Những người phụ nữ đóng góp quan trọng cho Cách mạng Tháng Mười

VOV.VN - Trong thắng lợi của Cách mạng Tháng 10 năm 1917 có sự góp mặt của nhiều người phụ nữ.

Cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917 thắng lợi như vũ bão là kết quả của một quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng và sự lãnh đạo sáng suốt của lãnh tụ V. Lenin.

Trong thắng lợi lịch sử đó có sự đóng góp không nhỏ của những người phụ nữ, mà tên tuổi của họ đã trở thành tượng đài bất tử gắn chặt với Xô viết Nga và giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Họ không chỉ đóng góp bằng lời nói cho lý tưởng theo đuổi, mà còn trực tiếp cầm súng nổi dậy, hoàn thành cuộc cách mạng công nông đầu tiên. Quả thật, phụ nữ tạo ra lịch sử.

Nadezhda Konstantinovna Krupskaya, phu nhân của lãnh tụ V. Lenin

Tham gia phong trào cách mạng từ rất sớm, bà Nadezhda Krupskaya (1869 - 1939) được xem là nữ anh hùng nổi tiếng nhất của Cách mạng Tháng Mười Nga. Bốn năm trước khi gặp V. Lenin, bà Nadezhda đã gia nhập tổ chức Mác-xít và bắt đầu tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền. Bà đã tham gia vào tổ chức “Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”.

Bà Nadezhda Konstantinovna Krupskaya. (Ảnh: RIA Novosti)

Năm 1896, Nadezhda Krupskaya bị bắt và bị đày ở Siberi. Năm 1898, bà gia nhập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga (RSDLP) do V.Lenin lãnh đạo. Trong thời gian làm việc hải ngoại, bà làm thư ký cho tờ “Tia sáng” – cơ quan ngôn luận của RSDLP, thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức đảng ở Nga.

Năm 1917, Nadezhda Krupskaya tích cực giúp chồng trong việc chuẩn bị và tiến hành cuộc cách mạng Tháng Mười, sau đó tham gia vào việc tổ chức phong trào thanh niên vô sản. Bà là người đứng đầu Liên minh công đoàn công nhân, thanh -thiếu niên xã hội chủ nghĩa.

Bà Krupskaya và lãnh tụ Lenin. (Ảnh: RIA Novosti)

Trong vài trò là phó chủ nhiệm Ủy ban khai trí Xô Viết, bà Krupskaya trở thành một trong những người sáng lập hệ thống giáo dục công lập của Liên Xô, xây dựng nhiệm vụ chính của nền giáo dục mới với tiêu chí: “Nhà trường không chỉ dạy học mà còn là nơi giáo dục lý tưởng cộng sản”. Sau khi mất vào năm 1939, bà được chôn cất ở trong Điện Kremlin.

Nhà cách mạng Nga Vera Figner

Vera Nikolaevna Figner (1852-1942) là người lãnh đạo nhóm “Ly khai”, có mối liên hệ với tổ chức “Đất đai và Ý chí”, một lực lượng cách mạng bí mật hoạt động tại Nga từ năm 1861 đến năm 1864.

Năm1879, Vera Nikolaevna là thành viên trong ban chấp hành tổ chức cách mạng “Ý chí dân tộc”. Bà tham gia kế hoạch ám sát Sa hoàng Alexander II ở Odessa (năm 1880).

Bà Vera Nikolaevna Figner. (Ảnh: RIA Novosti)

Bà Vera là thành viên duy nhất của tổ chức không bị cảnh sát bắt, sau vụ ám sát thành công  Sa hoàng Alexander II ở St. Petersburg  vào năm 1881. Tháng 9/1884, bà bị tòa kết án tử hình, tuy nhiên sau đó được giảm thành án khổ sai vô thời hạn.

Tháng 4/1917, Vera Figner được bầu vào Ban chấp hành Hội đồng các đại biểu nông dân toàn Nga. Bà mất năm 1942, được chôn cất tại nghĩa trang danh dự Novodevichy ở Moscow.

A. M. Kollontai, nữ bộ trưởng Xô viết đầu tiên

Alexandera Mikhailovna Kollontai (1872-1952) sinh ra trong một gia đình quý tộc, bà nhận được một nền giáo dục xuất sắc, có khả năng thông thạo 7 ngoại ngữ. Một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với Alexandera Mikhailovna là cô giáo Narodnaya Volya, người có cảm tình với người dân thống khổ. Từ đó, bà Alexandera dấn thân vào phong trào cách mạng.

