Ảnh hưởng dịch Covid-19, ít thí sinh quan tâm đến ngành học Du lịch

VOV.VN - Theo các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua lĩnh vực nhà hàng, khách sạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cũng bởi vậy trong mùa tư vấn tuyển sinh năm nay rất ít thí sinh quan tâm tới những ngành nghề này.

Chọn ngành chọn nghề là vấn đề được phụ huynh và học sinh cuối cấp quan tâm hơn bao giờ hết khi thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học đang đến gần. Qua công tác tư vấn hướng nghiệp trực tiếp cho các thí sinh  lớp 12, TS Nguyễn Đào Tùng, Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, tại ngày ngội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp được tổ chức mới đây, tổ tư vấn nhận được rất ít những câu hỏi liên quan đến lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn.

TS Nguyễn Đào Tùng cho rằng, nguyên nhân chính do dịch Covid-19 khiến những ngành này bị ảnh hưởng nặng nề, do đó thí sinh cũng e ngại hơn khi lựa chọn ngành nghề. Tuy nhiên, hiện nay dịch bệnh đang được khống chế tốt, nền kinh tế đã dần phục hồi. Trong khi đó, phát triển du lịch là chiến lược của Chính phủ, trong thời gian 4 -5 năm tới, đây vẫn sẽ là ngành có cơ hội bùng nổ.

“Tôi thấy năm nay rất ít thí sinh quan tâm đến ngành du lịch. Nhưng như năm 2011, khi thị trường tài chính sụp đổ, cũng rất ít thí sinh đăng ký học ngành này, nhưng sau 4 năm, khóa sinh viên này lại được các ngân hàng săn đón, đến tận trường để xin người”, TS Nguyễn Đào Tùng cho biết.

Bên cạnh ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, TS Nguyễn Đào Tùng cũng cho rằng, nghề đầu bếp cũng là một trong những ngành rất tiềm năng và sẽ “bùng nổ” trong thời gian tới. Trong khi đó, để trở thành một đầu bếp giỏi được săn đón với mức lương cao lại không nhất thiết phải học đại học mà có thể tìm kiếm những ngành đào tạo ở khối cao đẳng, trường nghề…

PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng Phòng Đào tạo ĐH Ngoại thương cho biết, ngành quản trị khách sạn có rất nhiều trường đào tạo, mỗi trường hướng đến một phân khúc đầu ra khác nhau. Theo PGS.TS Vũ Thị Hiền, trước khi ra đời chương trình đào tạo Quản trị khách sạn, ĐH Ngoại thương có một quá trình chuẩn bị 5 năm với những trải nghiệm từ chương trình đào tạo ngắn hạn.

“Nguồn nhân lực làm công việc về quản trị nhà hàng khách sạn 5 sao chủ yếu là người nước ngoài và rất ít người Việt, do đó nhà trường quyết định đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho đối tượng là các khách sạn 5 sao. Chương trình của ĐH Ngoại thương cũng gắn với quản trị khách sạn 5 sao để sau khi ra trường sinh viên có thể làm trong lĩnh vực này”, PGS.TS Vũ Thị Hiền cho biết.

Còn theo ông Hà Đức Ngọc, Vụ Đào tạo chính quy (Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp – Bộ LĐ-TB-XH) cũng cho rằng, trong những năm tới, nhu cầu nhân lực ngành du lịch là rất lớn. Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương, các tỉnh đều đưa ra các giải pháp phát triển ngành du lịch, đặc biệt những tỉnh có thế mạnh về tài nguyên du lịch biển, di tích lịch sử…

Bên cạnh đó, ông Ngọc cũng cho rằng, nhu cầu về nguồn nhân rất lớn cộng thêm nhiều địa phương đang coi đây là ngành công nghiệp không khói, kinh tế mũi nhọn tập trung đầu tư để khai thác, phát triển, do đó thí sinh lựa chọn ngành về du lịch là hướng đi rất tiềm năng.

