Nông dân Australia kể về phút chạm mặt tàu Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Một nông dân Australia cho biết, ông đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc có mặt gần cụm bãi cạn Luconia ở Biển Đông quấy nhiễu.

Khi không làm công việc đồng áng tại trang trại của mình ở khu vực Đông Nam New South Wales, Australia, ông Hans Berekoven được biết đến như một nhà khảo cổ học biển nghiệp dư, phục chế đồ tạo tác từ con tàu đắm cho một bảo tàng của Malaysia.

Tàu Trung Quốc gần cụm bãi cạn Luconia ở Biển Đông. (Ảnh chụp từ thuyền của Hans Berekoven)

Giây phút bị tàu Trung Quốc uy hiếp

Ông Berekoven cho biết, trong một chuyến đi, ông đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc có mặt gần cụm bãi cạn Luconia ở Biển Đông quấy nhiễu.

“Họ (tàu Trung Quốc) đã cố gắng đuổi chúng tôi ra khỏi khu vực. Khi chúng tôi đến đó và bắt đầu lặn, tàu Trung Quốc lập tức nhổ neo và chạy vòng quanh chúng tôi, đôi khi khoảng cách là rất gần. Đó rõ ràng là tín hiệu đe dọa”, Berekoven nói.

Cụm bãi cạn Luconia nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (gần 400km) mà Malaysia tuyên bố chủ quyền. Khu vực này chỉ cách đảo lớn Borneo của Malaysia 84 hải lý (khoảng 150km) về phía Bắc, trong khi cách lục địa Trung Quốc tới 2.000km.

Cụm bãi cạn này cũng nằm trong phạm vi tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thời gian qua, Trung Quốc không chỉ dừng lại ở mức độ tuyên bố mà đã và đang âm mưu hiện thực hóa yêu sách này bằng nhiều cách. Trong đó không thể không nhắc tới việc Bắc Kinh tiến hành bồi lấp quy mô lớn, cải tạo các rạn sạn hô và bãi đá thành đảo nhân tạo, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế.

Ngay cả khi Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ngày 12/7 ra phán quyết bác bỏ cái mà Bắc Kinh gọi là “quyền lịch sử” với các nguồn tài nguyên trong vùng biển nằm trong “đường 9 đoạn” ở biển Đông, Trung Quốc vẫn tiếp tục có hành động thách thức các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.

Trung Quốc sai nhưng Malaysia vẫn mềm mỏng

Giáo sư Clive Schofield, chuyên gia nghiên cứu An ninh và Tài nguyên biển của Đại học Wollongong (Australia) nói rằng, với vị trí nằm cách bờ biển Borneo 84 hải lý, cụm bãi cạn Luconia rõ ràng nằm trên thềm lục địa của Malaysia và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Malaysia theo định nghĩa của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Đồ họa vị trí cụm bãi cạn Luconia ở Biển Đông. (Ảnh: ABC)

“Vì vậy, nếu ai đó có quyền lợi với cụm bãi cạn này thì đó là Malaysia chứ không phải Trung Quốc”, giáo sư Schofield nói.

Trong khi đó, Berekoven cho biết, ông cảm thấy rất bức xúc vì những thiệt hại đối với môi trường do tàu Trung Quốc gây ra khi neo đậu gần Luconia.

“Tàu Trung Quốc trang bị mỏ neo rất lớn. Mỗi lần gió biển đổi hướng, dây xích neo tàu lại quét qua, quét lại làm xáo trộn rạn san hô trong khu vực”, ông Berekoven nói.

Năm ngoái, ông Berekoven cũng chọn ngày Quốc khánh của Malaysia 31/8 để phản đối sự hiện diện của Trung Quốc tại khu vực này bằng cách cắm cờ Malaysia trên bãi Luconia. Tuy nhiên, chiếc cờ này đã được chính phía Malaysia dỡ đi sau đó một ngày.

Ông Berekoven nhớ lại: “Tôi và người phụ trách bảo tàng nơi tôi làm việc cùng với vài người bạn Malaysia và một nhà báo của Borneo Post đã cắm cờ trên một thực thể tại cụm bãi cạn Luconia trong lúc tàu Hải cảnh Trung Quốc theo dõi mọi hoạt động của chúng tôi ở khoảng cách 500m”.

Ông  Berekoven cho biết thêm rằng, sáng hôm sau, trực thăng của Malaysia đã tiếp cận nơi cắm cờ và sau đó một tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Malaysia được phái đến hạ lá cờ xuống. Theo ông Berekoven, đây là động thái khó hiểu của nhà chức trách Malaysia.

Tuy nhiên, giáo sư Schofield lại cho biết, ông không lấy làm ngạc nhiên về hành động nói trên của Malaysia bởi chính quyền Kuala Lumpur có truyền thống xử lý vấn đề phát sinh với Trung Quốc thông qua con đường ngoại giao mềm mỏng, tranh gây xung đột.

Nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông bị đe dọa

Căng thẳng ở Biển Đông thường được tập trung phân tích ở những khía cạnh như đây là vùng biển giàu tài nguyên khí đốt, dầu mỏ hay như tầm quan trọng của tuyến đường thương mại hàng hải bận rộn bậc nhất trên thế giới.

Đội tàu cá của Trung Quốc. (Ảnh: AFP)

“Tuy nhiên, tầm quan trọng của hoạt động nghề cá thường bị bỏ qua”, giáo sư Schofield nhận định.

Giáo sư Schofield cho biết thêm rằng: “Ước tính Biển Đông cung cấp khoảng 12% sản lượng đánh bắt thủy sản toàn cầu. Nguồn lợi từ thủy sản cũng đóng góp vai trò không nhỏ đối với an ninh lương thực trong khu vực”.

Có lẽ, Malaysia đã nhận thức được điều này khi đưa ra phản ứng mạnh mẽ hiếm hoi sau sự kiện có khoảng 100 tàu cá Trung Quốc hiện diện quanh cụm bãi cạn Luconia hồi tháng 3/2016.

Trong một động thái hiếm hoi, Malaysia đã triệu Đại sứ Trung Quốc để yêu cầu giải thích rõ vụ việc.

Nhận định về tình huống này, giáo sư Schofield cho rằng: “Malaysia đưa ra phản ứng tương đối mạnh mẽ khi triệu Đại sứ Trung Quốc để phản đối điều đó”.

Trong một diễn biến liên quan đến vụ việc trên, tờ The Star dẫn lời Tổng giám đốc Cơ quan Chấp pháp biển Malaysia (MMEA), Đô đốc Ahmad Puzi Ab Kahar cảnh báo rằng, tàu nước ngoài đánh bắt cá trái phép trong vùng biển nước này sẽ có thể bị đánh chìm hoặc bị bán đấu giá cùng với số hải sản họ đánh bắt được, nếu bị kết tội theo luật pháp Malaysia.

Đô đốc Ahmad Puzi cho biết, MMEA đã cùng Hải quân Hoàng gia Malaysia triển khai tàu thuyền và máy bay theo dõi hoạt động của các tàu thuyền nước ngoài để có những biện pháp thích hợp.

Giáo sư Schofield cho rằng, hành động kịp thời của nhà chức trách Malaysia ở thời điểm đó là cần thiết để nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành khai thác thủy sản Malaysia.

Theo giáo sư Schofield, nguồn tài nguyên thủy sản trong khu vực đang đứng trước nguy cơ cạn kiện vì tình trạng khai thác tận diệt.

“Khu vực này là nơi các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn và các đội tàu cá từ các nước có tranh chấp không thống nhất được việc quản lý nguồn tài nguyên này một cách hợp lý. Nguy cơ ngành đánh bắt cá bị sụp đổ là hoàn toàn có thật và đang hiển hiện trước mắt”, ông Schofield nói.

Không có mối quan tâm giống giáo sư Schofield, người nông dân Australia Berekoven cho biết, ông đang chuẩn bị để trở lại cụm bãi cạn Luconia, tiếp tục công việc thu thập các hiện vật từ con tàu đắm ở đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại trưởng Nhật Bản tới Philippines thảo luận về vấn đề Biển Đông
Ngoại trưởng Nhật Bản tới Philippines thảo luận về vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Nhật Bản dự định hội kiến Tổng thống Philippines, thảo luận các giải pháp đối phó với yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Nhật Bản tới Philippines thảo luận về vấn đề Biển Đông

Ngoại trưởng Nhật Bản tới Philippines thảo luận về vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Nhật Bản dự định hội kiến Tổng thống Philippines, thảo luận các giải pháp đối phó với yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc thiết lập cơ sở pháp lý cho hành vi sai trái ở Biển Đông
Trung Quốc thiết lập cơ sở pháp lý cho hành vi sai trái ở Biển Đông

VOV.VN - Việc Trung Quốc truy tố những người đi vào vùng biển mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền là động thái đáng quan ngại.

Trung Quốc thiết lập cơ sở pháp lý cho hành vi sai trái ở Biển Đông

Trung Quốc thiết lập cơ sở pháp lý cho hành vi sai trái ở Biển Đông

VOV.VN - Việc Trung Quốc truy tố những người đi vào vùng biển mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền là động thái đáng quan ngại.

Trung Quốc phản đối Thủ tướng Singapore về Biển Đông
Trung Quốc phản đối Thủ tướng Singapore về Biển Đông

VOV.VN - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng phản đối phát biểu đúng đắn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long về Biển Đông và phán quyết từ PCA.

Trung Quốc phản đối Thủ tướng Singapore về Biển Đông

Trung Quốc phản đối Thủ tướng Singapore về Biển Đông

VOV.VN - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng phản đối phát biểu đúng đắn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long về Biển Đông và phán quyết từ PCA.

Đặc phái viên của Philippines đến Trung Quốc bàn về Biển Đông
Đặc phái viên của Philippines đến Trung Quốc bàn về Biển Đông

VOV.VN - Tổng thống Philippines Duterte đã chỉ định cựu tổng thống Fidel Ramos làm Đặc phái viên đến Bắc Kinh nối lại đàm phán với Trung Quốc. 

Đặc phái viên của Philippines đến Trung Quốc bàn về Biển Đông

Đặc phái viên của Philippines đến Trung Quốc bàn về Biển Đông

VOV.VN - Tổng thống Philippines Duterte đã chỉ định cựu tổng thống Fidel Ramos làm Đặc phái viên đến Bắc Kinh nối lại đàm phán với Trung Quốc. 

Tin tặc Trung Quốc bị tố tấn công các bên liên quan vụ kiện Biển Đông
Tin tặc Trung Quốc bị tố tấn công các bên liên quan vụ kiện Biển Đông

Công ty bảo mật Phần Lan phát hiện virus có nguồn gốc Trung Quốc tấn công các cơ quan, tổ chức Philippines trong vụ kiện "đường lưỡi bò".

Tin tặc Trung Quốc bị tố tấn công các bên liên quan vụ kiện Biển Đông

Tin tặc Trung Quốc bị tố tấn công các bên liên quan vụ kiện Biển Đông

Công ty bảo mật Phần Lan phát hiện virus có nguồn gốc Trung Quốc tấn công các cơ quan, tổ chức Philippines trong vụ kiện "đường lưỡi bò".