Chi ngân sách trên GDP của Việt Nam vẫn dẫn đầu khu vực suốt nhiều năm

VOV.VN-Theo nghiên cứu của GS. Trần Thọ Đạt và cộng sự tại ĐH Kinh tế Quốc dân, tỷ trọng chi trên GDP của Việt Nam thuộc loại cao nhất khu vực hơn 10 năm qua.

Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia “Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam và vai trò của nhà nước kiến tạo trong hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh” vừa được tổ chức, nghiên cứu của GS. Trần Thọ Đạt và cộng sự tại ĐH Kinh tế Quốc dân có đánh giá: Tỷ trọng chi ngân sách/GDP vẫn duy trì ở mức cao. So sánh với các nước trong khu vực, tỷ trọng chi trên GDP của Việt Nam thuộc loại cao nhất trong hơn 10 năm qua. 

So sánh thu chi ngân sách giữa Việt Nam và một số nước (% GDP)

Chi thường xuyên chiếm khoảng 70% GDP

Phân tích cụ thể, GS. Trần Thọ Đạt cho biết, tổng chi ngân sách của Việt Nam năm 2016, đến thời điểm 15/12/2016 ước đạt 1.135,5 nghìn tỷ đồng, bằng 89,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 190,5 nghìn tỷ đồng (74,7%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 786 nghìn tỷ đồng (95,4%); chi trả nợ và viện trợ đạt 150,3 nghìn tỷ đồng (96,9%).

Phát biểu tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) vào sáng 20/3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng: Nợ công tăng nhanh là thực tế khách quan, khi chúng ta quyết chi theo nhu cầu trong khi tăng trưởng kinh tế thì giai đoạn 5 năm vừa qua, kinh tế tăng trưởng chỉ đạt 5,9% trong khi mục tiêu ban đầu đặt ở mức cao 7%. Tuy vậy, chúng ta vẫn đảm bảo các chỉ tiêu khác đã đề ra như an sinh xã hội, đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ... khiến bội chi ở mức cao trong thời gian dài.
Năm 2016, tỷ trọng chi ngân sách/GDP của Việt Nam vẫn ở mức trên 28% GDP. Chi thường xuyên vẫn tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn (khoảng 70%), theo đó, chi thường xuyên đã lớn hơn mức thu từ thuế và phí. 

Từ thực tế này, nhóm nghiên cứu đánh giá “các biện pháp cải cách hành chính vẫn chưa phát huy tác dụng, hệ thống và cơ chế chi tiêu thường xuyên chưa có cải thiện tích cực. Trong những năm tới khả năng giảm nhanh chi thường xuyên là không dễ dàng, gây ảnh hưởng lớn đến thâm hụt ngân sách và nợ công trong trung và dài hạn khi ngân sách có thể phải đi vay để chi thường xuyên chứ không phải để đầu tư phát triển”.

Theo Báo cáo tóm tắt về đề án kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tháng 10 năm 2016 thì tỷ trọng chi đầu tư phát triển đã giảm mạnh từ 28,5% (giai đoạn 2001-2005), 24,4% (giai đoạn 2006-2010), 18% (giai đoạn 2011-2015) và chỉ còn 15,2% trong tổng chi ngân sách năm 2015.

Nguy cơ rất lớn đến nền kinh tế

Thâm hụt ngân sách lớn đã khiến nợ công năm 2016 chạm trần 65% GDP. Tỷ lệ này hiện cũng đang ở mức rất cao so với nhóm nước trong khu vực, đặc biệt là tăng rất nhanh so với các nước kể từ năm 2011. Áp lực chi trả nợ công đang ngày càng gia tăng khi tỷ trọng chi trả nợ trung và dài hạn đã vượt ngưỡng 25% tổng thu ngân sách (năm 2016 ước đạt 26,3%).

Ngoài ra, rủi ro nợ công của Việt Nam còn nằm ở hai yếu tố: Nợ công trên chưa tính đến nợ của khu vực DNNN trong khi khu vực này vẫn luôn nhận được ngân sách “mềm” từ Chính phủ và là nguồn tiềm ẩn đối với nợ công.

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng số nợ phải trả hợp nhất năm 2015 của riêng 103 Tập đoàn, TCT đã là 1.547.859 tỷ đồng, tương đương hơn 70 tỷ USD (chiếm khoảng 35% GDP). Như vậy, nếu tính cả nợ của DNNN, tỷ lệ nợ công đã vượt quá 100% GDP.

“Tốc độ gia tăng nợ công nhanh trong khi triển vọng tăng trưởng kinh tế còn nhiều khó khăn phía trước, ngân sách trung hạn thiếu bền vững, tỉ trọng trả nợ vay trong tổng chi ngân sách đã vượt ngưỡng cho phép đang là nguy cơ rất lớn đến nền kinh tế”- cảnh báo của GS. Trần Thọ Đạt và nhóm nghiên cứu.

Trong khi đó, tỷ lệ thu ngân sách/GDP của Việt Nam đang liên tục suy giảm qua các năm. Nếu như giai đoạn 2006-2010, thu NSNN ước đạt 28,7% GDP thì giai đoạn 2011-2015 giảm chỉ còn 23,3%. Năm 2016, tỷ lệ ước tính chỉ còn 22,1%.

Tỷ trọng tổng thu NSNN/GDP của Việt Nam  đang ở mức trung bình trong khu vực nhưng đang ngày càng giảm dần, do một số nguyên nhân như: Kinh tế chưa thực sự khởi sắc; Cắt giảm thuế quan theo lộ trình tham gia các Hiệp định thương mại; Thu từ dầu thô suy giảm do giá dầu và sản lượng dầu suy giảm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Xem xét giảm 10% chi thường xuyên để tăng lương
Thủ tướng: Xem xét giảm 10% chi thường xuyên để tăng lương

VOV.VN - Thủ tướng chỉ đạo, các địa phương, bộ ngành xen xét tiết kiệm 10% chi thường xuyên để nâng tiền lương cho cán bộ công chức.

Thủ tướng: Xem xét giảm 10% chi thường xuyên để tăng lương

Thủ tướng: Xem xét giảm 10% chi thường xuyên để tăng lương

VOV.VN - Thủ tướng chỉ đạo, các địa phương, bộ ngành xen xét tiết kiệm 10% chi thường xuyên để nâng tiền lương cho cán bộ công chức.

Bội chi và nợ công cao – “cái gai” trên đường Việt Nam tăng trưởng
Bội chi và nợ công cao – “cái gai” trên đường Việt Nam tăng trưởng

VOV.VN -Nhiều chuyên gia cảnh báo bội chi ngân sách lớn và nợ công tăng cao vẫn như “cái gai” cản đường tăng trưởng của Việt Nam.

Bội chi và nợ công cao – “cái gai” trên đường Việt Nam tăng trưởng

Bội chi và nợ công cao – “cái gai” trên đường Việt Nam tăng trưởng

VOV.VN -Nhiều chuyên gia cảnh báo bội chi ngân sách lớn và nợ công tăng cao vẫn như “cái gai” cản đường tăng trưởng của Việt Nam.

 “Chi thường xuyên tăng quá nhanh, ngân sách gặp khó là đúng”
“Chi thường xuyên tăng quá nhanh, ngân sách gặp khó là đúng”

VOV.VN -Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước tăng quá nhanh, cao hơn tăng thu nên ngân sách gặp khó khăn là đúng.

 “Chi thường xuyên tăng quá nhanh, ngân sách gặp khó là đúng”

“Chi thường xuyên tăng quá nhanh, ngân sách gặp khó là đúng”

VOV.VN -Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước tăng quá nhanh, cao hơn tăng thu nên ngân sách gặp khó khăn là đúng.

Bội chi ngân sách Nhà nước năm nay hơn 192.000 tỷ đồng
Bội chi ngân sách Nhà nước năm nay hơn 192.000 tỷ đồng

VOV.VN - Theo cập nhật của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 15/12, bội chi ngân sách Nhà nước của nước ta ước tính khoảng 190.200 tỷ đồng.

Bội chi ngân sách Nhà nước năm nay hơn 192.000 tỷ đồng

Bội chi ngân sách Nhà nước năm nay hơn 192.000 tỷ đồng

VOV.VN - Theo cập nhật của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 15/12, bội chi ngân sách Nhà nước của nước ta ước tính khoảng 190.200 tỷ đồng.

Giải pháp đưa bội chi ngân sách nhà nước về 3,5%GDP
Giải pháp đưa bội chi ngân sách nhà nước về 3,5%GDP

VOV.VN -Theo dự toán bội chi ngân sách nhà nước năm 2017 là 178.000 tỷ đồng, tương đương 3,5%GDP.

Giải pháp đưa bội chi ngân sách nhà nước về 3,5%GDP

Giải pháp đưa bội chi ngân sách nhà nước về 3,5%GDP

VOV.VN -Theo dự toán bội chi ngân sách nhà nước năm 2017 là 178.000 tỷ đồng, tương đương 3,5%GDP.