Căng thẳng vùng Vịnh: Al-Jazeera trở thành tâm điểm chỉ trích

VOV.VN - Theo quan điểm của 4 nước Arab, Al-Jazeera là hãng truyền thông “chiến tranh hiện đại” đã châm ngòi cho tình trạng hỗn loạn trong khu vực.

Trước những lo ngại của Liên Hợp Quốc về yêu cầu đóng cửa kênh truyền hình Al-Jazeera mà 4 nước Arab đưa ra đối với Qatar là “vi phạm các quyền tự do cơ bản”, hôm 12/7, Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã có thư phản hồi gửi tới Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền.

Theo quan điểm của 4 nước Arab, Al-Jazeera là hãng truyền thông “chiến tranh hiện đại” đã châm ngòi cho tình trạng hỗn loạn trong khu vực. Ảnh: AP.

Trong thư, kênh truyền hình Al-Jazeera tiếp tục trở thành tâm điểm để 4 nước Arab chỉ trích bao gồm các cáo buộc thúc đẩy chủ nghĩa bài Do Thái, kỳ thị và kích động hận thù tôn giáo.

Đóng cửa kênh truyền hình Al-Jazeera là một trong 13 yêu cầu mà 4 nước Arab, bao gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập đưa ra làm điều kiện với Qatar để nối lại quan hệ. Tuy nhiên, theo đại diện hãng truyền thông này, đây là một trong những nỗ lực mà 4 nước Arab “làm im tiếng tự do ngôn luận”.

Việc yêu cầu đóng cửa kênh truyền hình Al-Jazeera của 4 nước Arab cũng khiến Liên Hợp Quốc nhiều lần bày tỏ quan ngại, bởi nó đã “vi phạm các quyền tự do cơ bản”. 

Người phát ngôn Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền Rupert Colville cho biết: “Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền rất quan tâm đến yêu cầu Qatar đóng cửa kênh truyền hình Al-Jazeera cũng như các cơ quan truyền thông khác.

Bất kể bạn có xem hay nhất trí với nội dung của nó hay không thì kênh truyền hình Al-Jazeera bằng tiếng Arab và tiếng Anh là hợp pháp và có hàng triệu người xem. Theo chúng tôi, yêu cầu đóng của kênh truyền hình này là một sự tấn công không thể chấp nhận vào quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến”.

Phản hồi những quan ngại này của Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng UAE Anwar Gargash hôm qua (12/7) đã gửi một bức thư tới Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền. Trong bức thư, ông Gargash tiếp tục cáo buộc Al-Jazeera đã nhiều lần vượt qua ngưỡng kích động thù địch, bạo lực và phân biệt đối xử.

Cũng trong ngày 12/7, tại phiên khai mạc Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Thông tin Arab (AIMC) lần thứ 48 ở thủ đô Cairo, Ai Cập, các quan chức đầu ngành thông tin 4 nước Arab đã đồng loạt chỉ trích kênh truyền hình Al-Jazeera của Qatar vì đã phát sóng các nội dung kích động làn sóng chống các nước Arab, nỗ lực phá hoại sự ổn định và an ninh khu vực.

Tại đây, Bộ trưởng Nhà nước, kiêm Chủ tịch Ban Giám đốc Hội đồng truyền thông quốc gia UAE, ông Sultan bin Ahmed đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò then chốt của ngành truyền thông trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và cực đoan. 

Theo quan điểm của 4 nước Arab, Al-Jazeera là hãng truyền thông “chiến tranh hiện đại”, đóng một vai trò quan trọng và rõ ràng trong việc châm ngòi cho tình trạng hỗn loạn tại khu vực. Điều này thể hiện rõ nét nhất khi kênh truyền hình này kích động người dân Arab nhiều nước tiến hành cuộc nổi dậy “Mùa xuân Arab” vào năm 2011.

Vào thời điểm đó, kênh truyền hình Al-Jazeera còn bị coi là một vũ khí giết người lợi hại và có sức ảnh hưởng hơn bất kỳ loại vũ khí và máy bay chiến đấu nào.

Về phần mình, kể từ khi khủng hoảng vùng Vịnh xảy ra, tận dụng lợi thế là một kênh truyền hình có sức ảnh hưởng lớn không chỉ tại khu vực mà còn trên toàn thế giới, kênh truyền hình Al-Jazeera đã đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông nhằm bảo vệ chính phủ Qatar.

Một mặt, Al-Jazeera kịch liệt bác bỏ mọi cáo buộc “vô căn cứ” như hỗ trợ khủng bố, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực nhằm vào chính phủ Qatar; mặt khác nêu rõ quan điểm lập trường của Qatar cũng như truyền bá hình ảnh của kênh truyền hình này để cộng đồng quốc tế “ủng hộ”. Trên thực tế, hãng truyền thông này đã thành công.

Căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh nảy sinh sau khi 4 nước Arab đầu tháng 6 cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, với cáo buộc nước này tài trợ, tiếp tay cho chủ nghĩa khủng bố và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước này.

Tiếp sau đó, những nước này đã áp dụng các biện pháp cô lập Qatar, đồng thời đưa ra bản yêu sách 13 điểm, trong đó yêu cầu Qatar đóng cửa đài truyền hình Al-Jazeera, hạ cấp quan hệ và Iran và ngừng tài trợ cho khủng bố.

Cho đến nay, căng thẳng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Dự kiến, Ngoại trưởng 4 nước Arab sẽ sớm nhóm họp tại Bahrain để thảo luận về bước tiếp theo nhằm siết chặt các biện pháp trừng phạt Qatar sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson kết thúc chuyến làm việc tại vùng Vịnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ sốt sắng tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh
Mỹ sốt sắng tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh

VOV.VN - Sự "sốt sắng" của Mỹ là điều dễ hiểu bởi vùng Vịnh là nơi ảnh hưởng quan trọng tới chính sách của Mỹ liên quan tới cuộc chiến chống khủng bố.

Mỹ sốt sắng tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh

Mỹ sốt sắng tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh

VOV.VN - Sự "sốt sắng" của Mỹ là điều dễ hiểu bởi vùng Vịnh là nơi ảnh hưởng quan trọng tới chính sách của Mỹ liên quan tới cuộc chiến chống khủng bố.

Khủng hoảng ngoại giao khiến giá thực phẩm ở Qatar leo thang
Khủng hoảng ngoại giao khiến giá thực phẩm ở Qatar leo thang

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và 4 nước Arab đang khiến giá cả các loại lương thực, thực phẩm và chi phí sinh hoạt tại Qatar tăng lên.

Khủng hoảng ngoại giao khiến giá thực phẩm ở Qatar leo thang

Khủng hoảng ngoại giao khiến giá thực phẩm ở Qatar leo thang

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và 4 nước Arab đang khiến giá cả các loại lương thực, thực phẩm và chi phí sinh hoạt tại Qatar tăng lên.

Ngoại trưởng Pháp tới Vùng Vịnh “tháo ngòi nổ” căng thẳng
Ngoại trưởng Pháp tới Vùng Vịnh “tháo ngòi nổ” căng thẳng

VOV.VN - Chuyến thăm Vùng Vịnh của Ngoại trưởng Pháp góp phần vào nỗ lực chung nhằm giải quyết căng thẳng giữa Qatar với các nước Arab.

Ngoại trưởng Pháp tới Vùng Vịnh “tháo ngòi nổ” căng thẳng

Ngoại trưởng Pháp tới Vùng Vịnh “tháo ngòi nổ” căng thẳng

VOV.VN - Chuyến thăm Vùng Vịnh của Ngoại trưởng Pháp góp phần vào nỗ lực chung nhằm giải quyết căng thẳng giữa Qatar với các nước Arab.

Nỗ lực của Mỹ chưa đủ sức làm giảm căng thẳng Vùng Vịnh
Nỗ lực của Mỹ chưa đủ sức làm giảm căng thẳng Vùng Vịnh

VOV.VN - Các nước vùng Vịnh chống Qatar cho rằng những gì Mỹ làm chưa đủ và vẫn cần duy trì biện pháp trừng phạt Qatar.

Nỗ lực của Mỹ chưa đủ sức làm giảm căng thẳng Vùng Vịnh

Nỗ lực của Mỹ chưa đủ sức làm giảm căng thẳng Vùng Vịnh

VOV.VN - Các nước vùng Vịnh chống Qatar cho rằng những gì Mỹ làm chưa đủ và vẫn cần duy trì biện pháp trừng phạt Qatar.

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ủng hộ Qatar bất chấp các lệnh trừng phạt
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ủng hộ Qatar bất chấp các lệnh trừng phạt

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ủng hộ Qatar sau khi Saudi Arabia, Ai Cập, UAE và Bahrain cắt đứt tất cả mối quan hệ ngoại giao và kinh tế với nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ủng hộ Qatar bất chấp các lệnh trừng phạt

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ủng hộ Qatar bất chấp các lệnh trừng phạt

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ủng hộ Qatar sau khi Saudi Arabia, Ai Cập, UAE và Bahrain cắt đứt tất cả mối quan hệ ngoại giao và kinh tế với nước này.