Sách liên kết như dao hai lưỡi

VOV.VN - Không ít sách liên kết xuất bản cẩu thả đã “lọt” ra ngoài thị trường dưới cái tên của những nhà xuất bản uy tín.

Không phải đến bây giờ mà hơn chục năm qua đã tồn tại hoạt động liên kết xuất bản. Và nó như một mô hình tiến bộ làm cho ngành xuất bản có sức sống phong phú, đa dạng, tạo nên một thị trường sách Việt luôn sôi động và quan trọng nhất là góp phần không nhỏ để phát triển văn hóa đọc, nâng cao chất lượng sống của người Việt những năm gần đây.

Nhưng có lẽ việc liên kết xuất bản thời gian qua đã bị buông lỏng quản lý, đã bị tư nhân lợi dụng các kẽ hở của luật, quy định, không ít lần tạo nên “sóng gió” thị trường sách vời những ấn bản phẩm “rác”, gây nhiều hệ lụy trong đời sống cộng đồng…

Liên kết xuất bản, khi thị trường sách nhiều lúc vượt ra khỏi tầm kiềm soát của các nhà quản lý, thì nó như con dao hai lưỡi, công nhiều mà tội không ít, nếu không có sự điều chỉnh về quản lý e rằng sẽ vẫn còn lọt nhiều trường hợp tương tự như với cuốn “Món ngon Hà Nội”- Vũ Bằng (XB 2017), hay “Thành phố dịu dàng”- Trần Nhuận Minh.

Liên kết xuất bản tạo nguồn sống cho nhà xuất bản

Theo thống kê, cả nước có 64 nhà xuất bản, nhưng từ khi phải đối diện với kinh tế thị trường, chỉ có rất ít nhà xuất bản lớn có tiềm năng, có uy tín trên thị trường và năng động mới có thể tiếp tục phát triển. Còn phần lớn các nhà xuất bản đều gặp khó khăn, khá chật vật, gần như sống cầm chừng.

Khi Luật Xuất bản cho phép liên kết xuất bản với các thành phần kinh tế khác (chủ yếu của tư nhân), là mở một con đường không chỉ là sự sống của nhà xuất bản, mà còn mang nguồn sinh khí mới, tạo nên một thị trường sách nhộn nhịp, sôi động.

Không thể phủ nhận, nhờ liên kết xuất bản mà thị trường sách trở nên phong phú hơn, giá thành sách hạ, giúp người đọc có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với kho tri thức của nhân loại. Thông qua hoạt động liên kết xuất bản, đã xuất hiện những điểm sáng khi một số đơn vị phát huy tính năng động, đã cho ra đời những tác phẩm hay, có giá trị phục vụ người đọc.

Cũng nhờ các hoạt động liên kết xuất bản mà các nhà xuất bản Việt Nam có cơ hội giao lưu, tiếp cận, ký kết hợp tác với các nhà xuấn bản nước ngoài, học nhiều kinh nghiệm về công nghệ xuất bản sách. Ngoài ra, nhiều chương trình sách trong cộng đồng mấy năm qua được tổ chức, tạo điều kiện cho văn hóa đọc của người Việt được phát triển như các Hội chợ sách, các lễ hội sách  hay các chương trình chuyên đề sách…

Hiện nay có từ 80- 90% số đầu sách mỗi năm là sách liên kết. Và hoạt động liên kết chủ yếu là kinh doanh giấy phép, như là một nguồn thu chính, các công việc còn lại đều do phía các đơn vị liên kết lo như mua bản quyền, dịch, hiệu đính, biên tập, chế bản, trình bày, in ấn, phát hành...

Khi đối tác qua mặt Nhà xuất bản

Đứng về mặt quản lý, Nhà xuấn bản cấp giấy phép (hay bán giấy phép) là phải quản lý cả nội dung. Nhưng dường như việc kiểm soát nội dung sách đã bị buông lỏng, không nghiêm túc kiểm soát chặt chẽ, để các đơn vị liên kết tự do thực hiện theo những gì có lợi cho doanh thu của họ.

“Sách rác”, không còn là hiện tượng mà phổ biến. In nối bản, thiếu trang, cắt xén nội dung, vi phạm bản quyền, “luộc” những cuốn sách kém chất lượng... là những sai phạm nổi cộm. Đặc biệt những sai phạm xuất bản sách có nội dung xấu; mê tín dị đoan; bôi nhọ lịch sử; cổ súy lối sống tiêu cực, đi ngược lại thuần phong, mỹ tục tác động xấu đến người đọc.