 Bà Alexandera Mikhailovna Kollontai. (Ảnh: RIA Novosti)

Năm 1901, A.M. Kollontai gặp Georgy Plekhanov, nhà hoạt động cách mạng Mác-xít, thành viên quan trọng trong Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga. Năm 1905, bà Kollontai gặp và làm việc cùng  V.Lenin. Trong giai đoàn Cách mạng Nga lần thứ nhất (1905 -1907) A. M. Kollontai đã khởi xướng việc thành lập “Hiệp hội tương trợ cho người lao động”.

Năm 1908, bà buộc phải di cư ra nước ngoài do chính quyền đàn áp. Tại châu Âu và Mỹ, bà thiết lập các cuộc tiếp xúc với phong trào xã hội dân chủ và phụ nữ dân quyền.

Kollontai trở lại Nga sau cuộc Cách mạng Tháng Hai, sớm trở thành thành viên của ban chấp hành Xô Viết tại thủ đô Petrograd. Tháng 7/1917, bà bị Chính phủ lâm thời (tức Menshevich) tạm giữ. Kollontai đã tham gia cuộc họp của Ủy ban Trung ương Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga vào ngày 10/10/1917, trong đó quyết định tổ chức cuộc nổi dậy vũ trang tháng 10 ở Petrograd.

Sau Cách mạng tháng Mười thành công, giai đoạn 1917-1918, A. M.  Kollontai là nữ bộ trưởng đầu tiên, phụ trách Ủy ban thiện nguyện nhà nước trong chính quyền Xô viết. Trong 20 năm sau đó, bà trở thành một nhà ngoại giao, đại sứ Liên Xô nhiều năm liền ở Thụy Điển, Na Uy, là đại diện thương mại, phái viên ở nhiều nước. Suốt cuộc đời mình, Alexandera Mikhailovna Kollontai là người chiến đấu không ngừng giành quyền bình đẳng cho nữ giới.

Rosa Luxemburg, nhà lý luận Mác-xít

Rosa Luxemburg (1871-1919) sinh ra ở Nga, mang quốc tịch Đức, là một trong những nhà hoạt động cách mạng cánh tả dân chủ xã hội có tầm ảnh hưởng nhất thời bấy giờ. Khi còn đi học, bà đã tham gia hoạt động ngầm của cách mạng Ba Lan. Do bị chính quyền đàn áp, Rosa Luxemburg buộc phải di cư sang Thụy Sỹ. Cùng với nhiều người bạn Ba Lan khác, bà thành lập “Đảng dân chủ xã hội Vương quốc Ba Lan và Litva”. Bà đồng thời là người đứng đầu cơ quan báo chí "The Right Robot".  

Bà Rosa Luxemburg. (Ảnh: RIA Novosti)

Năm 1898, Rosa Luxemburg tham dự Quốc tế Cộng sản II tại Stuttgart, cùng với V.Lenin sửa đổi nghị quyết của August Bebel, kêu gọi sử dụng khủng hoảng của chiến tranh để lật đổ chế độ của giai cấp tư sản.

Năm 1913, trong một bài phát biểu chống lại chủ nghĩa quân phiệt, Luxembourg đã bị kết án một năm tù giam. Trong Thế chiến I, bà dẫn đầu nhóm “Quốc tế cộng sản” và thành lập nhóm “Liên minh Spartak”. Bà đặc biệt chú ý đến sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc. Tác phẩm “Sự tích tụ vốn” (1913) của bà đưa ra một loạt nhận định và kết luận là nền tảng cho sự hình thành Chủ nghĩa Luxembourg.

Năm 1916, Rosa Luxemburg tiếp tục bị kết án tù giam. Trong nhà giam, bà viết cuốn “Sự khủng hoảng xã hội dân chủ”, trong đó bà dự đoán về sự tan rã của Quốc tế cộng sản II và việc thành lập Quốc tế cộng sản III. V.Lenin ca ngợi tác phẩm này và xuất bản vào tháng 6/1916.

Vào tháng 12/1918, bà cùng với Karl Liebknecht tổ chức Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Đức. Tháng 1/1919, bà bị bắt khi đang phát biểu trước giới lao động Berlin. 15/1/1919, bà bị sát hại trên đường đến nhà tù ở Berlin.

Tác phẩm cuối cùng của Rosa Luxemburg viết về Cách mạng Nga với tiêu đề “Cách mạng Nga: đánh giá phê bình điểm yếu”, được xuất bản năm 1922.

