Thanh Hóa: Hàng trăm giếng nước bốc mùi hôi tanh sau khi có thủy điện

VOV.VN - Từ khi Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 ngăn đập đi vào hoạt động, hàng trăm giếng nước của các hộ dân có mùi hôi tanh.

Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 (huyện Bá Thước – Thanh Hóa) được khởi công xây dựng từ tháng 9/2009, trên dòng sông Mã thuộc địa bàn xã Điền Lư, huyện Bá Thước, do Công ty cổ phần Thủy điện Hoàng Anh Thanh Hóa, trực thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai làm chủ đầu tư. Nhà máy gồm 4 tổ máy, tổng công suất lắp đặt là 80 MW với tổng mức đầu tư là 1.497 tỷ đồng.

Những chiếc nước có mùi hôi tanh

Kể từ tháng 5/2013, khi Nhà máy hoàn thành đi vào sử dụng, cũng là thời điểm nước giếng sinh hoạt của người dân nhiều xã trên địa bàn có hiện tượng lạ.

Anh Trương Công Bảo (khu phố 2, Lâm Xa) cho biết: “Từ năm 2014, khi đang sử dụng bình thường thì bỗng phát hiện giếng nước của gia đình bơm lên có màu xanh, mùi hôi tanh. Tôi tưởng hệ thống chứa đựng bị bẩn nhưng sau khi lau chùi, vệ sinh nước vẫn vậy. Sau đó, nhiều hộ gia đình xung quanh cũng có hiện tượng giống gia đình tôi, từ đó đến nay nguồn nước sinh hoạt phải đi xin, nước uống thì đi mua nước đóng bình”.

Hơn 2 năm nay, gia đình anh Trương Công Bảo không dám dùng nước giếng của nhà mình

Khi nhận được thông tin phản ánh, Công ty CP Thủy điện Hoàng Anh Thanh Hóa đã thuê Đoàn mỏ địa chất Sở TN&MT Thanh Hóa kiểm tra các mẫu nước của 5 hộ gia đình. Kết quả, có 4 hộ nước “không đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt”.

Bà Nguyễn Thị Ngà – Trưởng khu phố 2, xã Lâm Xa cho biết: “Từ khi Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 hoạt động, cũng là thời điểm nhiều hộ dân của khu phố phản ánh nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn. Nước đổi màu và có mùi hôi tanh. Bản thân gia đình tôi cũng vậy, trước đây, nước giếng khoan vào mùa khô chỉ bơm được khoảng từ 15-20 phút là hết nước, nhưng nay quanh năm nước đầy. Có thể do nước sông dâng lên từ quá trình tích nước làm thủy điện khiến tất cả các giếng nước đều đầy ắp quanh năm, nhưng lại có mùi hôi tanh khó chịu. Từ vài năm nay, đa số các hộ dân của khu phố mất nguồn nước sinh hoạt, phải đi xin nước từ nơi khác rất vất vả”.

Kết quả kiểm tra nước từ năm 2014 đã phát hiện ô nhiễm

“Rất nhiều cuộc họp dân, tiếp xúc cử tri bà con nhân dân phản ánh, kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền để kiểm tra, xem xét và có biện pháp giúp đỡ người dân. Nhưng đến nay, dân vẫn phải sống cảnh thiếu nước sinh hoạt, còn chất lượng nước, nguyên nhân vì sao thì năm này qua năm khác vẫn chữa rõ” – bà Ngà cho biết thêm.

Theo báo cáo mới nhất của UBND huyện Bá Thước gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về tình trạng trên có nội dung: Công trình thủy điện Bá Thước 2 đã ngăn đập và đi vào hoạt động sản xuất từ năm 2013, phạm vi vùng lòng hồ thuộc địa phận 8 xã (Thiết Ống, Lâm Xa, Ái Thượng, Ban Công, Tân Lập, Hạ Trung, Điền Lư và Lương Ngoại)… Tuy nhiên, một số giếng nước sinh hoạt tại các khu dân cư vùng phụ cận lòng hồ có mùi hôi tanh, không sử dụng được.