Theo thông tin từ Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông),  trong năm 2016, Cục đã phát hiện 179 xuất bản phẩm vi phạm (trong đó 114 xuất bản phẩm vi phạm nội dung, 6 xuất bản phẩm mạo danh nhà xuất bản, in lậu, nhập lậu và lưu hành bất hợp pháp, 59 xuất bản phẩm vi phạm khác).

Bìa cuốn sách "Miếng ngon Hà Nội" có nội dung vi phạm chính trị nghiêm trọng.

Năm 2016 có hơn 30.000 đầu sách được xuất bản, trong khi có 64 Nhà xuất bản trên cả nước. Trung bình mỗi “Nhà” phải chịu trách nhiệm gần 400 đầu sách, trong khi nhân sự của mỗi “Nhà” chỉ có khoảng 20 biên tập viên.

Không những thế, đa phần các Nhà xuất bản hiện nay chỉ sống dựa vào sách liên kết, nên nhiều “Nhà” cố tình giảm bớt, hay đơn giản các khâu kiểm duyệt, không tuân thủ đúng quy trình biên tập đọc và duyệt bản thảo, duyệt phát hành…, như một chiêu “câu đối tác” đến với mình càng nhiều, thu được lợi nhuận từ việc bán giấy phép xuất bản.

Đối tác “ăn quả”, Nhà xuất bản “đổ vỏ”

Và Cục Xuất bản- In và Phát hành được ít quyền phạt hoặc chỉ “giơ cao đánh khẽ”.

Chính vì thế nhiều năm qua, những sai phạm của ngành xuất bản luôn làm nóng dư luận và đau đầu các nhà quản lý.

Liên kết xuất bản là chủ trương đúng đắn, nhằm xã hội hóa công tác xuất bản, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành, tuy nhiên, thay vì hợp tác, liên kết để cùng phát triển một số Nhà xuất bản đã tự bỏ vai trò chủ quản, gác cửa được pháp luật quy định.

Không kiểm soát chặt chẽ quy trình xuất bản, làm hết trách nhiệm với xuất bản phẩm do đơn vị mình cấp phép liên kết nên tạo những kẽ hở cho xuất bản phẩm xấu xuất hiện trên thị trường sách Việt.

Có thể đổ lỗi do kinh tế khó khăn, các Nhà xuất bản không dủ “lực” để đứng vững, phải làm "dịch vụ" cho tư nhân, liên kết để có tiền “nuôi” mình. Do đó, sự chi phối, thậm chí thao túng của đối tác trong hoạt động liên kết là điều tất yếu.

Sách do NXB Dân Trí liên kết với Công ty TNHH Văn hóa Minh Tân – Nhà sách Minh Thắng xuất bản, in ấn.

Lợi dụng những yếu kém của đội ngũ nhân viên Nhà xuất bản, kẽ hở của quy trình xuất bản, vì mục tiêu lợi nhuận, nên một số đối tác tư nhân trong ngành xuất bản bất chấp đạo đức của người làm nghề, bất chấp những tác hại của sản phẩm xấu đối với cộng đồng, gây nhiễu loạn môi trường xuất bản.

Các Nhà xuất bản thì không quan tâm nội dung cuốn sách, khoán trắng cho đối tác liên kết, đến khi phát hành độc giả hay các nhà chuyên môn phát hiện ra sai phạm  mới vội vàng đính chính, xin lỗi độc giả, bị thu hồi sách, nộp phạt…

Điều 23 trong Luật Xuất bản quy định: “Tổ chức, cá nhân liên kết với nhà xuất bản… được đứng tên trên xuất bản phẩm và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với xuất bản phẩm liên kết”. Thực tế, việc xử phạt hầu như chỉ có Nhà xuất bản chịu trách nhiệm , còn đối tác liên kết ít bị quy kết trách nhiệm.

Ví dụ mới nhất, cuốn sách “Món ngon Hà Nội”- Vũ Bằng, xuất bản từ năm 1957, nhiều lần tái bản, bản mới nhất 2017 do Nhà xuất bản Dân Trí cấp giấy phép cho Cty Văn hóa Minh Tân- Nhà sách Minh Thắng thực hiện đã để xảy ra sai sót nghiêm trọng. Nhưng sai ở khâu nào, tại sao để lọt, Nhà xuât bản và đối tác liên kết đang đổ trách nhiệm cho nhau.

Xiết quản lý liên kết xuất bản ra sao?

Trước tiên văn bản Luật và những quy định hiện hành thiếu chi tiết, thiếu cập nhật thực tế lẫn tương lai. Trong điều 23 quy định đối tác liên kết của nhà xuất bản là “tổ chức khác có tư cách pháp nhân”. Cụm từ này có phạm vi quá rộng, các đối tượng có thể tham gia vào lĩnh vực xuất bản, gồm người trong và ngoài ngành, chuyên ngành và không chuyên nghiệp. “Có tư cách pháp nhân” chưa đủ để tạo ra xuất bản phẩm có chất lượng.

Hiện tại đa số Nhà xuất bản phải tự hạch toán và tự nuôi bộ máy, nên phần đông gặp khó khăn về tài chính. Đề tồn tại, họ cần phải cấp nhiều giấy phép để có thu nhập và biên chế gọn nhẹ. Do cạnh tranh quyết liệt, giành được quyền cấp phép, các nhà xuất bản hạ phí biên tập, phí xuất bản, dẫn tới các khâu này làm chiếu lệ hoặc không biên tập..

Việc có quá nhiều nhà xuất bản, nhưng thiếu tính chuyên nghiệp. Không kể về pháp lý, để một Nhà xuất bản hoạt động thực tế cần có ít nhất 10 đến 15 tỷ đồng. Nhưng thống kê cho thấy hiện nay khoảng 70% “Nhà” có vốn chỉ ở mức 2 tỷ đồng, thậm chí có đến 20 “Nhà” không được cấp vốn hoạt động.

Cách tổ chức thiếu minh bạch trong mối liên kết giữa đối tác làm sách tư nhân và những nhà quản lý xuất bản đang gây ra những hệ lụy không đáng có liên quan đến quy trách nhiệm xã hội. Mối quan hệ giữa xuất bản và phát hành cũng có điều bất hợp lý, gây thiệt thòi cho người sản xuất.

Việc liên kết xuất bản hiện tại là cần thiết và nếu phát huy mặt mạnh, chấn chỉnh mặt tiêu cực, sẽ mang lại lợi ích lớn cho xã hội. Luật Xuất bản cho phép các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và nguồn lực tham gia liên kết xuất bản. Ðiều quan trọng là phải quản lý, định hướng hoạt động như thế nào cho hiệu quả./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu hồi, xử lý nghiêm sách “Miếng ngon Hà Nội” có sai sót nghiêm trọng
Thu hồi, xử lý nghiêm sách “Miếng ngon Hà Nội” có sai sót nghiêm trọng

VOV.VN - Ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết sẽ thu hồi ngay cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” do NXB Dân Trí xuất bản.

Thu hồi, xử lý nghiêm sách “Miếng ngon Hà Nội” có sai sót nghiêm trọng

Thu hồi, xử lý nghiêm sách “Miếng ngon Hà Nội” có sai sót nghiêm trọng

VOV.VN - Ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết sẽ thu hồi ngay cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” do NXB Dân Trí xuất bản.

Phạt 240 triệu đồng nhà sách in sai nội dung cuốn “Miếng ngon Hà Nội”
Phạt 240 triệu đồng nhà sách in sai nội dung cuốn “Miếng ngon Hà Nội”

VOV.VN - Ông Chu Văn Hoà - Cục trưởng Xuất bản, In và Phát hành cho biết đã xử phạt 240 triệu đồng đối với đơn vị in sai nội dung sách "Miếng ngon Hà Nội".

Phạt 240 triệu đồng nhà sách in sai nội dung cuốn “Miếng ngon Hà Nội”

Phạt 240 triệu đồng nhà sách in sai nội dung cuốn “Miếng ngon Hà Nội”

VOV.VN - Ông Chu Văn Hoà - Cục trưởng Xuất bản, In và Phát hành cho biết đã xử phạt 240 triệu đồng đối với đơn vị in sai nội dung sách "Miếng ngon Hà Nội".