Khủng hoảng Qatar: Danh sách khủng bố “đổ thêm dầu vào lửa”

VOV.VN -Qatar đã bác bỏ danh sách trừng phạt khủng bố, coi đó là "các cáo buộc vô căn cứ, không có cơ sở trên thực tế".

Sáng sớm 9/6, các quốc gia Arab đã đưa tên 12 tổ chức và 59 cá nhân vào danh sách trừng phạt khủng bố, mà họ cho là có liên quan đến Qatar. Động thái này khiến cho cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa các nước vùng Vịnh với quốc gia giàu năng lượng đang bị cô lập này càng trở nên căng thẳng.

Căng thẳng vẫn leo thang

Qatar đã bác bỏ danh sách trừng phạt khủng bố, coi đó là "các cáo buộc vô căn cứ, không có cơ sở trên thực tế". AP trích dẫn lời của nhà ngoại giao hàng đầu quốc gia này tuyên bố rằng, các quốc gia Arab không có "quyền phong tỏa đất nước tôi".

Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani phát biểu tại cuộc họp báo ở Doha, Qatar, ngày 8/6 (Ảnh: AFP).

Việc các quốc gia Arab đưa ra Danh sách trừng phạt khủng bố càng tiếp tục gây sức ép đối với Qatar, nơi đặt căn cứ quân sự của Mỹ và là nước chủ nhà của World Cup 2022. Động thái này cho thấy cuộc khủng hoảng vẫn đang leo thang mặc dù Kuwait đã có những nỗ lực làm trung gian hàn gắn những vết nứt ngoại giao.

Bahrain, Ai Cập, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cho biết họ đã đưa vào Danh sách trừng phạt khủng bố đối với các tổ chức và cá nhân vì có "những vi phạm liên tục và tiếp diễn có liên quan đến chính quyền Doha".

Trong số các cá nhân trong Danh sách trừng phạt có tên Youssef al-Qaradawi, một giáo sĩ người Ai Cập được coi là lãnh đạo tinh thần của tổ chức Anh em Hồi giáo. Al-Qaradawi đã và đang bị kết án tử hình vắng mặt ở Ai Cập kể từ khi quân đội lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi năm 2013.

Trong một diễn biến liên quan Ai Cập đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc điều tra một báo cáo nói rằng Qatar "đã trả 1 tỷ USD cho một nhóm khủng bố đang hoạt động tại Iraq" để giải phóng 26 con tin. Nếu thông tin này là sự thật thì nước này đã vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc chiến chống khủng bố.

Qatar khẳng định không tài trợ khủng bố

Qatar đã bác bỏ thông tin cho rằng nước này hỗ trợ hoặc tài trợ cho các nhóm khủng bố. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao phương Tây vẫn cáo buộc rằng chính phủ Qatar cho phép hoặc thậm chí khuyến khích tài trợ cho một số phần tử Sunni cực đoan, như chi nhánh của al-Qaeda tại Syria.

Trả lời cho cáo buộc này, Qatar đã đưa ra một tuyên bố: "Chúng tôi không, đã không và sẽ không hỗ trợ các nhóm khủng bố".

"Chúng tôi dẫn dắt các nước trong khu vực tấn công gốc rễ của chủ nghĩa khủng bố bằng cách cho những người trẻ tuổi hy vọng về việc làm, thay thế vũ khí bằng ngòi bút, thông qua việc giáo dục đào tạo hàng trăm ngàn người tị nạn Syria và tài trợ cho các chương trình cộng đồng địa phương trên toàn cầu để đối phó với các thách thức của chủ nghĩa cực đoan”- tuyên bố của Qatar nêu.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hôm thứ Năm (8/6- giờ địa phương) với AP, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani đã nhắc đi nhắc lại lời phủ nhận cáo buộc rằng quốc gia của ông đã tài trợ cho các phần tử cực đoan. Ông cũng bác bỏ ý tưởng đóng cửa mạng lưới tin tức Al-Jazeera theo yêu cầu của Các quốc gia Arab.

Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani nói, Qatar là một quốc gia độc lập. "Nếu ai đó nghĩ rằng họ có thể áp đặt bất cứ điều gì vào công việc nội bộ của chúng tôi, điều đó sẽ không xảy ra", Sheikh Mohammed nói.

Lo ngại về cuộc khủng hoảng có thể kéo dài, nhiều người dân đã đổ xô đi mua dự trữ lương thực, dọn sạch các cửa hàng tạp hóa ở thủ đô Doha. Saudi Arabia đã chặn các xe tải chở lương thực từ nước này qua biên giới đất liền duy nhất với Qatar.

Doha là một trung tâm du lịch quốc tế lớn, nhưng hiện nay hãng hàng không Qatar Airways đang phải bay vòng qua Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi bị chặn ở những nước Trung Đông khác. Hôm thứ Tư (7/6), giới chức Emirate đã đóng cửa các văn phòng của hãng hàng không này tại UAE.

Các văn phòng của Al-Jazeera cũng đã bị đóng cửa ở Saudi Arabia và Jordan. Mạng lưới Al-Jazeera đêm 8/6 cũng cho biết, các trang web của nó đã bị tấn công.

Các nỗ lực nhằm làm dịu tình hình

Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đồng ý đưa quân tới một căn cứ Thổ Nhĩ Kỳ đóng tại Qatar như một biểu hiện ủng hộ nước này. Trong bối cảnh khủng hoảng ngoại giao và lệnh phong tỏa thương mại của Saudi Arabia và UAE đối với Qatar, ông Mehmet Buyukeksi, Chủ tịch Hội đồng xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sang đáp ứng nhu cầu lương thực và nước uống cho Qatar. Ông cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp đủ lúa mỳ cho thị trường Qatar trong 4 tuần qua và chính phủ cũng đã có nguồn dự trữ lương thực chiến lược cho Doha.

Chủ tịch Liên minh xuất khẩu nông sản Iran, ông Reza Nourani cũng cho biết Iran sẵn sang cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm cho Qatar trong vòng 12 tiếng. Ông cũng nhấn mạnh thêm, tuyến đường bộ duy nhất của Qatar với Arab bị phong tỏa, do vậy chỉ có Iran là gần nhất với Qatar và chỉ trong vòng 1 ngày Iran có thể cung ứng đủ nhu yếu phẩm cho Qatar bằng đường biển.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã tweet hôm thứ Ba về việc Qatar tài trợ các phần tử cực đoan, đã điện đàm với nhà lãnh đạo Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani hôm thứ Tư và đề xuất tổ chức cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo tại Nhà Trắng để giải quyết cuộc khủng hoảng.

Tuy nhiên, Sheikh Mohammed nói với AP hôm thứ Năm rằng Sheikh Tamim "sẽ không rời khỏi đất nước trong khi quốc gia đang bị phong tỏa" và từ chối mọi đề xuất nhằm xoa dịu căng thẳng. Các nhà phân tích đã nhắc nhiều hơn đến khả năng xảy ra chính biến trong Hoàng cung Qatar do dòng họ Al Thani thế tục nhiều đời và cũng đã từng trải qua vài lần thay đổi người nắm quyền.

Chính quyền Trump sau đó đã đề xuất đưa Ngoại trưởng Rex Tillerson, người từng là CEO của Exxon Mobil, có quan hệ kinh doanh với Qatar, làm một người trung gian.

Về phía Nga, Cố vấn Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Elena Suponina cho rằng Nga có thể trở thành một trong những trung gian hòa giải cho cuộc xung đột giữa Qatar và các nước Arab. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã thảo luận vấn đề này qua điện thoại với Tổng thống Nga Putin./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Qatar kêu gọi giải quyết khủng hoảng ngoại giao
Qatar kêu gọi giải quyết khủng hoảng ngoại giao

VOV.VN - Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdul Rahman khẳng định, không có bất kỳ hành động làm leo thang căng thẳng nào từ phía Qatar.

