Múa “Tắc xình” nét độc đáo người Sán Chay

VOV.VN - Các điệu múa “Tắc xình”là nét văn hóa độc đáo trong Lễ hội cầu mùa của người Sán Chay. 

Lễ hội cầu mùa của dân tộc Sán Chay mang nhiều nét văn hoá đặc trưng dân tộc Sán Chay, thể hiện mong muốn của đồng bào về mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, mọi nhà ấm no, hạnh phúc.

Hình thức sinh hoạt văn hoá hấp dẫn nhất là “Sình ca” thể hiện trong những bài hát giao duyên và các điệu múa Tắc Xình độc đáo.

Điệu múa Tắc Xình mô phỏng động tác lao động sản xuất trong sinh hoạt hàng ngày của đồng bào với mong muốn một cuộc sống bình yên, no đủ. 
Âm nhạc cho múa Tắc Xình với tiết tấu đơn giản, kết nối theo trật tự nhất định, thể hiện rõ tính nguyên sơ không pha tạp đối với tiết tấu âm nhạc hiện đại.

Múa Tắc Xình trong Lễ hội cầu mùa gồm 9 điệu cơ bản như: Điệu thăm đường, điệu lập làng, điệu bắt quyết, điệu đánh mài dao, điệu phát nương dọn rẫy, điệu tra mố, điệu hái lượm, điệu mừng mùa vụ, điệu chim câu.
Lễ hội cầu mùa đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong phú đời sống tinh thần của đồng bào Sán Chay, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
 

Đồng bào Sán Chay trong điệu múa tra mố.

Trống trong lễ hội phải là trống đất. Để làm trống, thông thường phải đào sâu xuống đất khoảng 60 cm với đường kính đáy rộng 50 cm và miệng trống khoảng 20cm. Sau đó lấy vỏ cây gỗ treo bịt lên miệng hố, dùng một loại dây rừng thật dai căng dài trên mặt đất. 

Dùng một nhánh cây nhỏ chống dây cho căng lên miệng trống và gõ vào dây là đã tạo ra được những tiếng âm vang rất đặc biệt. Còn các ống nứa sẽ được cắt theo các độ dài ngắn khác nhau rồi gõ vào nhau tạo nên tiếng nhạc.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên