Lo Trung Quốc hiếu chiến ở Biển Đông, các nước ồ ạt sắm chiến đấu cơ

VOV.VN - Chính phủ các nước Đông Nam Á đang tăng cường thay thế những chiến đấu cơ lỗi thời để đối phó với một Trung Quốc “ngày càng hiếu chiến” ở Biển Đông.

Theo Reuters, quan chức phụ trách kinh doanh của các tập đoàn quốc phòng lớn cho biết, dù ngân sách của các quốc gia trong khu vực đang bị thắt chặt, các nước vẫn sẽ thực hiện những thương vụ mua sắm trị giá hàng tỷ USD trong vài tháng tới.

Một nhóm chiến đấu cơ F-16 và Typhoon. Ảnh Reuters

Điều này được minh chứng thông qua một hội thảo thương mại được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia trong tuần này với sự tham dự của các tập đoàn buôn bán vũ khí và các khách hàng từ Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Pakistan và Mỹ. Dù là sự kiện thường niên, theo những người tham dự sự kiện, hội thảo năm nay sôi động hơn rất nhiều so với những năm trước.

Châu Âu đẩy Mỹ khỏi thị trường Đông Nam Á

Một trong những khách hàng lớn nhất trong khu vực là Malaysia. Nước này cuối cùng cũng đã quyết tâm thay thế các chiến đấu cơ MiG-29- do Nga chế tạo từ những năm 90 của thế kỷ trước- sau nhiều năm trì hoãn. Theo thông tin từ các tập đoàn quốc phòng, Malaysia dự tính mua tới 18 chiến đấu cơ hiện đại với tổng giá trị lên đến 2,5 tỷ USD.

Theo đó, những lựa chọn mà Malaysia đang nhắm đến là các chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển, Typhoon của châu Âu, Su-30 của Nga và JF-17 mà Trung Quốc phát triển cùng với Pakistan.

Ngoài ra, Pháp cũng đang rất lạc quan về khả năng bán được chiến đấu cơ Rafale do tập đoàn Dassault chế tạo. Tuy nhiên, nhiều tập đoàn khác cũng rất kỳ vọng về khả năng đạt được một thương vụ với Malaysia.

“Chúng tôi hy vọng Malaysia sẽ trở thành quốc gia thứ 9 mua chiến đấu cơ Typhoon”, ông John Brosnan, Giám đốc Kinh doanh khu vực Châu Á của BAE Systems, một trong những đối tác của tập đoàn Eurofighter nói.

Các quan chức tập đoàn Boeing cũng đã mời chào chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornets cho Malaysia, trong bối cảnh Không quân nước này vẫn đang sử dụng chiến đấu cơ F-18 Hornet được cho là lỗi thời hơn.

Tuy nhiên, dường như Malaysia đang quan tâm hơn đến các chiến đấu cơ của châu Âu và việc Boeing tham gia Hội thảo thương mại nói trên chỉ là nhằm quảng bá về các hệ thống chiến đấu không người lái của mình.

Trong khi đó, Thái Lan, quốc gia sở hữu các chiến đấu cơ F-5 của tập đoàn Northrop Grumman và F-16 của tập đoàn Lockheed Martin đã tiến hành mua sắm chiến đấu cơ Gripen thuộc tập đoàn Saab của Thụy Điển.

Các chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển. Ảnh Reuters

Thiếu tướng Kongcheep Tantrawanit, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Thái Lan tuyên bố: “Chúng tôi rất muốn mua nhiều chiến đấu cơ và có kế hoạch dài hạn về việc này. Tuy nhiên, chúng tôi chưa có đủ tiền để làm việc này và sẽ chưa thể thực hiện bất kỳ thương vụ nào vào thời điểm hiện tại”.

Indonesia, nước sở hữu chiến đấu cơ F-16 và Su-30 cũng đã gần đạt được một thỏa thuận mua các chiến đấu cơ hiện đại Su-35 của Nga. Ngoài ra, nước này cũng là đối tác tham gia phát triển chiến đấu cơ KF-X của Hàn Quốc dưới sự hỗ trợ của tập đoàn Lockheed Martin.

Như vậy, Mỹ hiện chỉ còn có thể bán các chiến đấu cơ của mình cho Singapore, quốc gia từ trước đến nay chỉ sử dụng chiến đấu cơ do Mỹ chế tạo và đang là đối tác phát triển F-35 cùng Mỹ.