Báo cáo của UBND huyện Bá Thước 

Cụ thể, xã Lâm Xa có 92 giếng, xã Lương Ngoại có 40 giếng nước. Nhân dân khu vực này đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương, UBND huyện Bá Thước đã phối hợp với các xã, Công ty CP Thủy điện Hoàng Anh Thanh Hóa tổ chức xác định nguyên nhân nhưng do điều kiện về chuyên môn nên chưa xác định được.

Như vậy, không chỉ riêng gì các hộ dân tại xã Lâm Xa, ngay cả 40 giếng nước của 40 hộ dân xã Lương Ngoại cũng nằm trong tình trạng tương tự. Đặc biệt, vùng lòng hồ của Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 có tới 8 xã, nếu các cơ quan chức năng không sớm làm rõ, để dân vẫn “dài cổ” chờ hết năm này qua năm khác thì không biết đời sống người dân sẽ bị đảo lộn như thế nào.

Theo ông Phạm Văn Ấn – Trưởng phòng TN&MT huyện Bá Thước: “Biết là người dân có kiến nghị, ý kiến nhiều nhưng cấp huyện không có điều kiện để xác định rõ nguyên nhân. Chúng tôi chỉ biết báo cáo tỉnh về sự việc để các cơ quan chuyên môn như Sở TN&MT Thanh Hóa xác minh, làm rõ”.

Hiện 132 giếng nước cũng là 132 hộ gia đình hàng năm nay không dám dùng nước giếng để sinh hoạt. Nay cái thì bỏ hoang, cái dùng thì chỉ để tưới cây.

Người dân địa phương sẽ còn chờ đến bao giờ, kêu đến đâu để có nước?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ô nhiễm cục bộ trên Sông Ba
Ô nhiễm cục bộ trên Sông Ba

VOV.VN - Qua lấy mẫu nước trên sông Ba phân tích cho thấy, ở một số nơi trên dòng Sông này bị ô nhiễm cục bộ.

Ô nhiễm cục bộ trên Sông Ba

Ô nhiễm cục bộ trên Sông Ba

VOV.VN - Qua lấy mẫu nước trên sông Ba phân tích cho thấy, ở một số nơi trên dòng Sông này bị ô nhiễm cục bộ.

TP HCM sẽ nạo vét 18 kênh, rạch bị ô nhiễm nặng
TP HCM sẽ nạo vét 18 kênh, rạch bị ô nhiễm nặng

VOV.VN -Thời gian hoàn thành nạo vét, cải tạo 18 kênh, rạch bị ô nhiễm nghiêm trọng ở quận 12 và huyện Hóc Môn chậm nhất vào cuối năm 2017.

TP HCM sẽ nạo vét 18 kênh, rạch bị ô nhiễm nặng

TP HCM sẽ nạo vét 18 kênh, rạch bị ô nhiễm nặng

VOV.VN -Thời gian hoàn thành nạo vét, cải tạo 18 kênh, rạch bị ô nhiễm nghiêm trọng ở quận 12 và huyện Hóc Môn chậm nhất vào cuối năm 2017.

Bình Phước: Vụ vứt xác heo làm ô nhiễm đầu nguồn sông Sài Gòn
Bình Phước: Vụ vứt xác heo làm ô nhiễm đầu nguồn sông Sài Gòn

VOV.VN -Những con heo mới bị vứt bỏ lẫn những con đã phân huỷ, tạo nên mùi hôi thối kinh hoàng, nồng nặc trên sông Sài Gòn.

Bình Phước: Vụ vứt xác heo làm ô nhiễm đầu nguồn sông Sài Gòn

Bình Phước: Vụ vứt xác heo làm ô nhiễm đầu nguồn sông Sài Gòn

VOV.VN -Những con heo mới bị vứt bỏ lẫn những con đã phân huỷ, tạo nên mùi hôi thối kinh hoàng, nồng nặc trên sông Sài Gòn.