Larisa Reisner, nhà cách mạng, nữ nhà văn Nga

Larisa Reisner (1895-1926) sinh ra trong gia đình luật, có cha là giáo sư luật nổi tiếng Mikhail Reisner. Cha và anh trai và là những người thích tư tưởng về dân chủ xã hội. Trong những năm 1915-1916,  Larisa cùng với người cha xuất bản tạp chí văn học mang tên “Rudin”. Đó là những bài châm biếm, tranh biếm họa và những bài trào phúng về sự xấu xa của xã hội Nga. Sau khi tờ “Rudin” bị đóng cửa, bà hợp tác xuất bản với tạp chí “Biên niên sử ” và tờ báo “Đời sống mới” của M. Gorky.

Bà Larisa Reisner. (Ảnh: RIA Novosti)

Năm 1917, Larisa Reisner tham gia vào các hoạt động của ban văn hóa nghệ thuật của Ủy ban Đại biểu công nông Xô Viết. Sau Cách mạng tháng Mười, bà là thư ký của bộ trưởng giáo dục  Xô Viết Anatoly Lunacharsky.

Năm 1918, Larisa Reisner gia nhập Đảng cộng sản Nga. Trong thời gian Nội chiến Nga (1918 – 1922), bà tham gia chỉ huy đội trinh sát thuộc quân khu 5, tham gia chiến đấu  trên đội tàu Volga-Caspia. Sau đó, bà được bổ nhiệm làm chỉ huy tổng tham mưu Hải quân Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nga. Sau nội chiến, Larisa Reisner làm việc với Liên hiệp nhà thơ thành phố Petrograd, là phóng viên của báo “Sao đỏ” và “Izvestia”.

Bà qua đời ở tuổi 30 vì bệnh nặng. Mộ của bà hiện nằm tại nghĩa trang danh dự Vagankovskoye ở Matxcơva.

Inessa Armand, nhà cách mạng Nga và quốc tế

Elisabeth Peschea d'Erbanville , con gái của ca sĩ opera người Pháp được biết đến tại Nga với cái tên khác - Inessa Armand (1874-1920). Bà sống ở Nag đến năm 15 tuổi. Năm 19 tuổi, bà kết hôn với con trai của nhà thương gia nổi tiếng Alexander Armand. Mặc dù có 4 người con, Inessa vẫn tham gia hoạt động cách mạng.

 Bà Inessa Armand. (Ảnh: RIA Novosti)

Năm 1904, bà gia nhập Đảng lao động dân chủ xã hội Nga. Trong đợt Cách mạng Nga lần thứ nhất (1905-1907), vì tích cựu tham gia phòng trào cách mạng, bà bị lưu đầy ở phía Bắc nước Nga, nơi mà Armand đã trốn thoát năm 1908. Sau đó, bà chuyển tới Brussels.

Năm 1909, Inessa Armand  bắt đầu gặp gỡ V. Lenin. Bà dịch các tác phẩm của Lenin và các bài báo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, tiến hành cổ động phong trào xã hội cho công nhân Pháp.

Năm 1917, Inessa Armand trở lại Nga cùng với lãnh tụ V. Lenin trên chuyến tàu lịch sử từ Đức về thủ đô Petrograd. Sau đó, bà là thành viên của Ủy ban Đảng Bolshevich khu vực Matxcơva, tham gia vào các trận đánh lịch sử Cách mạng tháng 10/1917.

Trong những năm 1919-1920,  Inessa Armand lãnh đạo Ban phụ nữ của Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Nga. Bà là người tổ chức và lãnh đạo Hội nghị Phụ nữ Quốc tế lần thứ nhất, tham gia cuộc đấu tranh đòi bình quyền của phụ nữ cách mạng với  gia đình truyền thống.

Inessa Armand mất năm 1920 vì bệnh nặng. Bà được chôn tại nghĩa trang gần bức tường Kremlin.

Ekaterin Breshkovskaia, "bà già" của Cách mạng Nga

Ekaterina Konstantinovna Breshkovskaya (1844-1934) sinh ra trong một gia đình quý tộc Nga. Năm 1873, tại Kiev, bà tham gia vào tổ chức “Thanh niên khai trí”, tham gia vào các hoạt động xã hội. Năm 1874, bà bị bắt và kết án 5 năm tù khổ sai. Mùa xuân năm 1881, trong một nỗ lực chạy trốn, bà bị bắt và kết án thêm 4 năm lao động khổ sai.