“Nhiều sinh viên trường cao đẳng du lịch được các doanh nghiệp đặt hàng ngay cả khi chưa ra trường. Đơn cử như nhiều khách sạn lớn ở Phú Quốc đến đặt hàng đào tạo với trường Cao đẳng du lịch Vũng Tàu. Theo đó, những doanh nghiệp này mời sinh viên của trường đến thực tập, hỗ trợ chỗ ăn chỗ ở và có lương hàng tháng. Ngoài các trường đại học đào tạo ngành về du lịch, nhà hàng khách sạn, các em có thể quan tâm đến các trường cao đẳng có đào tạo ngành này, bởi không phải nhà hàng khách sạn nào cũng cần đến trình độ đại học, tuy nhiên thí sinh cần chủ động trau dồi trình độ ngoại ngữ để có cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường”.

Lưu ý thí sinh trong quá trình chọn ngành, chọn nghề, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí, Phó trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, khi chọn ngành, chọn nghề cần nghĩ đến sở trường và sở thích của bản thân, không nên lựa chọn theo đám đông hoặc cảm tính. Vì khi lựa chọn 1 ngành nghề mà các em yêu thích, có thế mạnh sẽ dễ thành công hơn là một ngành xa lạ chỉ để không mang tiếng… tụt hậu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học ngành gì để ra trường có việc tốt, lương cao?
Học ngành gì để ra trường có việc tốt, lương cao?

VOV.VN - Chỉ còn ít ngày nữa các thí sinh trên cả nước sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học. Vấn đề về chọn ngành, chọn nghề, cơ hội việc làm sau khi ra trường đang được nhiều em quan tâm.

Học ngành gì để ra trường có việc tốt, lương cao?

Học ngành gì để ra trường có việc tốt, lương cao?

VOV.VN - Chỉ còn ít ngày nữa các thí sinh trên cả nước sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học. Vấn đề về chọn ngành, chọn nghề, cơ hội việc làm sau khi ra trường đang được nhiều em quan tâm.

Lo ngại số lượng thí sinh tăng, cuộc đua vào đại học "nóng" hơn mọi năm?
Lo ngại số lượng thí sinh tăng, cuộc đua vào đại học "nóng" hơn mọi năm?

VOV.VN - Nhiều thí sinh đang lo ngại về việc số lượng thí sinh năm nay tăng cao hơn so với những năm trước có thể khiến cuộc đua vào các trường đại học cam go hơn.

Lo ngại số lượng thí sinh tăng, cuộc đua vào đại học "nóng" hơn mọi năm?

Lo ngại số lượng thí sinh tăng, cuộc đua vào đại học "nóng" hơn mọi năm?

VOV.VN - Nhiều thí sinh đang lo ngại về việc số lượng thí sinh năm nay tăng cao hơn so với những năm trước có thể khiến cuộc đua vào các trường đại học cam go hơn.

Hiệu phó Bách khoa HN: "Vào đây không có chuyện xả hơi... mỗi năm 800 em ra khỏi trường"
Hiệu phó Bách khoa HN: "Vào đây không có chuyện xả hơi... mỗi năm 800 em ra khỏi trường"

VOV.VN - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, thí sinh thi mỗi môn đạt 8 điểm mới may ra có cơ hội vào trường, đầu vào khó và đầu ra cũng rất khó. Mỗi năm có đến 700-800 em phải ra khỏi hệ chính quy do không đảm bảo yêu cầu.

Hiệu phó Bách khoa HN: "Vào đây không có chuyện xả hơi... mỗi năm 800 em ra khỏi trường"

Hiệu phó Bách khoa HN: "Vào đây không có chuyện xả hơi... mỗi năm 800 em ra khỏi trường"

VOV.VN - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, thí sinh thi mỗi môn đạt 8 điểm mới may ra có cơ hội vào trường, đầu vào khó và đầu ra cũng rất khó. Mỗi năm có đến 700-800 em phải ra khỏi hệ chính quy do không đảm bảo yêu cầu.