TS. Nguyễn Đình Cung: Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam vẫn sợ cạnh tranh

VOV.VN -Theo TS. Nguyễn Đình Cung, đáng ra ta phải thúc đẩy cạnh tranh, nhưng lại sợ cạnh tranh, ngay trong quản lý nhà nước vẫn có cảm giác sợ cạnh tranh.

“Ở Việt Nam, tuy 30 năm cải cách chuyển sang kinh tế thị trường, tư duy của ta vẫn sợ cạnh tranh. Đáng ra phải thúc đẩy cạnh tranh, nhưng chúng ta lại sợ cạnh tranh, ngay trong quản lý nhà nước vẫn có cảm giác sợ cạnh tranh. Ở đâu đó có sự cạnh tranh quá mức hay quá gay gắt thì lại lo, trong khi kinh tế thị trường phải bàn đến là cạnh tranh có lành mạnh, công bằng hay không” – TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phát biểu tại hội thảo "Xây dựng và thực thi chính sách toàn diện về cạnh tranh: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam", sáng 15/4, do CIEM tổ chức.

Chuyên gia đánh giá thị trường điện, than Việt Nam vẫn đang là “điển hình” chưa tốt về cạnh tranh (Ảnh minh họa: TTXVN)

Cách quản lý còn gây cản trở cạnh tranh

Phân tích về sự chuyển mình của nền kinh tế nước ta, TS. Cung cho biết, sau 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu. Nhưng so với yêu cầu chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện đại đầy đủ thì vẫn còn nhiều khiếm khuyết, cách biệt so với thế giới.

Ngay trong giai đoạn gần đây nhất, từ 2011-2015, nước ta thực hiện nhiều giải pháp để chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển nguồn nhân lực; phát triển hệ thống hạ tầng…). Dù bước đầu những giải pháp này đạt được những kết quả tích cực, nhưng theo ông Cung, “kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc, tăng trưởng kinh tế thấp hơn mục tiêu, chất lượng chưa được cải thiện, chưa tạo được đột phá phát triển kinh tế- xã hội, tái cơ cấu kinh tế còn chậm…”.

Ông Đặng Quang Vinh, Nghiên cứu viên Viện CIEM, cũng cho rằng cạnh tranh chính là nền tảng của nền kinh tế thị trường. Dẫn ví dụ thực tiễn chứng minh lợi ích của cạnh tranh, ông Vinh cho biết: Thị trường viễn thông ở Việt Nam đã có cạnh tranh và cạnh tranh hiệu quả. Còn thị trường điện, than vẫn đang là “điển hình” chưa tốt về cạnh tranh. Trong khi đó, ở Nhật Bản, họ cũng cải cách chậm về điện nhưng nhờ có tự do hóa thị trường điện nên hiệu quả cạnh tranh đã tốt.

Một số ví dụ khác cho thấy giảm động lực cạnh tranh của nhà cung cấp, như: Hiệp hội Lương thực Việt Nam được quyền phân chia hợp đồng xuất khẩu gạo theo hợp đồng của Nhà nước, như thế là không cần cạnh tranh. Hay giá cước taxi thì tăng theo giá xăng nhưng xăng giảm thì cước lại không giảm.

Theo lập luận của ông Cung: Ở nền kinh tế thị trường, khi đặt ra một chính sách, cần đặt câu hỏi rằng, những quy định của chính sách đó có hạn chế cạnh ranh không, nếu có thì hệ quả ra sao? Nhưng thực tế ở nước ta, chưa đặt câu hỏi này khi xây dựng chính sách. Nước ta vẫn có tình trạng đặt ra chính sách là để quản lý, Nhà nước hiện rõ là một nhà nước kiểm soát và quản lý.

Vì thế, ông Cung cho rằng, nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn chưa đủ rõ, chưa thống nhất. Trong đó, nhất là về vai trò của Nhà nước, của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, quản lý giá cả, phân bổ nguồn lực…

Rà soát, loại bỏ rào cản cạnh tranh

Đến từ Australia, GS. Michael Woods, chuyên gia tư vấn quốc tế về cạnh tranh, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban năng suất của Australia, cho rằng Chính phủ Việt Nam đang rất chú trọng đến tăng trưởng kinh tế bền vững, luật cạnh tranh, luật đầu tư và luật doanh nghiệp. Đáng chú ý là Nghị quyết 19/2015 của Chính phủ đề cập sự liên kết giữa cải thiện môi trường kinh doanh với tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi môi hình tăng trưởng, trong đó đề cập đến nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đảm bảo cạnh tranh công bằng.

“Trong giai đoạn 2016-2020, một trong những nhiệm vụ trọng tâm để chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì cần một chính sách cạnh tranh toàn diện. Phải phân định rõ chức năng của nhà nước và chức năng của thị trường. Đồng thời, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp”- TS. Nguyễn Đình Cung.

Trước khi bàn đến có đạt được mục tiêu đề ra về cạnh tranh không, GS. Michael Woods cho rằng, cần lưu ý có 3 điều kiện chính để tăng trưởng kinh tế: Các ưu đãi (được tạo ra thông qua một thị trường cạnh tranh hơn); Năng lực (lợi thế so sánh của các nhân tố có chi phí thấp, chất lượng cao); tính linh hoạt (mức độ thích nghi, tính di chuyển của các nhân tố).  

Cho nên, theo GS. Michael Woods, chính sách cạnh tranh có ý nghĩa rộng hơn rất nhiều so với Luật cạnh tranh. Vì Luật cạnh tranh là đưa ra các quy tắc nhằm đảm bảo tất cả các công ty đều tham gia một cách công bằng và có độ mở trên thị trường. Còn Chính sách cạnh tranh là tạo ra môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của cộng đồng.

Do vậy, theo GS. Michael Woods những quy định trong chính sách được nhà nước ban hành ra không hợp lý có thể sẽ trở thành gánh nặng, cản trở cạnh tranh. Chẳng hạn, quy định cụ thể đối với doanh nghiệp được sản xuất gì, sản xuất với số lượng bao nhiêu, sản xuất như thế nào, chất lượng thế nào… Hay bản thân các quy định cũng tạo ra gánh nặng do tăng thêm chi phí quản lý và tuân thủ, bóp méo giá thị trường, giảm hiệu quả các quyết định phân bổ của các công ty.

Vì thế, GS. Michael Woods khuyến nghị, để phát triển cạnh tranh, Việt Nam cần có sự rà soát tổng thể các quy định chính sách hiện hành để có đánh giá, đề xuất cải thiện, giảm bớt quy định không cần thiết. Tất nhiên, việc này cần được thực hiện bởi cơ quan nghiên cứu kinh tế độc lập với các bộ, ngành quản lý liên quan thực hiện và phải có sự tham vấn của các bên liên quan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rào cản lớn nhất với doanh nghiệp Việt là chi phí đầu vào tăng
Rào cản lớn nhất với doanh nghiệp Việt là chi phí đầu vào tăng

VOV.VN -Theo Vietnam Report, chi phí đầu vào tăng là rào cản lớn nhất đối với tăng trưởng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Rào cản lớn nhất với doanh nghiệp Việt là chi phí đầu vào tăng

Rào cản lớn nhất với doanh nghiệp Việt là chi phí đầu vào tăng

VOV.VN -Theo Vietnam Report, chi phí đầu vào tăng là rào cản lớn nhất đối với tăng trưởng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Lãi suất huy động USD về 0% sẽ ‘chảy máu’ ngoại tệ?
Lãi suất huy động USD về 0% sẽ ‘chảy máu’ ngoại tệ?

VOV.VN -Theo VEPR, dòng tiền từ Việt Nam gửi ra nước ngoài có thể tiếp tục gia tăng sau khi ngân hàng ở Việt Nam hạ lãi suất huy động USD về 0%/năm.

Lãi suất huy động USD về 0% sẽ ‘chảy máu’ ngoại tệ?

Lãi suất huy động USD về 0% sẽ ‘chảy máu’ ngoại tệ?

VOV.VN -Theo VEPR, dòng tiền từ Việt Nam gửi ra nước ngoài có thể tiếp tục gia tăng sau khi ngân hàng ở Việt Nam hạ lãi suất huy động USD về 0%/năm.

Kinh tế Việt Nam: Thiếu động lực để vượt qua...vùng trũng suy giảm
Kinh tế Việt Nam: Thiếu động lực để vượt qua...vùng trũng suy giảm

VOV.VN -Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá nền kinh tế Việt Nam vẫn trong vùng trũng suy giảm và thâm hụt ngân sách là vấn đề lo ngại nhất.

Kinh tế Việt Nam: Thiếu động lực để vượt qua...vùng trũng suy giảm

Kinh tế Việt Nam: Thiếu động lực để vượt qua...vùng trũng suy giảm

VOV.VN -Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá nền kinh tế Việt Nam vẫn trong vùng trũng suy giảm và thâm hụt ngân sách là vấn đề lo ngại nhất.

Đột phá để phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế
Đột phá để phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế

VOV.VN -Các chuyên gia kinh tế nhận định, cần đổi mới tư duy, hoàn thiện thể chế, cơ cấu lại nền kinh tế và tăng năng suất lao động để hội nhập.

Đột phá để phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế

Đột phá để phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế

VOV.VN -Các chuyên gia kinh tế nhận định, cần đổi mới tư duy, hoàn thiện thể chế, cơ cấu lại nền kinh tế và tăng năng suất lao động để hội nhập.

Bốn giải pháp để cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Bốn giải pháp để cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam

VOV.VN- Giảm sút tăng trưởng GDP quý I bước đầu có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân biểu hiện ở tăng hộ thiếu đói, suy giảm việc làm, giải thể doanh nghiệp...

Bốn giải pháp để cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Bốn giải pháp để cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam

VOV.VN- Giảm sút tăng trưởng GDP quý I bước đầu có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân biểu hiện ở tăng hộ thiếu đói, suy giảm việc làm, giải thể doanh nghiệp...

