Chính phủ chưa đồng ý tăng giá phí BOT

VOV.VN - Chính phủ yêu cầu các dự án BOT phải minh bạch, tính đủ, đúng, chặt chẽ tổng mức đầu tư để xác định mức phí và thời hạn thu phí.

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2016 đã tăng 0,54% so với tháng trước và tăng 2,28% so với cùng tháng năm trước... Tính dồn sau 5 tháng đầu năm, so với tháng 12 năm trước CPI của cả nước đã tăng 1,88%. Đặc biệt. CPI tháng 5 được ghi nhận là tháng có mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Cần phải thực hiện kiểm toán, quyết toán chặt chẽ các dự án BOT để xác định mức phí và thời hạn thu phí. (Ảnh minh họa: KT)
Ngoài ra, tháng 5 năm nay cũng được ghi nhận là tháng có 11 nhóm hàng đồng loạt tăng giá so với tháng trước trong vòng 3 năm qua. Việc lạm phát tăng trở lại với áp lực còn rất lớn trong thời gian tới đã được Chính phủ nhìn nhận tại các phiên họp thường kỳ hàng tháng. Kiểm soát tốt lạm phát theo đúng chỉ tiêu mà Quốc hội giao luôn được người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành quan tâm thực hiện.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, CPI năm 2016 có diễn biến khác so với năm 2015. Trong năm 2015, CPI không có dư địa tăng cao khi giá dầu xuống thấp tới đáy, giá dịch vụ công hầu như chưa điều chỉnh tăng, chính sách tiền tệ khá thắt chặt. Trong khi đó, năm 2016 xuất hiện các yếu tố chi phí đẩy lạm phát tăng lên là giá dầu thế giới đã về tới đáy và đang có chiều hướng tăng, giá của các dịch vụ công như yếu tố giáo dục được điều chỉnh theo nguyên tắc thị trường; tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp cũng có thể làm cho giá nông sản tăng lên…

Để kiểm soát lạm phát năm 2016 trong giới hạn 4- 5%, trong phiên họp Ban chỉ đạo điều hành giá mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu công tác dự báo, phân tích phải nhanh nhạy hơn, việc phối hợp liên ngành và phối hợp chính sách tài khóa, tiền tệ phải nhịp nhàng, chặt chẽ hơn để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều hành, kiểm soát lạm phát trong giới hạn mà Quốc hội cho phép (dưới 5%).

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho biết đã yêu cầu các Bộ, ngành hoàn thiện và ban hành các văn bản liên quan đến quản lý giá. Cụ thể, Bộ Công Thương nhanh chóng sửa đổi bổ sung Quyết định số 69 của Thủ tướng ngày 19/11/2013 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân; sửa đổi, bổ sung Quyết định số 88 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Nghị định 107 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung của luật giá. Bộ y tế sớm ban hành các văn bản hướng dẫn luật đấu thầu và Nghị định 63 quy định đặc thù đấu thầu thuốc. Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện và ban hành Nghị định 100 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thành văn bản quản lý giá cước viễn thông, dịch vụ viễn thông công ích.

Đối với giá một số mặt hàng thiết yếu trong giỏ hàng hóa như xăng dầu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính đánh giá lại việc áp dụng thuế nhập khẩu bình quân trong phương thức tính giá, đưa ra các phương án điều chỉnh để sớm trình Chính phủ cho ý kiến; xây dựng lộ trình điều chỉnh giá xăng dầu với các bước giá cụ thể và đánh giá tác động tới CPI.

Phó Thủ tướng cũng cho biết sẽ kiểm soát chặt chẽ giá thuốc. Theo số liệu của thống kê, giá thuốc và dịch vụ y tế tăng 16,03% so với cùng kỳ 2015, trong đó giá thuốc tăng 20,84% so với năm 2015 và tăng 28,26% so với năm 2014. Do đó, Bộ Tài chính phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để trình Chính phủ phương án đấu thầu thuốc tập trung hoặc có thể đấu thầu riêng thuốc dành cho BHYT để giảm giá thuốc; Bộ Y tế chia nhỏ thành các bước điều chỉnh giá dịch vụ y tế.

Về phí BOT, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ GTVT tổng kết, đánh giá lại 5 năm thực hiện xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông. Với điều kiện và nhu cầu của Việt Nam, đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT và PPP là con đường không thể không làm nhưng phải minh bạch, tính đủ, đúng, chặt chẽ tổng mức đầu tư, thực hiện kiểm toán, quyết toán chặt chẽ các dự án BOT để xác định mức phí và thời hạn thu phí.

Trước mắt, Chính phủ đồng ý với Bộ GTVT chưa tăng giá phí BOT, thực hiện giãn tăng giá, tránh gây sức ép tới giá cả. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cũng phải xây dựng kịch bản điều hành chính sách tiền tệ, có thể đảm bảo việc kiểm soát lạm phát tăng không quá từ 4- 5% trong năm 2016./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công khai chi phí đầu tư các dự án BOT
Công khai chi phí đầu tư các dự án BOT

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu minh bạch và công khai hóa chi phí đầu tư các dự án BOT, xác định mức phí và thời hạn thu phí theo hình thức BOT.

Công khai chi phí đầu tư các dự án BOT

Công khai chi phí đầu tư các dự án BOT

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu minh bạch và công khai hóa chi phí đầu tư các dự án BOT, xác định mức phí và thời hạn thu phí theo hình thức BOT.

Bị cổ đông tố ăn gian thu phí, BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ nói gì?
Bị cổ đông tố ăn gian thu phí, BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ nói gì?

VOV.VN - BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn cho rằng yêu cầu của Cienco1 không phù hợp với quyền của cổ đông được quy định trong điều lệ công ty và Luật doanh nghiệp.

Bị cổ đông tố ăn gian thu phí, BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ nói gì?

Bị cổ đông tố ăn gian thu phí, BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ nói gì?

VOV.VN - BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn cho rằng yêu cầu của Cienco1 không phù hợp với quyền của cổ đông được quy định trong điều lệ công ty và Luật doanh nghiệp.

Chính phủ yêu cầu điều chỉnh phí BOT giúp doanh nghiệp giảm chi phí
Chính phủ yêu cầu điều chỉnh phí BOT giúp doanh nghiệp giảm chi phí

VOV.VN - Chính phủ yêu cầu đánh giá và đề xuất mức điều chỉnh hợp lý để giúp doanh nghiệp giảm chi phí, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải.

Chính phủ yêu cầu điều chỉnh phí BOT giúp doanh nghiệp giảm chi phí

Chính phủ yêu cầu điều chỉnh phí BOT giúp doanh nghiệp giảm chi phí

VOV.VN - Chính phủ yêu cầu đánh giá và đề xuất mức điều chỉnh hợp lý để giúp doanh nghiệp giảm chi phí, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải.