Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Dịp này, UBND quận Ngũ Hành Sơn cũng đón nhận Quyết định công bố danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn.

Sáng nay (25/3), UBND quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ đón nhận Quyết định điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính quận từ loại II lên loại I và Quyết định công bố danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn.

Quận Ngũ Hành Sơn được thành lập theo Nghị quyết số 07 ngày 23/01/1997 của Chính phủ trên cơ sở diện tích của 3 phường: Bắc Mỹ An, Hoà Hải và Hoà Quý. Đến năm 2005, sau khi tiếp tục chia tách quận Ngũ Hành Sơn có tất cả 4 phương loại I. Với đặc điểm thuận lợi về đất đai, thời tiết, quận Ngũ Hành Sơn có một vài trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng, nhất là về thương mại, dịch vụ và du lịch.

Qua 24 năm xây dựng và phát triển, cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần người dân được nâng cao. Ngày 12/3/2021, quận Ngũ Hành Sơn chính thức được Bộ Nội vụ điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính từ loại II lên loại I.

Dịp này, UBND quận Ngũ Hành Sơn cũng đón nhận Quyết định công bố danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. Đây là lễ hội dân gian mang đậm yếu tố tín ngưỡng Phật giáo, gắn liền với di tích quốc gia đặc biệt Danh thắng Ngũ Hành Sơn và đời sống tâm linh của cộng đồng địa phương. Với những giá trị di sản mà Lễ hội hiện có, ngày 3/2/2021 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định công nhận và đưa Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Tại buổi lễ, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng kỳ vọng, với truyền thống tốt đẹp và thành tựu đạt được, chính quyền, nhân dân quận Ngũ Hành Sơn sẽ tiếp tục tạo những bứt phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát tiển du lịch.

Ông Chinh nói: "Thành phố sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ các dự án đặc biệt là khu đô thị Đại học Đà Nẵng, khu đô thị FPT, khơi thông sông Cổ Cò... để quận Ngũ Hành Sơn phát triển nhanh và bền vững"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trùng tu để di tích "sống"
Trùng tu để di tích "sống"

VOV.VN - Có lẽ người ta quên mất một điều, di tích chỉ “sống” được khi nó có một “sức khỏe” thực thụ theo đúng nghĩa. Và việc thực hành văn hóa tín ngưỡng, đôi khi, còn quan trọng hơn việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị vật chất.

Trùng tu để di tích "sống"

Trùng tu để di tích "sống"

VOV.VN - Có lẽ người ta quên mất một điều, di tích chỉ “sống” được khi nó có một “sức khỏe” thực thụ theo đúng nghĩa. Và việc thực hành văn hóa tín ngưỡng, đôi khi, còn quan trọng hơn việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị vật chất.

Khai quật khảo cổ Khu vực bên trong Thành nội Di sản Thành Nhà Hồ từ ngày 19/3
Khai quật khảo cổ Khu vực bên trong Thành nội Di sản Thành Nhà Hồ từ ngày 19/3

VOV.VN - Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khảo cổ tại Khu vực bên trong Thành nội (trung tâm) Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Khai quật khảo cổ Khu vực bên trong Thành nội Di sản Thành Nhà Hồ từ ngày 19/3

Khai quật khảo cổ Khu vực bên trong Thành nội Di sản Thành Nhà Hồ từ ngày 19/3

VOV.VN - Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khảo cổ tại Khu vực bên trong Thành nội (trung tâm) Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Nghi lễ cúng rừng của người Mông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nghi lễ cúng rừng của người Mông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Nghi lễ cúng rừng của người Mông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghi lễ cúng rừng của người Mông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghi lễ cúng rừng của người Mông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Nghi lễ cúng rừng của người Mông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.