Cái nghèo không còn đeo bám các hộ miền núi

VOV.VN - Hơn 150.000 hộ dân đã được hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững và có thu nhập đáng kể nhờ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc.

“Trao cần câu và dạy cách câu cá

Triển khai từ năm 2010 đến nay, dưới sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc với tổng vốn đầu tư 275 triệu USD, trong đó, nguồn vốn Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ là 250 triệu USD và vốn đối ứng 25 triệu USD từ ngân sách của Chính phủ đã thực hiện qua 2 giai đoạn.

Bà Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Phó Giám đốc ban Điều phối Dự án Trung ương, Chuyên viên chính vụ Kinh tế Nông nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Giai đoạn 1 (2010-2015) và giai đoạn 2 (2015-2018) triển khai tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Đây là vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất cả nước với trên 20 nhóm dân tộc thiểu số.

Gần 12.000 nhóm có cùng sở thích trong sản xuất kinh doanh (CIG) tương đương hơn 150.000 hộ dân (60% nữ giới) đã được Dự án hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững, thoát nghèo.

Theo khảo sát mới nhất của Dự án, khoảng 60% số nhóm đã duy trì hoạt động đến chu kỳ sản xuất thứ 4 trở lên; trên 85% số nhóm có sự gia tăng về sinh kế, trong đó, gần 50% nhóm gia tăng từ 50 triệu đồng trở lên.

Dự án đã thành lập được 11 hợp tác xã đa ngành, trong đó có 121 tổ hợp tác (đa ngành, trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, chế biến) với 1.782 thành viên.

Tuy nhiên, số hợp tác xã và tổ hợp tác phát triển khá ít so với tổng số 12.000 nhóm CIG.

Lý giải điều này, bà Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Phó Giám đốc ban Điều phối Dự án Trung ương, Chuyên viên chính vụ Kinh tế Nông nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: “Mô hình hoạt động nhóm sản xuất còn mới đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, hơn nữa trình độ giữa các nhóm không đồng đều. Do đó, chúng tôi cũng không đặt mục tiêu hình thành hợp tác xã.

Sau khi các nhóm thực sự vững vàng thì chúng tôi cũng hỗ trợ các nhóm kiện toàn thành các Tổ hợp tác và các thành viên nào tự nguyện, những nhóm nào sẵn sàng thì phát triển lên thành Hợp tác xã, có đăng ký với tư cách pháp nhân. Các tổ hợp tác và hợp tác xã này sẽ là những mô hình phát triển bền vững ngay cả khi dự án kết thúc”.

Với cách tiếp cận hỗ trợ người nghèo thoát nghèo bằng việc “trao cần câu và dạy cách câu cá", phát huy sức mạnh của cộng đồng, Dự án đã giúp bà con biết cách thành lập, quản lý và phát triển nhóm, biết cách cùng nhau trao đổi lựa chọn vật nuôi, cây trồng phù hợp, nắm bắt kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc cây trồng hiệu quả hơn, biết cách chia sẻ kinh nghiệm và lợi ích cũng như khó khăn...

Liên kết chặt chẽ trong sản xuất

Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển sinh kế theo nhóm, Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc cũng đã hỗ trợ xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương để phục vụ sản xuất.

Tính đến nay, Dự án đã sữa chữa, xây mới hơn 3.500 đường nông thôn; hoàn thiện đưa vào sửa dụng trên 3.000 công trình cầu, cống, công trình cấp nước sạch, công trình thuỷ lợi…đem lại lợi ích cho gần 500.000 lượt hộ dân.

Ngoài ra, dự án đã xây dựng hơn 130 liên kết đối tác sản xuất với sự tham gia của 70 doanh nghiệp cùng với việc hình thành một số vùng chuyên canh như vùng mía ở Hòa Bình, đương quy ở Lào Cai…

Bà Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Phó Giám đốc ban Điều phối Dự án Trung ương kỳ vọng: “Từ 130 liên kết này, các doanh nghiệp sẽ biết tới nhiều hơn tiềm năng của các tỉnh miền núi phía Bắc để tham gia vào chuỗi cung ứng, gia tăng quy mô sản xuất ở các tỉnh này”.

Thông qua các liên kết, các nông hộ có kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định hơn, kỹ thuật được chuyển giao đồng bộ hơn; doanh nghiệp cũng có nguồn nguyên liệu tập trung, hiệu quả hơn trong xây dựng vùng sản xuất và thu mua nguyên liệu.

Điều đáng chú ý trong hỗ trợ phát triển sinh kế theo nhóm trong khuôn khổ Dự án là sự phát triển của các nhóm hộ này đã tạo cơ sở cho việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, tạo thêm cơ sở phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững tại địa phương.

Chị Sùng Thị Mai, Trưởng nhóm chăn nuôi ở bản San suối, xã Hừa Ngài, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
Chia sẻ về lợi ích dự án mang lại, chị Sùng Thị Mai, Trưởng nhóm chăn nuôi ở bản San suối, xã Hừa Ngài, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên cho biết: “Trước đây, khi chưa có dự án này, dân bản chúng tôi chưa biết cách áp dụng như làm chuồng trại cho gia cầm, gia súc, chưa biết cách chăm sóc và kỹ thuật chăn nuôi. Từ khi có cán bộ vào hướng dẫn, bà con dân bản biết áp dụng mô hình vào phát triển chăn nuôi, cải thiện được cuộc sống. Gia đình đã mua được một số đồ dùng, cho con cái học hành,… và cũng mua thêm được con giống để tiếp tục chăn nuôi”.

Chị Nông Thị Luận, Tổ trưởng tổ hợp tác kinh doanh thức ăn gia súc và mua bán hàng nông sản tại xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũng cho biết kinh tế gia đình đã được cải thiện đáng kể sau khi tham gia nhóm CIG: “Trước đây gia đình làm ruộng, một tháng thu nhập chỉ được khoảng 800.000 đồng, nhưng khi tham gia vào dự án, vợ chồng tôi biết cách phát triển sản xuất hơn. Đến nay, mỗi tháng thu nhập của gia đình được 1.500.000 đồng”.

Tuy nhiên, chị Luận cũng cho biết, hiện nay, nguồn vốn vẫn đang là bài toán khó khăn với các tổ hợp tác: “Nhóm chúng tôi rất mong có một nguồn vốn để kinh doanh thức ăn gia súc và mua bán hàng nông sản. Số vốn hiện nay không đủ xoay vòng kinh doanh do người mua hàng phần lớn là nợ đọng tới vụ thu hoạch bán được sản phẩm mới trả tiền, trong khi đó, thu mua thức ăn gia súc lại cần nguồn vốn rất lớn”.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng kết quả thu được trong 7 năm qua đã chứng minh cách tiếp cận của Dự án đang đi đúng hướng. Hỗ trợ sinh kế gắn với liên kết thị trường thông qua các liên kết sản xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, từ đó sẽ tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch WB: Việt Nam là nước thành công trong giảm nghèo bền vững
Chủ tịch WB: Việt Nam là nước thành công trong giảm nghèo bền vững

VOV.VN - Chủ tịch Ngân hàng thế giới  (WB) Jim Yong Kim: Việt Nam là nước thành công trong giảm nghèo bền vững

Chủ tịch WB: Việt Nam là nước thành công trong giảm nghèo bền vững

Chủ tịch WB: Việt Nam là nước thành công trong giảm nghèo bền vững

VOV.VN - Chủ tịch Ngân hàng thế giới  (WB) Jim Yong Kim: Việt Nam là nước thành công trong giảm nghèo bền vững

Quốc hội duyệt 239.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo
Quốc hội duyệt 239.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

VOV.VN - Quốc hội đã biểu quyết thông qua 2 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững với tổng đầu tư hơn 239.000 tỷ đồng

Quốc hội duyệt 239.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quốc hội duyệt 239.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

VOV.VN - Quốc hội đã biểu quyết thông qua 2 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững với tổng đầu tư hơn 239.000 tỷ đồng

Bí thư Hà Nội: Tập trung xóa đói giảm nghèo thay vì đầu tư trụ sở mới
Bí thư Hà Nội: Tập trung xóa đói giảm nghèo thay vì đầu tư trụ sở mới

VOV.VN - Tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp QH khóa XIV, Bí thư Hà Nội đề nghị Ba Vì tập trung xóa đói giảm nghèo thay vì đầu tư xây trụ sở xã mới.

Bí thư Hà Nội: Tập trung xóa đói giảm nghèo thay vì đầu tư trụ sở mới

Bí thư Hà Nội: Tập trung xóa đói giảm nghèo thay vì đầu tư trụ sở mới

VOV.VN - Tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp QH khóa XIV, Bí thư Hà Nội đề nghị Ba Vì tập trung xóa đói giảm nghèo thay vì đầu tư xây trụ sở xã mới.