Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-sông Hằng lần thứ 7

VOV.VN - Ấn Độ đã cam kết tiếp tục đóng góp 1 triệu USD/năm vào Quỹ Dự án Hiệu quả nhanh MGC cho bốn nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Ngày 24/7, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 49 tại Vientiane, Lào, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong – Sông Hằng (MGC) lần thứ  7 đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Komasith.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-sông Hằng lần thứ 7

Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Ngoại giao các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Quốc vụ khanh, Bộ Ngoại giao Ấn Độ. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Hội nghị đã rà soát tình hình hợp tác Mekong – Sông Hằng trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay và thảo luận về phương hướng tăng cường hợp tác trong thời gian tới.

Các Bộ trưởng hoan nghênh kết quả đạt được trong hợp tác MGC, điển hình là dự án Bảo tàng Dệt may truyền thống Châu Á tại Siem Reap, Campuchia và Chương trình học bổng MGC với hơn 900 suất học bổng đã cấp cho các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.  

Tính đến nay, Quỹ Dự án Hiệu quả nhanh MGC đã tài trợ cho 20 dự án của các nước Mekong, trong đó Việt Nam có năm dự án với tổng số vốn tài trợ khoảng 250.000 USD.

Về định hướng hoạt động thời gian tới, Hội nghị nhất trí thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, du lịch, giáo dục, y tế, kết nối Mekong - Ấn Độ, nông nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua triển khai các hoạt động, dự án cụ thể như thành lập các nhóm công tác, tổ chức các chương trình đào tạo nguồn nhân lực, tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch chung….phù hợp với nhu cầu của các nước Mekong và bối cảnh thay đổi ở khu vực.

Ấn Độ cam kết tiếp tục đóng góp 1 triệu USD/ năm vào Quỹ Dự án Hiệu quả nhanh cho bốn nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, mỗi nước sẽ được tài trợ 250.000 USD/năm.

Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung và Kế hoạch Hành động MGC giai đoạn 2016 -2018 và nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng MGC lần thứ 8 tại Philippines trong năm 2017, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Hàn Quốc lần thứ 6
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Hàn Quốc lần thứ 6

VOV.VN - Các Bộ trưởng đã trao đổi về tình hình triển khai hợp tác Mekong – Hàn Quốc trong năm vừa qua và định hướng hợp tác trong thời gian tới.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Hàn Quốc lần thứ 6

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Hàn Quốc lần thứ 6

VOV.VN - Các Bộ trưởng đã trao đổi về tình hình triển khai hợp tác Mekong – Hàn Quốc trong năm vừa qua và định hướng hợp tác trong thời gian tới.

Khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49
Khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49

VOV.VN - Hội nghị AMM 49 và các hội nghị liên quan sẽ tập trung vào những nỗ lực nhằm thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.  

Khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49

Khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49

VOV.VN - Hội nghị AMM 49 và các hội nghị liên quan sẽ tập trung vào những nỗ lực nhằm thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.  

Biển Đông là vấn đề được quan tâm tại AMM-49
Biển Đông là vấn đề được quan tâm tại AMM-49

VOV.VN - Biển Đông được cho chính là phép thử đối với sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN.

Biển Đông là vấn đề được quan tâm tại AMM-49

Biển Đông là vấn đề được quan tâm tại AMM-49

VOV.VN - Biển Đông được cho chính là phép thử đối với sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN.

Các Ngoại trưởng ASEAN trao đổi về vấn đề liên quan đến Tòa trọng tài
Các Ngoại trưởng ASEAN trao đổi về vấn đề liên quan đến Tòa trọng tài

VOV.VN - Các Ngoại trưởng đều khẳng định lập trường nhất quán về giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Các Ngoại trưởng ASEAN trao đổi về vấn đề liên quan đến Tòa trọng tài

Các Ngoại trưởng ASEAN trao đổi về vấn đề liên quan đến Tòa trọng tài

VOV.VN - Các Ngoại trưởng đều khẳng định lập trường nhất quán về giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.