Bà Ekaterin Breshkovskaia. (Ảnh: RIA Novosti)

Năm 1896, sau đợt ân xá vào dịp đăng quang của Nicholas II, Ekaterina Konstantinovna sống lưu vong ở nước ngoài. Bà là người ủng hộ biện pháp đấu tranh chính trị bạo động, xem đó là phương pháp đấu tranh hiệu quả nhất.

Tháng 9/1904, Ekaterina Konstantinovna tham gia vào tổ chức Đại hội Amsterdam của Quốc tế cộng sản II. Bà sang Mỹ để gây quỹ  cho đảng. Bà tham gia vào cách mạng Nga lần thứ nhất năm 1905. Năm 1910, Ekaterina Konstantinovna  tiếp tục bị lưu đày, nơi bà ở lại cho đến khi được giải phóng sau Cách mạng Tháng Hai 1917. Sau năm 1918, bà sống ở nước ngoài và mất tại Cezch./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách mạng Tháng Mười tạo ra một nền tảng quan hệ quốc tế kiểu mới
Cách mạng Tháng Mười tạo ra một nền tảng quan hệ quốc tế kiểu mới

VOV.VN - Cách mạng Tháng Mười đã tạo ra nền tảng quan hệ quốc tế kiểu mới, ủng hộ duy trì hoà bình trên thế giới, tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Cách mạng Tháng Mười tạo ra một nền tảng quan hệ quốc tế kiểu mới

Cách mạng Tháng Mười tạo ra một nền tảng quan hệ quốc tế kiểu mới

VOV.VN - Cách mạng Tháng Mười đã tạo ra nền tảng quan hệ quốc tế kiểu mới, ủng hộ duy trì hoà bình trên thế giới, tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Sống lại thời kỳ hàng chục năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Mười
Sống lại thời kỳ hàng chục năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Mười

VOV.VN - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia chính thức mở cửa triển lãm “Năng lượng của ước mơ” tại Moscow nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.

Sống lại thời kỳ hàng chục năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Mười

Sống lại thời kỳ hàng chục năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Mười

VOV.VN - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia chính thức mở cửa triển lãm “Năng lượng của ước mơ” tại Moscow nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.

Lý tưởng Cách mạng Tháng Mười cổ vũ tương lai nhân loại
Lý tưởng Cách mạng Tháng Mười cổ vũ tương lai nhân loại

VOV.VN - Cuộc Cách mạng Tháng Mười chấn động địa cầu vào năm 1917 vẫn luôn là ngọn cờ dẫn đường và cổ vũ loài người tiến đến tương lai tươi sáng.

Lý tưởng Cách mạng Tháng Mười cổ vũ tương lai nhân loại

Lý tưởng Cách mạng Tháng Mười cổ vũ tương lai nhân loại

VOV.VN - Cuộc Cách mạng Tháng Mười chấn động địa cầu vào năm 1917 vẫn luôn là ngọn cờ dẫn đường và cổ vũ loài người tiến đến tương lai tươi sáng.

Những câu nói bất hủ của Lenin - lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga
Những câu nói bất hủ của Lenin - lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga

VOV.VN - Lãnh tụ của đảng Bolshevik, Lenin, đã dẫn dắt thành công Cách mạng Tháng Mười Nga. Ông vừa là nhà cách mạng thực tiễn, vừa là nhà lý luận thiên tài.

Những câu nói bất hủ của Lenin - lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga

Những câu nói bất hủ của Lenin - lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga

VOV.VN - Lãnh tụ của đảng Bolshevik, Lenin, đã dẫn dắt thành công Cách mạng Tháng Mười Nga. Ông vừa là nhà cách mạng thực tiễn, vừa là nhà lý luận thiên tài.

Cách mạng Tháng Mười thúc đẩy nhảy vọt khoa học công nghệ toàn cầu
Cách mạng Tháng Mười thúc đẩy nhảy vọt khoa học công nghệ toàn cầu

VOV.VN - Không chỉ giải phóng con người, Cách mạng Tháng Mười còn cải biến khoa học công nghệ và tạo ra cách tiếp cận đột phá đối với lĩnh vực này.

Cách mạng Tháng Mười thúc đẩy nhảy vọt khoa học công nghệ toàn cầu

Cách mạng Tháng Mười thúc đẩy nhảy vọt khoa học công nghệ toàn cầu

VOV.VN - Không chỉ giải phóng con người, Cách mạng Tháng Mười còn cải biến khoa học công nghệ và tạo ra cách tiếp cận đột phá đối với lĩnh vực này.