Cô giáo trẻ với mô hình “Lớp học xuyên biên giới”

VOV.VN - Ở một huyện vùng cao của tỉnh Phú Thọ có những lớp học đặc biệt, ở đó, có những học sinh dân tộc thiểu sổ có thể học và sử dụng tiếng Anh lưu loát, tự tin.

Đó là nỗ lực của cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên trường THPT Hương Cần, người đã đem đến cho các học sinh vùng cao niềm đam mê tiếng Anh với “Lớp học xuyên biên giới”. Từ những sáng tạo trong giảng dạy, Cô giáo Hà Ánh Phượng là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương trong tháng thanh niên năm nay.

Những học sinh dân tộc thiểu số có thể nói tiếng Anh lưu loát như vậy là nhờ nỗ lực của cô giáo người dân tộc Mường Hà Ánh Phượng, trường THPT Hương Cần, tỉnh Phú Thọ. Với mô hình “lớp học xuyên biên giới”, cô Phượng đã giúp học sinh có thể vừa học các môn Toán, Lý, Hóa, lịch sử vừa giao lưu trực tuyến với bạn bè ở 40 quốc gia từ khắp các châu lục trên thế giới để nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh.  Em Đinh Thị Nga học sinh trường THPT Hương Cần chia sẻ: "Em cảm thấy rất hứng thú với lớp học tiếng anh vì em có thể giao tiếp với người nước ngoài, quảng bá nền văn hóa của Việt Nam và học hỏi thêm những nền văn hóa của các nước bạn".

thu_chuc_mung.jpg

Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu của Trường Đại học Hà Nội, cô giáo Hà Ánh Phượng đã từ chối nhiều cơ hội làm việc với mức lương hấp dẫn để tiếp tục theo học thạc sỹ ngành Sư phạm tiếng Anh và trở về quê hương thực hiện ước mơ đứng trên bục giảng từ năm 2016. Cô giáo Hà Ánh Phượng đã tìm tòi tham gia diễn đàn giáo viên sáng tạo của Microsoft và áp dụng “Lớp học xuyên biên giới” kết nối với lớp học ở các nước không quá chênh lệch múi giờ, để học sinh có thể trải nghiệm.

Cô giáo Hà Ánh Phượng chia sẻ: "Tôi nhận ra rằng mình đang truyền cảm hứng lớn, nguồn năng lượng tích cực cho các em học sinh, đặc biệt là những em học sinh người dân tộc thiểu số hiểu rằng ở bất cứ nơi nào nếu các em có sự cố gắng thì ở đó sẽ có sự nở hoa".

Phương pháp học tiếng Anh của cô Hà Ánh Phương rất đơn giản. Chỉ cần một chiếc máy tính xách tay, một tài khoản skype và tham gia diễn đàn giáo viên toàn cầu cùng với một đường truyền internet ổn định là có thể kết nối với hàng nghìn giáo viên, học sinh trên toàn thế giới. Sau một năm học theo mô hình này, học sinh của cô Phượng không còn rụt rè mà đã tự tin giao tiếp với những người bạn nước ngoài. Những tiết học tiếng Anh hiệu quả, học sinh được trải nghiệm và du lịch qua màn ảnh nhỏ. Một học sinh ở Mỹ, một học sinh ở Ấn Độ, một học sinh ở Việt Nam...Khác màu da, khoảng cách địa lý xa xôi nhưng có thể nhìn thấy nhau mỗi ngày, giao tiếp và kể cho nhau nghe những câu chuyện văn hóa, học tập và cuộc sống hàng ngày.

Thầy Nguyễn Đức Phong, Phó Hiệu trưởng trường THPT Hương Cần đánh giá: Những ý tưởng đổi mới, sáng tạo trong lớp học xuyên biên giới của cô được lan tỏa tích cực tới các môn học khác trong trường: "Phương pháp giảng dạy của cô Phượng đã có sự lan tỏa trong trường, nhà trường tổ chức dạy các môn cơ bản và các em học sinh rất hào hứng phấn khởi với phương pháp này".

Không chỉ tận tâm với giờ dạy trên lớp, vào thời gian rảnh rỗi cô giáo Hà Ánh Phượng còn về tận bản để phụ đạo thêm kỹ năng tiếng Anh cho các em dân tộc thiểu số có năng khiếu. Bà Vũ Thị Nga, ở xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn cho biết: "Tôi thấy cô Phượng nhiệt tình, chịu khó thăm hỏi giúp đỡ các cháu học sinh, bà con trong xóm làng vận động để cho các cháu đi học tiếng anh sớm".

Cùng với đó, cô Phượng còn hợp tác với các giáo viên tiếng Anh ở châu Á, châu Phi, châu Âu và Mỹ để kết nối dạy học miễn phí cho học sinh người dân tộc thiểu số và học sinh nghèo ở các nước khác trên thế giới. Với những nỗ lực sáng tạo trong giảng dạy của mình, năm 2020 cô Hà Ánh Phượng là giáo viên duy nhất của Việt Nam được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lựa chọn trong chương trình thủ lĩnh Đông Nam Á và là giáo viên duy nhất của Việt Nam lọt vào top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu do tổ chức Varkey Foundation trụ sở tại Luân Đôn (Anh) bầu chọn. 

Trong tháng thanh niên năm nay, cô Hà Ánh Phượng cũng được tuyên dương là 1 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020. Dù đạt được những thành tích ấy, cô giáo Phượng vẫn chưa bao giờ có ý nghĩ dừng phấn đấu, bởi với cô, người dạy học phải là người không bao giờ ngừng học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cô giáo trường làng được phong tặng Nhà giáo Nhân dân
Cô giáo trường làng được phong tặng Nhà giáo Nhân dân

Cùng với 17 giáo sư, phó giáo sư trên cả nước, cô Huỳnh Thị Phương Thảo là giáo viên duy nhất đến từ bậc học phổ thông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (NGND) năm 2020.

Cô giáo trường làng được phong tặng Nhà giáo Nhân dân

Cô giáo trường làng được phong tặng Nhà giáo Nhân dân

Cùng với 17 giáo sư, phó giáo sư trên cả nước, cô Huỳnh Thị Phương Thảo là giáo viên duy nhất đến từ bậc học phổ thông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (NGND) năm 2020.

Cô giáo dân tộc Mường lọt "bảng vàng" 10 giáo viên toàn cầu
Cô giáo dân tộc Mường lọt "bảng vàng" 10 giáo viên toàn cầu

VOV.VN - Cô giáo tiếng Anh Hà Ánh Phượng, Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ vừa vinh dự lọt top 10 giáo viên toàn cầu do Varkey Foundation bình chọn.

Cô giáo dân tộc Mường lọt "bảng vàng" 10 giáo viên toàn cầu

Cô giáo dân tộc Mường lọt "bảng vàng" 10 giáo viên toàn cầu

VOV.VN - Cô giáo tiếng Anh Hà Ánh Phượng, Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ vừa vinh dự lọt top 10 giáo viên toàn cầu do Varkey Foundation bình chọn.

Cô giáo dùng cải lương dạy Truyện Kiều được tặng bằng khen
Cô giáo dùng cải lương dạy Truyện Kiều được tặng bằng khen

VOV.VN - Cô Huỳnh Sơn Ca được tặng bằng khen vì có thành tích trong việc sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Cô giáo dùng cải lương dạy Truyện Kiều được tặng bằng khen

Cô giáo dùng cải lương dạy Truyện Kiều được tặng bằng khen

VOV.VN - Cô Huỳnh Sơn Ca được tặng bằng khen vì có thành tích trong việc sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.