Đối phó với mối nguy từ Trung Quốc

Dù việc mua sắm các chiến đấu cơ chủ yếu là để đối phó với Trung Quốc nhưng một số quốc gia trong khu vực như Malaysia và Myanmar vẫn tính đến việc tậu thêm một số chiến đấu cơ Trung Quốc như là một phương án dự phòng và rẻ tiền. Trong đó, chiến đấu cơ JF-17 mà Trung Quốc phát triển cùng với Pakistan đang được đặc biệt quan tâm. 

Chiến đấu cơ JF-17 mà Trung Quốc cùng phát triển với Pakistan. Ảnh Reuters

Lẽ ra, các tập đoàn quốc phòng của Mỹ phải được hưởng lợi từ xu hướng mua sắm các chiến đấu cơ này của các quốc gia Đông Nam Á do họ đã tăng cường hoạt động buôn bán vũ khí của mình trong khu vực từ những năm 80 của thế kỷ trước, tuy nhiên, giờ họ đang phải đối mặt với sự canh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác.

Dù không công khai mục đích mua sắm chiến đấu cơ của mình, quan chức một số quốc gia Đông Nam Á thừa nhận, họ làm như vậy chủ yếu là do lo ngại về việc Trung Quốc liên tục tăng cường sự hiện diện của mình trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Trước đó, trong tuần này, truyền thông Trung Quốc đưa tin một máy bay quân sự của nước này đã hạ cánh xuống đường băng mới trên đá Chữ Thập, một bãi đá bị Trung Quốc cải tạo phi pháp thành đảo nhân tạo ở Biển Đông. Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ sớm điều chiến đấu cơ đến các đảo nhân tạo khác tại đó.

Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng, họ cần các cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo để đảm bảo khả năng phòng thủ của mình và ngang nhiên tuyên bố, Mỹ và các nước khác đang cố tình quân sự hóa ở Biển Đông chứ không phải là Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiến đấu cơ 'khủng' của Nga tuần tiễu Biển Đông
Chiến đấu cơ 'khủng' của Nga tuần tiễu Biển Đông

Máy bay tuần biển và săn ngầm Tu-142 của Hải quân Nga vừa có chuyến bay tuần tra từ biển Okhotsk đến Biển Đông, Đài truyền hình quân đội Nga ngày 4/3 đưa tin

Chiến đấu cơ 'khủng' của Nga tuần tiễu Biển Đông

Chiến đấu cơ 'khủng' của Nga tuần tiễu Biển Đông

Máy bay tuần biển và săn ngầm Tu-142 của Hải quân Nga vừa có chuyến bay tuần tra từ biển Okhotsk đến Biển Đông, Đài truyền hình quân đội Nga ngày 4/3 đưa tin

Indonesia điều chiến đấu cơ đến Biển Đông để chống “trộm”
Indonesia điều chiến đấu cơ đến Biển Đông để chống “trộm”

VOV.VN - Indonesia sẽ điều các chiến đấu cơ F-16 đến quần đảo Natuna của nước này để “xua đuổi những tên cướp”.

Indonesia điều chiến đấu cơ đến Biển Đông để chống “trộm”

Indonesia điều chiến đấu cơ đến Biển Đông để chống “trộm”

VOV.VN - Indonesia sẽ điều các chiến đấu cơ F-16 đến quần đảo Natuna của nước này để “xua đuổi những tên cướp”.

Philippines mua chiến đấu cơ siêu thanh đối phó Trung Quốc ở Biển Đông
Philippines mua chiến đấu cơ siêu thanh đối phó Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN- Philippines ngày 28/11 đã tiếp nhận 2 chiếc chiến đấu cơ siêu thanh FA-50 do Hàn Quốc sản xuất nhằm đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.

Philippines mua chiến đấu cơ siêu thanh đối phó Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines mua chiến đấu cơ siêu thanh đối phó Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN- Philippines ngày 28/11 đã tiếp nhận 2 chiếc chiến đấu cơ siêu thanh FA-50 do Hàn Quốc sản xuất nhằm đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.

Cận cảnh loại chiến đấu cơ 'khủng' của Nga tuần tiễu Biển Đông
Cận cảnh loại chiến đấu cơ 'khủng' của Nga tuần tiễu Biển Đông

VOV.VN - Tu-142M là loại máy bay săn ngầm và trinh sát tầm xa do hãng Tupolev thiết kế.

Cận cảnh loại chiến đấu cơ 'khủng' của Nga tuần tiễu Biển Đông

Cận cảnh loại chiến đấu cơ 'khủng' của Nga tuần tiễu Biển Đông

VOV.VN - Tu-142M là loại máy bay săn ngầm và trinh sát tầm xa do hãng Tupolev thiết kế.