Dân “tự xử” khi mất niềm tin vào hệ thống pháp luật

VOV.VN - Luật sư Hoàng Ngọc Giao cho rằng, việc người dân “tự xử”, không cần đến pháp luật là hiện tượng đáng báo động, dễ dẫn đến mất ổn định xã hội.

Tinh thần thượng tôn pháp luật cùng với một hệ thống pháp luật hoàn thiện thống nhất sẽ là một động cơ mạnh mẽ giúp cỗ máy nhà nước vận hành trơn tru từ đó có thể đưa đất nước phát triển. Đây cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người đứng đầu Chính phủ khi trong ngày tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định và cam kết: Chính phủ quản lý xã hội bằng pháp luật và đồng thời Chính phủ cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật. Phải đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tăng cường kỷ luật, kỷ cương;… Khi có sai phạm, dù bất kể cấp nào cũng phải làm rõ trách nhiệm và xử phạt nghiêm minh".

Làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên VOV phỏng vấn Tiến sỹ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển.

PGS.TS Hoàng Ngọc Giao (Ảnh: Tuổi Trẻ).

PV: Ông có thể cắt nghĩa cụm từ “thượng tôn pháp luật”?

Luật sư Hoàng Ngọc Giao: Khái niệm thượng tôn pháp luật phản ánh một thể chế. Trước kia, gọi là thể chế cai trị còn bây giờ là thể chế quản lý nhà nước. Có những thời kỳ việc quản lý nhà nước dựa trên nền tảng được gọi là đức trị, cùng với sự phát triển của xã hội thì việc sử dụng đạo đức để quản lý, lãnh đạo đất nước không có hiệu quả bởi vì may thì được ông vua hiền tài, còn không may là ông vua cai trị không vì lợi ích chung của dân tộc.

Vì thế, khi nó chuyển sang cùng với các thể chế nhà nước tiến bộ như thể chế nhà nước cộng hòa, nhà nước pháp quyền thì thượng tôn pháp luật được hiểu là nguyên lý quản lý cai trị nhà nước bằng pháp luật. Thượng tôn pháp luật được nhìn dưới nhiều góc độ như xây dựng luật, chất lượng, hiệu quả của luật; góc độ thực thi luật; góc độ đảm bảo công lý trước những hành vi vi phạm pháp luật; văn hóa ứng xử trong khuôn khổ pháp luật.

Thượng tôn pháp luật là một khái niệm mang tính thể chế bao trùm toàn bộ nguyên lý quản lý nhà nước dựa trên pháp luật, bằng pháp luật và vì lợi ích của người dân.

PV: Pháp luật là do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Có ý kiến cho rằng pháp luật là ý chí của nhà quản lý và không phải lúc nào cũng đồng nhất với ý chí của xã hội. Vì thế, thượng tôn pháp luật từ khẩu hiệu thành một nếp văn hóa trong xã hội là một quá trình khó khăn. Ý kiến của ông như thế nào?

Luật sư Hoàng Ngọc Giao: Nhận xét đó rất thỏa đáng, phản ánh thực tế hiện nay không ít đạo luật, văn bản dưới luật, văn bản của chính quyền địa phương ban hành ra nhưng dường như chỉ mang ý chí chủ quan tùy tiện của nhà quản lý. Thậm chí không ít văn bản phản ánh lợi ích nhóm, không mang lại sự công bằng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình hệ thống pháp luật của ta chồng chéo, xung đột nhau, ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật, cũng như tính khả thi của pháp luật. Về mặt tâm lý, người dân không thể nào chấp nhận những quy định của pháp luật mà mang tính bất công.

Một yếu tố nữa cũng rất quan trọng là pháp luật phải nhân văn, phải mang tính văn hóa. Chúng ta có thể tìm ra những dẫn chứng ở Luật Hình sự, Luật dân sự những yếu tố nhân văn, những yếu tố làm thuận lợi hơn, văn hóa hơn trong ứng xử giữa con người với con người dường như ít được chú ý đến.

Chức năng của pháp luật là khi làm luật thì dùng luật đó để cai trị, quản lý hay làm luật như một công cụ để thúc đẩy phát triển xã hội, để giải quyết những vấn đề bất cập phát sinh trong đời sống. Nếu như anh tiếp cận theo phương thức luật pháp là công cụ thúc đẩy phát triển xã hội thì sẽ xây dựng pháp luật theo hướng tìm những vấn đề bất cập trong đời sống xã hội để giải quyết theo hướng tốt hơn, trong quan hệ giữa các thiết chế xã hội với nhau thì lúc đó sẽ đạt được công lý, đạt được giá trị thực tiễn mà người ta đang cần chứ không phải là anh chủ quan duy ý chí. Đó là chưa kể tác động của lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ địa phương…

Tuy nhiên, về quy trình lập pháp để lường trước cái đó thì các thiết chế lập pháp, lập quy ở nhà nước pháp quyền hoàn thiện có những thiết chế để lọc bớt những tác động của lợi ích nhóm cũng như lợi ích cục bộ.

Trong trường hợp này, giá trị và chức năng quan trọng nhất của pháp luật đó là pháp luật phải là công cụ để giải quyết những vấn đề bất cập trong xã hội, thúc đẩy phát triển xã hội chứ không chỉ thuần túy là công cụ quản lý theo nghĩa kiểm soát và cai trị.

PV: Lâu nay chúng ta vẫn nghe khẩu hiệu quen thuộc: mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Nhưng lại có những khẩu hiệu ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ như: phép vua thua lệ làng, phép vua thua đồng tiền hay pháp lệ thượng tôn. Tại sao vậy, thưa luật sư?

Luật sư Hoàng Ngọc Giao: Trong quá khứ, câu “phép vua thua lệ làng” thể hiện sự tổ chức nhà nước cũng như thực thi pháp luật cát cứ. Cũng có thể do điều kiện đi lại, thông tin nên dường như lệnh của nhà vua là một chuyện nhưng về địa phương lại là chuyện khác. Tuy nhiên, hiện tượng đó không phải đã hết mà hiện nay vẫn còn tình trạng cát cứ như vậy. Không ít trường hợp có chỉ đạo của Trung ương nhưng địa phương lại làm khác đi.

Vấn đề ở đây là sử dụng pháp luật như một công cụ thống nhất như thế nào trong bộ máy cơ quan nhà nước để đảm bảo chính quyền Trung ương và địa phương có những hành xử theo đúng chuẩn mực.

PV: Ông nghĩ sao khi thời gian qua có nhiều vụ việc người dân tự xử, không cần đến pháp luật?

Luật sư Hoàng Ngọc Giao: Vấn đề tự xử dưới góc độ những nhà quản lý và nhà làm luật cần phải thấy đó là hiện tượng đáng báo động về hệ thống pháp luật của chúng ta. Bởi điều đó phản ánh rất rõ việc mất niềm tin vào hệ thống pháp luật.

“Tiên trách kỷ hậu trách nhân”, việc đầu tiên phải nhìn thấy đó là từ phía cơ quan công quyền, từ hệ thống pháp luật không ổn và cần phải khẩn trương làm sao đảm bảo được công lý, áp đặt việc tuân thủ pháp luật, đồng thời nâng cao nhận thức và phổ biến pháp luật cho người dân. Dưới góc độ nhà nước cần nhìn đó là hiện tượng đáng báo động, vì một khi người dân tự xử như vậy thì mất ổn định của xã hội là rất lớn.

PV: Nếu nói rằng phần lớn là do lỗi của cán bộ thực thi, áp dụng pháp luật, chưa coi pháp luật là thượng tôn, thì đây có phải là nguyên nhân khiến người dân không chấp hành pháp luật không, thưa ông?

Luật sư Hoàng Ngọc Giao: Theo tôi, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất. Lấy ví dụ về việc ô tô đỗ địa điểm sai phép, nếu đó là ô tô biển đỏ hoặc biển xanh thì dường như không bị phạt, thậm chí, họ cứ đỗ xe ở đó thoải mái. Nhưng nếu là ô tô biển trắng thì sẽ bị phạt ngay. Trước hiện tượng đó người dân phải thế nào? Lúc đó người dân sẽ chấp nhận đút lót tiền để được đi, nhưng trong thâm tâm họ nghĩ đây là một sự bất công. Vì thế làm sao người dân chấp nhận tuân thủ pháp luật một cách thống nhất được.

PV: Theo ông, làm thế nào để thượng tôn pháp luật thực sự trở thành niềm tin nội tâm, là văn hóa, là thói quen trong đời sống hàng ngày của người dân?

Luật sư Hoàng Ngọc Giao: Pháp luật phải hướng đến công bằng, phải phản ánh được thực tiễn cuộc sống, giải quyết được các vấn đề xã hội. Để pháp luật khả thi thì quy trình và thủ tục thực thi pháp luật, những thiết chế áp dụng pháp luật cũng phải được xây dựng khoa học, minh bạch, mang tính giải trình cao. Trong quá trình đó phải thu hút được sự tham gia để phản ánh lợi ích của cộng đồng thì mới đảm bảo hệ thống pháp luật chuẩn.

Về thực thi pháp luật, một là thực thi từ hệ thống hành pháp trong việc áp dụng luật; hai là thực thi trong việc cầm cân nảy mực trong tư pháp. Làm sao những thiết chế này hoạt động minh bạch, mang tính giải trình có trách nhiệm và chịu trách nhiệm cá nhân.

Đây là vấn đề lớn vì có luật tốt nhưng hệ thống thực thi pháp luật kể cả hành pháp, tòa án, cơ quan điều tra không minh bạch, rõ ràng, khoa học thì dễ làm giảm thiểu hiệu quả, hiệu ứng của dự án luật tốt.

Trở lại câu chuyện làm luật cũng nên nhìn nhận là luật pháp của ta cũng chưa ổn. Những người lập pháp, lập quy cũng là con người, là thiết chế, thì những con người, thiết chế đó cũng cần hoàn thiện đáng kể thì mới có những dự luật tốt.

Bên hành pháp, tư pháp và thiết chế của nó cũng phải được cải cách thật tốt thì mới đưa đạo luật tốt vào cuộc sống. Trên cơ sở đó nhận thức của người dân về luật pháp cũng như niềm tin sẽ được nâng lên. Tôi được biết hàng năm trong ngân sách có nhiều tỷ đồng chi việc tuyên truyền phổ biến pháp luật nhưng hiệu quả của việc đó đến đâu.

Có lần đến địa phương tôi thấy ở xã có tủ sách, cả cuốn sách bộ luật Hình sự được đưa ra phòng đọc của xã thì làm sao người dân hiểu được. Anh phải tìm hiểu xem nhu cầu hiểu biết pháp luật của người dân ở vấn đề nào, về đất đai, hay hôn nhân gia đình… thì trong trường hợp đó mới có tác dụng về nhận thức của người dân về hệ thống pháp luật.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển hướng chiến lược sang hoàn thiện và thi hành pháp luật
Chuyển hướng chiến lược sang hoàn thiện và thi hành pháp luật

VOV.VN - Một trong những nhiệm vụ xuyên suốt cả nhiệm kì tới là chuyển hướng chiến lược từ xây dựng sang hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành.

Chuyển hướng chiến lược sang hoàn thiện và thi hành pháp luật

Chuyển hướng chiến lược sang hoàn thiện và thi hành pháp luật

VOV.VN - Một trong những nhiệm vụ xuyên suốt cả nhiệm kì tới là chuyển hướng chiến lược từ xây dựng sang hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành.

Trộm chó lại bị đánh chết: Không để tái diễn tình trạng dân “tự xử”
Trộm chó lại bị đánh chết: Không để tái diễn tình trạng dân “tự xử”

VOV.VN - Việc người dân đánh hội đồng khiến kẻ trộm chó thiệt mạng là hành động vi phạm pháp luật rõ ràng, cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật.

Trộm chó lại bị đánh chết: Không để tái diễn tình trạng dân “tự xử”

Trộm chó lại bị đánh chết: Không để tái diễn tình trạng dân “tự xử”

VOV.VN - Việc người dân đánh hội đồng khiến kẻ trộm chó thiệt mạng là hành động vi phạm pháp luật rõ ràng, cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật.

Phó Thủ tướng: “Có một số tổ chức nhen nhóm hình thành trái pháp luật'
Phó Thủ tướng: “Có một số tổ chức nhen nhóm hình thành trái pháp luật'

VOV.VN -Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết điều này khi báo cáo trước Quốc hội tại phiên chất vấn sáng 16/11.

Phó Thủ tướng: “Có một số tổ chức nhen nhóm hình thành trái pháp luật'

Phó Thủ tướng: “Có một số tổ chức nhen nhóm hình thành trái pháp luật'

VOV.VN -Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết điều này khi báo cáo trước Quốc hội tại phiên chất vấn sáng 16/11.

Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được pháp luật bảo đảm
Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được pháp luật bảo đảm

VOV.VN - Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. 

Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được pháp luật bảo đảm

Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được pháp luật bảo đảm

VOV.VN - Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. 

Vụ đánh chết kẻ trộm chó: Đừng để đúng thành sai
Vụ đánh chết kẻ trộm chó: Đừng để đúng thành sai

VOV.VN - Vì thiếu hiểu biết pháp luật, người mất trộm cho truy đuổi, tấn công, đánh kẻ trộm chó đến chết đã tự mình đi quá giới hạn luật cho phép.

Vụ đánh chết kẻ trộm chó: Đừng để đúng thành sai

Vụ đánh chết kẻ trộm chó: Đừng để đúng thành sai

VOV.VN - Vì thiếu hiểu biết pháp luật, người mất trộm cho truy đuổi, tấn công, đánh kẻ trộm chó đến chết đã tự mình đi quá giới hạn luật cho phép.

Giám sát việc chấp hành pháp luật của người ứng cử ĐBQH
Giám sát việc chấp hành pháp luật của người ứng cử ĐBQH

VOV.VN -Ủy ban MTTQ Việt Nam tích cực đẩy mạnh hoạt động giám sát bầu cử, nhất là giám sát việc chấp hành pháp luật của người ứng cử ĐBQH

Giám sát việc chấp hành pháp luật của người ứng cử ĐBQH

Giám sát việc chấp hành pháp luật của người ứng cử ĐBQH

VOV.VN -Ủy ban MTTQ Việt Nam tích cực đẩy mạnh hoạt động giám sát bầu cử, nhất là giám sát việc chấp hành pháp luật của người ứng cử ĐBQH