Tìm hiểu vụ Philippines kiện Trung Quốc và Phán quyết của PCA

VOV.VN -Chuyên gia Trần Công Trục phân tích vụ Philippines kiện Trung Quốc, phán quyết của PCA và những hệ quả pháp lý của vụ kiện này.

LTS: Ngày 12/7/2016, Hội đồng Trọng tài của Tòa Trọng tài Thường trực đã ra Phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Để bạn đọc hiểu rõ hơn và có hệ thống vụ kiện cũng như cách thức phán quyết của Tòa, VOV.VN xin giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới chính phủ, một người tâm huyết và là một chuyên gia về lĩnh vực này.

Tiến sĩ Trần Công Trục
1. Phương thức Trọng tài quốc tế:

Trọng tài Thường trực The Haye: Tòa Trọng tài thường trực với cái tên chính thức tiếng Anh là Permanent Court of Arbitration, viết tắt là PCA. PCA được chính thức thành lập năm 1900 và đi vào hoạt động năm 1902. Việt Nam đã ký kết cả hai Công ước của Tòa Trọng tài này. Với Công ước 1899, Việt Nam tham gia ngày 29/12/2011. Đối với Công ước 1907, Việt Nam tham gia ngày 27/02/2012.

Khi tiến hành xét xử một vụ kiện, PCA sẽ trao quyền phán xử cho một Hội đồng Trọng tài (còn được gọi la Tòa Trọng tài) về các tranh chấp nằm trong thẩm quyền giải quyết của PCA.Việc chọn lựa luật áp dụng cho Phán quyết Trọng tài sẽ do các bên tự thỏa thuận lựa chọn. Trong trường hợp không có thỏa thuận lựa chọn, Hội đồng Trọng tài sẽ quyết định lựa chọn luật áp dụng dựa trên các nguyên tắc chung của luật quốc tế về chọn lựa luật áp dụng cho giải quyết tranh chấp.

Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982: Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) là một trong hai hình thức trọng tài được quy định tại UNCLOS 1982. Các quy định liên quan đến thẩm quyền, tổ chức, hoạt động của Tòa Trọng tài  được quy định tại Phụ lục VII của Công ước Luật Biển năm 1982.

Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp giữa các thành viên của Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 liên quan đến việc  áp dụng và giải thích Công ước. Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII là cơ chế giải quyết tranh chấp có tính chất bắt buộc đối với các thành viên Công ước.

5 vị trọng tài viên của Tòa trọng tài Phụ lục VII xử vụ Philippines. Ảnh: PCA.

 

Tòa Trọng tài  theo Phụ lục VII là một Tòa không thường trực, hay còn được gọi là Hội đồng Trọng tài. Theo quy định tại Điều 3, Phụ lục VII của Công ước, Tòa Trọng tài gồm có 5 Trọng tài viên, là những Thẩm phán, bao gồm 02 Trọng tài được mỗi bên tranh chấp lựa chọn khi bắt đầu tiến trình vụ kiện.

Tuy nhiên, nếu sau 30 ngày kể từ ngày một bên tranh chấp gửi thông báo khởi kiện, bên tranh chấp còn lại không lựa chọn được Trọng tài của mình, Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển sẽ lựa chọn Trọng tài theo yêu cầu của bên khởi kiện. Các Trọng tài sẽ được lựa chọn trên cơ sở danh sách Trọng tài được các nước thành viên Công ước để cử. Danh sách Trọng tài này sẽ do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc lưu giữ và các bên tranh chấp cũng như Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển chỉ có thể lựa chọn các Trọng tài viên có tên trong danh sách này.

Phán quyết của Tòa Phụ lục VII có giá trị chung thẩm (không thể thay đổi) và có tính ràng buộc đối với các bên tranh chấp.

2. Đơn khởi kiện của Philippines:

Là một quốc gia thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), ngày 22/1/2013, Philippines đã đệ đơn kiện về việc Trung Quốc đã giải thích và áp dụng sai UNCLOS theo Điều 279, Điều 283, Điều 284 lên Tòa Trọng tài Thường trực The Haye (PCA).

Cụ thể, Philippines khởi kiện Trung Quốc 15 nội dung, tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Một là yêu sách đường chín đoạn Trung Quốc đưa ra dựa trên "quyền lịch sử" không phù hợp với UNCLOS cho nên nó vô giá trị. Hai là, Philippines yêu cầu PCA xác định xem, theo UNCLOS, thì một số thực thể địa lý, mà cả Philippines lẫn Trung Quốc yêu sách, là đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm hay bãi ngầm nằm hoàn toàn dưới mực nước biển, trên cơ sở đó để xác định hiệu lực pháp lý của các thực thể này đến đâu (có hay không có lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý).

Ba là, Philippines yêu cầu PCA tuyên bố Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS khi cản trở Philippines thực thi các quyền chủ quyền, quyền tài phán và quyền tự do của Philippines theo UNCLOS cũng như việc Trung Quốc gây tổn hại môi trường biển trong các hoạt động bồi lấp xây dựng đảo, đánh bắt cá mà nước này tiến hành.

Luật sư trưởng Florin Hilbay của Philippines tại phiên tranh tụng bên trong trụ sở PCA. Ảnh: PCA.

Ngày 29/10/2015, PCA ra thông cáo báo chí về vụ kiện giữa Cộng hòa Philippines với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; trong đó đã khẳng định rằng PCA có thẩm quyền thụ lý, xét xử vụ kiện này theo đúng quy định của UNCLOS và rằng, cả Trung Quốc và Philippines đều là thành viên ràng buộc của UNCLOS có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ mọi điều khoản của UNCLOS. Việc Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện không làm mất đi thẩm quyền ra phán quyết của PCA.

PCA đã bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng Philippines chủ yếu khởi kiện các nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và phân định biên giới biển giữa 2 nước, do đó nó vượt qua thẩm quyền của PCA. Ngược lại Tòa khẳng định, bản chất vụ kiện của Philippines phản ánh tranh chấp giữa 2 nước liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS.

Đồng thời, PCA cũng đã bác bỏ lập luận của Trung Quốc cho rằng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc với ASEAN năm 2002 là thỏa thuận để giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua thương lượng. PCA phán quyết rằng DOC chỉ là một thỏa thuận chính trị mà không ràng buộc pháp ý, do đó không liên quan đến các quy định trong UNCLOS về việc ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua bất kỳ phương tiện nào mà hai bên đồng ý.

Lập trường của Trung Quốc về thẩm quyền của PCA

Ngày 7/12/2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc được ủy quyền công bố Tài liệu “Lập trường của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Thẩm quyền trong Vụ kiện do Cộng hoà Philippines khởi xướng”. Tuy nhiên sau đó, ngày 31/3/2014, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố rằng Trung Quốc không chấp nhận và sẽ không tham gia vào vụ kiện. Văn kiện này của Trung Quốc đã lý giải rằng:

1.Vụ kiện không hợp pháp vì đã vi phạm “Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông” (DOC);

2. Cốt lõi của vụ kiện liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với một số đảo và đá ở Biển Đông và do đó nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước và không thể áp dụng Công ước để xử lý vụ kiện.

3. Vụ kiện không hợp lý vì đã vi phạm một thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Philippines không đơn phương kiện đối phương ra Tòa trọng tài trong khi vẫn còn những kênh giải quyết tranh chấp hiệu quả khác.

4. Philippines biết rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận phán quyết của một Tòa trọng tài quốc tế, nhưng vẫn lựa chọn biện pháp này.

5. Vào năm 2006, Trung Quốc đã tuyên bố không chấp nhận bất kỳ thủ tục bắt buộc nào của Tòa đối với cả việc phân định biên giới biển cũng như giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Tài liệu của Trung Quốc kết thúc với kết luận rằng: Tòa trọng tài không có thẩm quyền đối với vụ kiện; cách đúng đắn để giải quyết tranh chấp là thông qua tham vấn và đàm phán; Trung Quốc sẽ không thay đổi quan điểm hay chính sách hiện hành về vụ kiện.

Phán quyết của Hội đồng Trọng tài quốc tế 

Theo Thông cáo báo chí của Tòa Trọng tài, chiều 12/7/2016, Phán quyết của Hội đồng Trọng tài  đã chính thức được công bố. Nội dung của Phán quyết đã đề cập đầy đủ 7 nội dung mà Tòa Trọng tài đã lựa chọn thuộc thẩm quyền xét xử của mình trong số 15 điểm của đơn khởi kiện. Nội dung Phán quyết của Tòa  chỉ  tập trung phán xét về việc giải thích và áp dụng sai các quy định của Công ước LHQ về Luật Biển, không liên quan gì đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và tranh chấp về việc phân định các vùng chồng lấn; cụ thể là:

1.    Bác bỏ “quyền lịch sử đối với tài nguyên trong đường 9 đoạn;

2.    Khẳng định các cấu trúc (thực thể địa lý) thuộc Trường Sa không có hiệu lực để có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý;

3.    Các hoạt động của Trung Quốc ngăn cản Philippines thực hiện các quyền của mình trong vùng đặc quyền kinh tế, kể cả vùng biên xung quanh bãi cạn Scaborough là vi phạm UNCLOS 1982;

4.    Các hoạt động khai thác, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc đã gây hại cho môi trường biển;

5.    Tất cả những hoạt động đó của Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm tranh chấp.

Những nội dung chủ yếu của phán quyết nói trên hầu như vượt quá mong đợi của dư luận. Tuy nhiên, việc thi hành án sẽ diễn ra như thế nào? Phản ứng của các bên có ảnh hưởng ra sao? Mời các bạn theo dõi tiếp: 

Bài 2: Hệ quả chính trị pháp lý sau Phán quyết của PCA về vụ kiện ở Biển Đông

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tòa trọng tài “PCA” mà Trung Quốc ra sức đối phó là gì?
Tòa trọng tài “PCA” mà Trung Quốc ra sức đối phó là gì?

VOV.VN - Trước yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines đã kiện nước này lên tòa trọng tài quốc tế. Vậy Tòa do ITLOS lập để xử vụ này là gì?

Tòa trọng tài “PCA” mà Trung Quốc ra sức đối phó là gì?

Tòa trọng tài “PCA” mà Trung Quốc ra sức đối phó là gì?

VOV.VN - Trước yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines đã kiện nước này lên tòa trọng tài quốc tế. Vậy Tòa do ITLOS lập để xử vụ này là gì?

Chuyên gia Mỹ Poling nói về phán quyết PCA và ý đồ của Trung Quốc
Chuyên gia Mỹ Poling nói về phán quyết PCA và ý đồ của Trung Quốc

VOV.VN - Chuyên gia của Mỹ khẳng định phán quyết PCA là thắng lợi và là cơ sở pháp lý mới cho các nước bảo vệ lợi ích chính đáng ở Biển Đông trước Trung Quốc.

Chuyên gia Mỹ Poling nói về phán quyết PCA và ý đồ của Trung Quốc

Chuyên gia Mỹ Poling nói về phán quyết PCA và ý đồ của Trung Quốc

VOV.VN - Chuyên gia của Mỹ khẳng định phán quyết PCA là thắng lợi và là cơ sở pháp lý mới cho các nước bảo vệ lợi ích chính đáng ở Biển Đông trước Trung Quốc.

“Phán quyết từ Tòa PCA là chiến thắng của cả nhân loại”
“Phán quyết từ Tòa PCA là chiến thắng của cả nhân loại”

VOV.VN - Luật sư trưởng Chính phủ Philippines Jose Calida cho rằng, phán quyết từ Tòa PCA là cơ hội để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

“Phán quyết từ Tòa PCA là chiến thắng của cả nhân loại”

“Phán quyết từ Tòa PCA là chiến thắng của cả nhân loại”

VOV.VN - Luật sư trưởng Chính phủ Philippines Jose Calida cho rằng, phán quyết từ Tòa PCA là cơ hội để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông: Vụ kiện Thế kỷ   ​
Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông: Vụ kiện Thế kỷ ​

VOV.VN - Ngày 12/7, Tòa PCA sẽ ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông- vụ kiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.

Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông: Vụ kiện Thế kỷ   ​

Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông: Vụ kiện Thế kỷ ​

VOV.VN - Ngày 12/7, Tòa PCA sẽ ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông- vụ kiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.

Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?
Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

VOV.VN - Trung Quốc đã mắc phải “sai lầm chiến thuật” khi thách thức thẩm quyền pháp lý của PCA và từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa.

Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

VOV.VN - Trung Quốc đã mắc phải “sai lầm chiến thuật” khi thách thức thẩm quyền pháp lý của PCA và từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa.

Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”
Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”

VOV.VN - Cây muốn lặng, gió chẳng đừng. Trước thái độ “bất chấp” của Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines đã lựa chọn “thanh gươm” pháp lý mang tên PCA.

Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”

Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”

VOV.VN - Cây muốn lặng, gió chẳng đừng. Trước thái độ “bất chấp” của Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines đã lựa chọn “thanh gươm” pháp lý mang tên PCA.

Lý lẽ của Philippines xoáy mạnh vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
Lý lẽ của Philippines xoáy mạnh vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

VOV.VN - Phía Philippines bám chặt vào luật quốc tế (nhất là UNCLOS) và tấn công trực diện vào luận thuyết “lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc.

Lý lẽ của Philippines xoáy mạnh vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

Lý lẽ của Philippines xoáy mạnh vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

VOV.VN - Phía Philippines bám chặt vào luật quốc tế (nhất là UNCLOS) và tấn công trực diện vào luận thuyết “lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc.