạt ít nhất 8 điểm mới có cơ hội trúng tuyển, nhưng cũng chỉ vào những ngành bình thường".

Một số thí sinh cũng băn khoăn về mức điểm "khủng" của ngành công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đưa ra lời khuyên cho thí sinh, PGS.TS Nguyễn Phong Điền dự báo trong vòng 5 năm tới sẽ cần khoảng 1 triệu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin. Công nghệ đang len lỏi vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống, được coi là giải pháp căn bản, vấn đề chuyển đổi số cũng được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Do đó có thể thấy ngành công nghệ thông tin vẫn là lĩnh vực "hot".

"Bách khoa Hà Nội tập trung vào 3 lĩnh vực chính là Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, công nghệ thông tin truyền thống. Riêng với ngành khoa học máy tính, nếu như năm ngoái ra khỏi phòng thi mà các em phải chắc được mỗi môn 10 điểm thì mới mong đỗ", thầy Điền nói.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng khuyên thí sinh nên cân nhắc giữa năng lực của bản thân và mong muốn khi đăng ký xét tuyển đại học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lo ngại số lượng thí sinh tăng, cuộc đua vào đại học "nóng" hơn mọi năm?
Lo ngại số lượng thí sinh tăng, cuộc đua vào đại học "nóng" hơn mọi năm?

VOV.VN - Nhiều thí sinh đang lo ngại về việc số lượng thí sinh năm nay tăng cao hơn so với những năm trước có thể khiến cuộc đua vào các trường đại học cam go hơn.

Lo ngại số lượng thí sinh tăng, cuộc đua vào đại học "nóng" hơn mọi năm?

Lo ngại số lượng thí sinh tăng, cuộc đua vào đại học "nóng" hơn mọi năm?

VOV.VN - Nhiều thí sinh đang lo ngại về việc số lượng thí sinh năm nay tăng cao hơn so với những năm trước có thể khiến cuộc đua vào các trường đại học cam go hơn.

Học ngành gì để ra trường có việc tốt, lương cao?
Học ngành gì để ra trường có việc tốt, lương cao?

VOV.VN - Chỉ còn ít ngày nữa các thí sinh trên cả nước sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học. Vấn đề về chọn ngành, chọn nghề, cơ hội việc làm sau khi ra trường đang được nhiều em quan tâm.

Học ngành gì để ra trường có việc tốt, lương cao?

Học ngành gì để ra trường có việc tốt, lương cao?

VOV.VN - Chỉ còn ít ngày nữa các thí sinh trên cả nước sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học. Vấn đề về chọn ngành, chọn nghề, cơ hội việc làm sau khi ra trường đang được nhiều em quan tâm.