Qatar kêu gọi giải quyết khủng hoảng ngoại giao

Qatar kêu gọi giải quyết khủng hoảng ngoại giao

VOV.VN - Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdul Rahman khẳng định, không có bất kỳ hành động làm leo thang căng thẳng nào từ phía Qatar.

Các nước đồng loạt lên tiếng về khủng hoảng ngoại giao tại vùng Vịnh
Các nước đồng loạt lên tiếng về khủng hoảng ngoại giao tại vùng Vịnh

VOV.VN - Nhiều nước kêu gọi Qatar và các quốc gia láng giềng tại vùng Vịnh cùng ngồi vào bàn đàm phán để tháo gỡ những khúc mắc hiện nay.

Các nước đồng loạt lên tiếng về khủng hoảng ngoại giao tại vùng Vịnh

Các nước đồng loạt lên tiếng về khủng hoảng ngoại giao tại vùng Vịnh

VOV.VN - Nhiều nước kêu gọi Qatar và các quốc gia láng giềng tại vùng Vịnh cùng ngồi vào bàn đàm phán để tháo gỡ những khúc mắc hiện nay.

Khủng hoảng ngoại giao Qatar là cuộc chơi của Mỹ và Saudi Arabia?
Khủng hoảng ngoại giao Qatar là cuộc chơi của Mỹ và Saudi Arabia?

VOV.VN - Nhà phân tích chính trị Avigdor Eskin cho rằng, những tuyên bố của Mỹ và Saudi Arabia về cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar là có vấn đề.

Khủng hoảng ngoại giao Qatar là cuộc chơi của Mỹ và Saudi Arabia?

Khủng hoảng ngoại giao Qatar là cuộc chơi của Mỹ và Saudi Arabia?

VOV.VN - Nhà phân tích chính trị Avigdor Eskin cho rằng, những tuyên bố của Mỹ và Saudi Arabia về cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar là có vấn đề.

Khủng hoảng ngoại giao biến vùng Vịnh thành cái ao “đục nước béo cò”
Khủng hoảng ngoại giao biến vùng Vịnh thành cái ao “đục nước béo cò”

VOV.VN - Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh vừa qua, một câu hỏi được đặt ra là Mỹ ủng hộ hay chống lại Qatar, quốc gia có vị trí chiến lược tại đây.

Khủng hoảng ngoại giao biến vùng Vịnh thành cái ao “đục nước béo cò”

Khủng hoảng ngoại giao biến vùng Vịnh thành cái ao “đục nước béo cò”

VOV.VN - Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh vừa qua, một câu hỏi được đặt ra là Mỹ ủng hộ hay chống lại Qatar, quốc gia có vị trí chiến lược tại đây.

Qatar đối mặt khủng hoảng lương thực vì căng thẳng ngoại giao
Qatar đối mặt khủng hoảng lương thực vì căng thẳng ngoại giao

VOV.VN - Là quốc gia phải nhập khẩu hơn 90% lương thực, bất đồng ngoại giao có thể đẩy Qatar lâm vào khủng hoảng lương thực nghiêm trọng.

Qatar đối mặt khủng hoảng lương thực vì căng thẳng ngoại giao

Qatar đối mặt khủng hoảng lương thực vì căng thẳng ngoại giao

VOV.VN - Là quốc gia phải nhập khẩu hơn 90% lương thực, bất đồng ngoại giao có thể đẩy Qatar lâm vào khủng hoảng lương thực nghiêm trọng.

Tiểu vương Kuwait đến Qatar, thúc đẩy hòa giải vụ khủng hoảng
Tiểu vương Kuwait đến Qatar, thúc đẩy hòa giải vụ khủng hoảng

VOV.VN - Kuwait là quốc gia vùng Vịnh chưa cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar và cũng có quan hệ thân thiết với Saudi Arabia.

Tiểu vương Kuwait đến Qatar, thúc đẩy hòa giải vụ khủng hoảng

Tiểu vương Kuwait đến Qatar, thúc đẩy hòa giải vụ khủng hoảng

VOV.VN - Kuwait là quốc gia vùng Vịnh chưa cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar và cũng có quan hệ thân thiết với Saudi Arabia.