Đắk Lắk khó khăn giải quyết việc thiếu giáo viên

VOV.VN - Năm học 2021-2022, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục thiếu giáo viên trầm trọng khi khuyết tới hơn 1.300 vị trí giáo viên ở các cấp học, nhất là ở bậc mầm non và tiểu học. để thực hiện chương trình phổ thông mới.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có hơn 36.200 cán bộ, giáo viên, nhân viên từ bậc mầm non đến PTTH. Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt gần 67,6%.

Năm 2019, Đắk Lắk được bổ sung hơn 880 giáo viên mầm non và đã được phân bổ trong năm 2020 ở những nơi thiếu giáo viên mầm non. Tuy nhiên, năm học 2021-2022, toàn tỉnh vẫn thiếu hơn 1.300 giáo viên ở các cấp học. Trong đó, thiếu hơn 680 giáo viên ở bậc mầm non và 620 giáo viên bậc tiểu học. Thiếu nhiều nhất vẫn là các trường ở Thành phố Buôn Ma Thuột.

Nói về nguyên nhân thiếu giáo viên, ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, do việc biến động về quy mô, cơ cấu lại các trường, thực hiện tinh giản biên chế hàng năm và do tăng dân số cơ học tại một số khu vực trung tâm huyện, thị xã, thành phố. Mặt khác, hiện nay cơ quan chuyên môn là Sở GD-ĐT nhưng lại không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên cho nên không chủ động được trong việc điều tiết số lượng thừa - thiếu, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học.

Ông Phạm Đặng Khoa cho biết, để đáp ứng được yêu cầu về giáo dục, nhất là đội ngũ giáo viên để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, thời gian tới, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk tiếp tục rà soát, cân đối, điều chuyển, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên  giữa nơi thừa và nơi thiếu. Đồng thời, tỉnh Đắk Lắk cũng đang đề nghị Bộ Nội vụ bổ sung biên chế, tuyển dụng thêm giáo viên.

“Để chuẩn bị cho năm học mới, chúng tôi đang đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ và UBND các huyện bố trí điều động giáo viên từ chỗ thừa sang chỗ thiếu và Sở Nội vụ khi cắt giảm giáo viên theo chỉ đạo chung của chính phủ thì ưu tiên cho ngành học mầm non”, ông Khoa nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hỗ trợ giáo viên đại trà tự bồi dưỡng, giáo viên cốt cán “được nhiều hơn mất”
Hỗ trợ giáo viên đại trà tự bồi dưỡng, giáo viên cốt cán “được nhiều hơn mất”

VOV.VN - Mất thời gian, mất công, mất sức hỗ trợ những đồng nghiệp là giáo viên đại trà bồi dưỡng, chuẩn bị cho Chương trình GDPT mới, nhưng những giáo viên cốt cán lại rất hào hứng, bởi thông qua đó, họ học thêm nhiều kinh nghiệm, năng lực mới.

Hỗ trợ giáo viên đại trà tự bồi dưỡng, giáo viên cốt cán “được nhiều hơn mất”

Hỗ trợ giáo viên đại trà tự bồi dưỡng, giáo viên cốt cán “được nhiều hơn mất”

VOV.VN - Mất thời gian, mất công, mất sức hỗ trợ những đồng nghiệp là giáo viên đại trà bồi dưỡng, chuẩn bị cho Chương trình GDPT mới, nhưng những giáo viên cốt cán lại rất hào hứng, bởi thông qua đó, họ học thêm nhiều kinh nghiệm, năng lực mới.

Thiếu giáo viên Ngoại ngữ, Tin học khi thực hiện Chương trình GDPT mới
Thiếu giáo viên Ngoại ngữ, Tin học khi thực hiện Chương trình GDPT mới

VOV.VN - Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 2, lớp 3 ở nhiều địa phương đang dần khó khăn do thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn Ngoại ngữ và Tin học. 

Thiếu giáo viên Ngoại ngữ, Tin học khi thực hiện Chương trình GDPT mới

Thiếu giáo viên Ngoại ngữ, Tin học khi thực hiện Chương trình GDPT mới

VOV.VN - Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 2, lớp 3 ở nhiều địa phương đang dần khó khăn do thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn Ngoại ngữ và Tin học. 

Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?
Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?

VOV.VN - Thiếu giáo viên nhưng không được tuyển dụng, hoặc không có nguồn tuyển là vấn đề nóng mà nhiều địa phương đề cập tại các hội nghị của ngành Giáo dục và Đào tạo thời gian vừa qua.

Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?

Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?

VOV.VN - Thiếu giáo viên nhưng không được tuyển dụng, hoặc không có nguồn tuyển là vấn đề nóng mà nhiều địa phương đề cập tại các hội nghị của ngành Giáo dục và Đào tạo thời gian vừa qua.