Yêu cầu chấn chỉnh, nâng cao năng lực Cục Nghệ thuật biểu diễn

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo cần chấn chỉnh việc cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc và hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chấn chỉnh việc cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc và hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

Ca khúc Tiến quân ca (Văn Cao) vùa được Cục NTBD cập nhật, thông báo đã được phổ biến rộng rãi.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiêm túc thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng tại cuộc họp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ ngày 26/4/2017.

Cụ thể, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đề xuất sửa đổi phù hợp với yêu cầu phát triển.

Các bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh, nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật của Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Trước đó, Cục NTBD cập nhật danh sách gần 300 ca khúc nhạc đỏ trên trang web: cucnghethuatbieudien.gov.vn. Theo ông Nguyễn Thái Bình, người phát ngôn của Bộ VH-TT&DL, việc cập nhật danh sách này đồng nghĩa với việc thông báo những ca khúc này đã được phép phổ biến rộng rãi.

300 ca khúc này đều là những ca khúc nhạc đỏ rất quen thuộc với nhiều thế hệ khán giả Việt Nam.

Trong đó, có những ca khúc ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của quân và dân ta như: Tiến quân ca, Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Chào em cô gái Lam Hồng, Biết ơn Võ Thị Sáu, Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, Bộ đội ta về làng.

Tuy nhiên, việc cập nhật danh sách các ca khúc cách mạng truyền thống, đã gây nên nhiều tranh cãi trong giới âm nhạc và công chúng.

Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh cho rằng, không cần cấp phép cho những ca khúc cách mạng đã có đời sống mạnh mẽ và đã đi cùng đất nước, nhân dân qua các thời kỳ kháng chiến.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ cũng chia sẻ, việc cấp phép hay thông báo rằng ca khúc “Tiến quân ca” đã được cấp phép phổ biến rộng rãi là một trò đùa. Ông cho biết, những ca khúc này mặc nhiên đã sống trong trái tim hàng triệu thế hệ con người Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Không cần cấp phép cho những ca khúc đã nổi tiếng”
“Không cần cấp phép cho những ca khúc đã nổi tiếng”

VOV.VN - Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh cho rằng, không cần cấp phép cho những ca khúc đã nổi tiếng và có đời sống bền bỉ trong công chúng.

“Không cần cấp phép cho những ca khúc đã nổi tiếng”

“Không cần cấp phép cho những ca khúc đã nổi tiếng”

VOV.VN - Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh cho rằng, không cần cấp phép cho những ca khúc đã nổi tiếng và có đời sống bền bỉ trong công chúng.

Cấp phép ca khúc trước 1975: Chỉ như nước đổ xuống biển
Cấp phép ca khúc trước 1975: Chỉ như nước đổ xuống biển

VOV.VN - "Với số lượng hàng vạn ca khúc trước 1975, việc lâu lâu lại cấp phép vài bài chẳng khác gì nước đổ xuống biển".

Cấp phép ca khúc trước 1975: Chỉ như nước đổ xuống biển

Cấp phép ca khúc trước 1975: Chỉ như nước đổ xuống biển

VOV.VN - "Với số lượng hàng vạn ca khúc trước 1975, việc lâu lâu lại cấp phép vài bài chẳng khác gì nước đổ xuống biển".

Ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội” có những ca từ “mâu thuẫn“?
Ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội” có những ca từ “mâu thuẫn“?

VOV.VN - Nhạc sĩ Đoàn Bổng cho rằng, ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những ca từ "mâu thuẫn".

Ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội” có những ca từ “mâu thuẫn“?

Ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội” có những ca từ “mâu thuẫn“?

VOV.VN - Nhạc sĩ Đoàn Bổng cho rằng, ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những ca từ "mâu thuẫn".