Thâm hụt ngân sách lớn sẽ đẩy lạm phát tăng cao năm 2016?
Thâm hụt ngân sách lớn sẽ đẩy lạm phát tăng cao năm 2016?

VOV.VN-Nhiều chuyên gia kinh tế quan ngại thâm hụt ngân sách quá lớn, khi thu không đủ chi và áp lực trả nợ công tăng sẽ đẩy lạm phát năm 2016 tăng cao.

Thâm hụt ngân sách lớn sẽ đẩy lạm phát tăng cao năm 2016?

Thâm hụt ngân sách lớn sẽ đẩy lạm phát tăng cao năm 2016?

VOV.VN-Nhiều chuyên gia kinh tế quan ngại thâm hụt ngân sách quá lớn, khi thu không đủ chi và áp lực trả nợ công tăng sẽ đẩy lạm phát năm 2016 tăng cao.

Luật Cạnh tranh: Bốn năm vẫn… quá mới!
Luật Cạnh tranh: Bốn năm vẫn… quá mới!

Sau một năm có hiệu lực, chỉ có 30% doanh nghiệp biết là có Luật Cạnh tranh, 70% doanh nghiệp không hề biết gì về Luật này

Luật Cạnh tranh: Bốn năm vẫn… quá mới!

Luật Cạnh tranh: Bốn năm vẫn… quá mới!

Sau một năm có hiệu lực, chỉ có 30% doanh nghiệp biết là có Luật Cạnh tranh, 70% doanh nghiệp không hề biết gì về Luật này

Tăng giá cước 3G: Vinaphone không vi phạm Luật Cạnh tranh?
Tăng giá cước 3G: Vinaphone không vi phạm Luật Cạnh tranh?

VOV.VN-Theo Vinaphone, chỉ Cục Quản lý Cạnh tranh và Bộ Thông tin-Truyền thông mới có thể trả lời Vinaphone vi phạm luật hay không.

Tăng giá cước 3G: Vinaphone không vi phạm Luật Cạnh tranh?

Tăng giá cước 3G: Vinaphone không vi phạm Luật Cạnh tranh?

VOV.VN-Theo Vinaphone, chỉ Cục Quản lý Cạnh tranh và Bộ Thông tin-Truyền thông mới có thể trả lời Vinaphone vi phạm luật hay không.

Chỉ có 20% doanh nghiệp trong nước hiểu về Luật Cạnh tranh
Chỉ có 20% doanh nghiệp trong nước hiểu về Luật Cạnh tranh

VOV.VN - Trong khi đó, tỉ lệ này ở DN FDI là 78%. Các DN FDI tại Việt Nam hiểu rất rõ về Luật Cạnh tranh và sử dụng tốt Luật để bảo vệ hàng hóa của mình.

Chỉ có 20% doanh nghiệp trong nước hiểu về Luật Cạnh tranh

Chỉ có 20% doanh nghiệp trong nước hiểu về Luật Cạnh tranh

VOV.VN - Trong khi đó, tỉ lệ này ở DN FDI là 78%. Các DN FDI tại Việt Nam hiểu rất rõ về Luật Cạnh tranh và sử dụng tốt Luật để bảo vệ hàng hóa của mình.

Bức tranh kinh tế quý I kém sắc nhưng không bi quan
Bức tranh kinh tế quý I kém sắc nhưng không bi quan

VOV.VN-Nhận định này được các chuyên gia nêu tại tọa đàm công bố Báo cáo vĩ mô Quý I/2016, do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức chiều 12/4.

Bức tranh kinh tế quý I kém sắc nhưng không bi quan

Bức tranh kinh tế quý I kém sắc nhưng không bi quan

VOV.VN-Nhận định này được các chuyên gia nêu tại tọa đàm công bố Báo cáo vĩ mô Quý I/2016, do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức chiều 12/4.

‘Sức khỏe’ nền kinh tế suy giảm có phần do biến đổi khí hậu
‘Sức khỏe’ nền kinh tế suy giảm có phần do biến đổi khí hậu

VOV.VN -Biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, tác động kéo giảm GDP quý I/2016 của nước ta.

‘Sức khỏe’ nền kinh tế suy giảm có phần do biến đổi khí hậu

‘Sức khỏe’ nền kinh tế suy giảm có phần do biến đổi khí hậu

VOV.VN -Biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, tác động kéo giảm GDP quý I/2016 của nước ta.

Kinh tế tư nhân phải là đầu kéo đoàn tàu kinh tế thị trường
Kinh tế tư nhân phải là đầu kéo đoàn tàu kinh tế thị trường

VOV.VN - Phát triển số lượng và chất lượng doanh nghiệp tư nhân là yêu cầu tiên quyết đặt ra trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng.

Kinh tế tư nhân phải là đầu kéo đoàn tàu kinh tế thị trường

Kinh tế tư nhân phải là đầu kéo đoàn tàu kinh tế thị trường

VOV.VN - Phát triển số lượng và chất lượng doanh nghiệp tư nhân là yêu cầu tiên quyết đặt ra trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng.