Giải pháp nào cho Mỹ trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/9 cảnh báo Mỹ đang cân nhắc cắt quan hệ thương mại với bất kỳ quốc gia nào giao thương với Triều Tiên.

Đây được coi là một trong những biện pháp đáp trả của Mỹ đối với mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump đưa ra lời cảnh báo sau khi ông lên án việc Triều Tiên tuyên bố đã thử thành công một quả bom nhiệt hạch.

Một vụ phóng tên lửa Triều Tiên. Ảnh: AP

Ông Trump cũng tuyên bố lời nói và hành động của Triều Tiên là thù địch và nguy hiểm đối với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh đàm phán hóa giải sẽ không hiệu quả. Mặc dù đưa ra các tuyên bố như vậy nhưng một giải pháp cụ thể cho vấn đề Triều Tiên vẫn là một lựa chọn khó đối với chính quyền Tổng thống Trump.

Ngay sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố vừa thử thành công bom nhiệt hạch, giới chức Mỹ ngày 3/9 cũng khẳng định, nước này không có lý do gì để hoài nghi đây là một vụ thử thiết bị hạt nhân tiên tiến.

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc “Triều Tiên là một quốc gia bất hảo” và khẳng định “lời nói và hành động của nước này tiếp tục là hành vi thù địch, rất nguy hiểm cho nước Mỹ”.

Về khả năng Mỹ sẽ tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên, ông Trump cũng đưa ra câu trả lời lấp lửng “rồi chúng ta sẽ rõ”. Giới quan sát cho rằng, câu trả lời của Tổng thống Mỹ cho thấy giải pháp sử dụng vũ lực vẫn có thể là một lựa chọn của Mỹ đối với Bình Nhưỡng.

Ngoài ra, Mỹ sẽ tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, ngoại giao nhằm vào Triều Tiên và các nước có quan hệ thương mại với Bình Nhưỡng. Tổng thống Trump tuyên bố, nước này đang cân nhắc cắt đứt quan hệ thương mại với bất cứ quốc gia nào làm ăn với Triều Tiên. Tuyên bố đưa ra trên mạng xã hội Twitter này dường như để cảnh báo Trung Quốc, đất nước chiếm tới 90% trao đổi thương mại chính thức với Triều Tiên. 

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin cho biết bộ này đang chuẩn bị một gói các biện pháp trừng phạt mới nhằm cắt đứt tất cả các hoạt động thương mại của Triều Tiên.

Đối với khu vực và quốc tế, Tổng thống Mỹ và các quan chức cấp cao nước này đã có các cuộc điện đàm với lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản. Giới chức ba nước nhất trí tiến hành các biện pháp quân sự nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng đã kêu gọi họp khẩn về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, trong đó có việc đệ trình một nghị quyết mới, cứng rắn hơn để trừng phạt Bình Nhưỡng.

Theo giới chức Mỹ, sáng 4/9 (theo giờ Việt Nam, Tổng thống Trump sẽ có cuộc họp với cố vấn an ninh, quan chức quân sự và ngoại giao nước này để thảo luận về tình hình Triều Tiên. Dự kiến, chính quyền Trump có thể sẽ công bố một số biện pháp cụ thể nhằm siết chặt trừng phạt Triều Tiên sau cuộc họp quan trọng này.

Vì sao Triều Tiên vẫn theo đuổi tham vọng hạt nhân?

Về lý thuyết, hiện hai miền Triều Tiên mới chỉ có hiệp định ngừng bắn ký kết năm 1953 và Bình Nhưỡng luôn khẳng định mục tiêu chính sách chính thức của họ là thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Ngoài ra, Bình Nhưỡng luôn coi kho vũ khí thông thường, tên lửa đạn đạo, vũ khí hủy diệt hàng loạt là những lá bài quan trọng để giữ tồn vong của chế độ. Với các khả năng này, Bình Nhưỡng có thể giành được ưu thế trong đàm phán và mặc cả với các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc hay các nước đối thủ trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Chính vì thế, mục tiêu dài hạn của Bình Nhưỡng trong việc sở hữu tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân đó là ngăn cản chính quyền Mỹ hoặc các nước khác đe dọa chế độ hiện nay.

Một số chuyên gia cho rằng, có thể khi nào lãnh đạo Bình Nhưỡng cảm thấy đủ an toàn với kho vũ khí thì lúc đó mới chuyển sang các mục tiêu khác, ví dụ như mở cửa thương mại, cải tổ kinh tế nhằm tạo thế ổn định mới trên bán đảo Triều Tiên.

Về ngắn hạn, có thể thấy rằng thời điểm thực hiện vụ thử hạt nhân lần thứ 6 đã được Bình Nhưỡng tính toán hết sức kỹ lưỡng nhằm gây áp lực cho các Trung Quốc và chính quyền Trump.

Thời điểm thử hạt nhân lần thứ 6 trùng với Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, nhóm BRICS đang diễn ra tại Trung Quốc từ ngày 3-5/9.

Động thái này của Triều Tiên vừa nhằm thử phản ứng của Bắc Kinh đồng thời buộc lãnh đạo Trung Quốc phải có giải pháp thúc đẩy chính quyền Trump nhượng bộ, chấp nhận đàm phán với Bình Nhưỡng.

Các động thái phóng tên lửa, thử hạt nhân vừa qua của Bình Nhưỡng cho thấy nước này có thể còn tiếp tục phát triển các chương trình vũ khí của mình cho đến khi sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn tới đất Mỹ.

Lựa chọn nào cho Mỹ trong vấn đề Triều Tiên?

Đánh giá về các biện pháp nhằm đối phó với Triều Tiên, có thể thấy rằng việc ngăn cản nước này sở hữu vũ khí hạt nhân từ lâu đã là một ưu tiên của chính quyền Mỹ, đặc biệt là sau thời điểm Bình Nhưỡng thực hiện vụ thử hạt nhân đầu tiên năm 2006.

Kể từ thời điểm đó đến nay, chính quyền Mỹ đã áp dụng hàng loại biện pháp khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn tập trung vào 4 giải pháp chính. Thứ nhất, là tấn công phòng ngừa, loại bỏ các kho vũ khí hủy diệt của Triều Tiên, lật đổ ban lãnh đạo, tiêu diệt hoàn toàn quân đội nước này.

Thứ hai, là tấn công phẫu thuật, loại bỏ lãnh đạo Kim Jong-un, thay thế bằng một chế độ ôn hòa hơn, thực hiện cải tổ, mở cửa kinh tế, chính trị. Thứ ba, gia tăng sức ép, tăng cường trừng phạt và cô lập kinh tế, ngoại giao buộc lãnh đạo Triều Tiên phải từ bỏ mục tiêu theo đuổi các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Thứ tư, chính thức hoặc không chính thức chấp nhận Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, thực hiện đàm phán nhằm ngăn ngừa phổ biến vũ khí hủy diệt sang nước khác đồng thời kiềm chế tham vọng của lãnh đạo Kim Jong-un.

Thực tế cho thấy, việc lựa chọn một trong các giải pháp này đều không thể mang lại kết quả tích cực cho căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên nếu không muốn nói là khiến tình hình tồi tệ hơn hoặc mang lại nhiều yếu tố bất lợi cho chính quyền Trump.

Hầu hết các ý kiến chuyên gia Mỹ đều thiên về giải pháp gia tăng sức ép toàn diện, đặc biệt là gây sức ép với Trung Quốc, quốc gia được xem là nước bảo trợ và đồng minh thân cận của Triều Tiên.

Tuy nhiên, các động thái gần đây cho thấy, có thể chính Trung Quốc cũng không kiểm soát hoàn toàn được ban lãnh đạo Bình Nhưỡng. Các đề xuất của giới chuyên gia Mỹ cũng chỉ là nhấn mạnh đến một số biện pháp cụ thể trong giải pháp lớn ở từng thời điểm cụ thể chứ chưa đưa ra được một chiến lược hiệu quả.

 Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cũng không chỉ đơn giản là mâu thuẫn giữa Mỹ và Bình Nhưỡng. Đây còn là chiến trường tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc và các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc. Chính vì thế, để có được giải pháp phù hợp, câu trả lời không chỉ nằm ở thủ đô Washington và Bình Nhưỡng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc phản ứng mạnh về việc Triều Tiên thử bom nhiệt hạch
Trung Quốc phản ứng mạnh về việc Triều Tiên thử bom nhiệt hạch

VOV.VN - Trung Quốc lập tức có phản ứng chính thức sau khi Triều Tiên ngày 3/9 tuyên bố thử thành công bom H (bom nhiệt hạch) mạnh chưa từng thấy.

Trung Quốc phản ứng mạnh về việc Triều Tiên thử bom nhiệt hạch

Trung Quốc phản ứng mạnh về việc Triều Tiên thử bom nhiệt hạch

VOV.VN - Trung Quốc lập tức có phản ứng chính thức sau khi Triều Tiên ngày 3/9 tuyên bố thử thành công bom H (bom nhiệt hạch) mạnh chưa từng thấy.

Triều Tiên đang tạo ra “mối đe dọa nghiêm trọng“
Triều Tiên đang tạo ra “mối đe dọa nghiêm trọng“

VOV.VN - Nhiều nước ra tuyên bố cho rằng Triều Tiên đang tạo ra "mối đe dọa nghiêm trọng" cho hòa bình và an ninh khu vực.

Triều Tiên đang tạo ra “mối đe dọa nghiêm trọng“

Triều Tiên đang tạo ra “mối đe dọa nghiêm trọng“

VOV.VN - Nhiều nước ra tuyên bố cho rằng Triều Tiên đang tạo ra "mối đe dọa nghiêm trọng" cho hòa bình và an ninh khu vực.

LHQ thảo luận biện pháp trừng phạt vụ thử hạt nhân của Triều Tiên
LHQ thảo luận biện pháp trừng phạt vụ thử hạt nhân của Triều Tiên

VOV.VN -Các thành viên Hội đồng bảo an LHQ dự kiến sẽ thảo luận một biện pháp đáp trả vụ thử hạt nhân thứ 6-là vụ thử mạnh nhất từ trước tới nay của Triều Tiên

LHQ thảo luận biện pháp trừng phạt vụ thử hạt nhân của Triều Tiên

LHQ thảo luận biện pháp trừng phạt vụ thử hạt nhân của Triều Tiên

VOV.VN -Các thành viên Hội đồng bảo an LHQ dự kiến sẽ thảo luận một biện pháp đáp trả vụ thử hạt nhân thứ 6-là vụ thử mạnh nhất từ trước tới nay của Triều Tiên

Chiêm ngưỡng một Triều Tiên “thay da đổi thịt” đáng kinh ngạc
Chiêm ngưỡng một Triều Tiên “thay da đổi thịt” đáng kinh ngạc

VOV.VN - Những tòa nhà cao tầng cùng nhiều công trình hiện đại lần lượt mọc lên khiến diện mạo Triều Tiên trở nên “lột xác” nhanh chóng.

Chiêm ngưỡng một Triều Tiên “thay da đổi thịt” đáng kinh ngạc

Chiêm ngưỡng một Triều Tiên “thay da đổi thịt” đáng kinh ngạc

VOV.VN - Những tòa nhà cao tầng cùng nhiều công trình hiện đại lần lượt mọc lên khiến diện mạo Triều Tiên trở nên “lột xác” nhanh chóng.