Mô hình trường học mới ở miền Trung: Vẫn chưa có sách giáo khoa

VOV.VN -Đã qua 3 tuần đầu của năm học mới, nhiều trường vẫn chưa có sách giáo khoa và tài liệu để học tập, ảnh hưởng đến việc dạy và học.

Trên cơ sở triển khai thí điểm thành công ở bậc tiểu học, năm học này các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung tiếp tục nhân rộng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN). Đây là năm học đầu tiên mô hình này được dạy thí điểm ở bậc THCS. Tuy nhiên, qua 3 tuần đầu áp dụng chương trình mới này, bên cạnh những thuận lợi cũng đã phát sinh một số khó khăn cần tháo gỡ.     

Đã gần 1 tháng nay, sau mỗi giờ lên lớp, cô Hà lại tranh thủ vào mạng, tra cứu tài liệu liên quan đến mô hình trường học mới, cắm cúi ghi chép, rồi sau đó mua giấy về cắt dán, trang trí lớp học chuẩn bị cho năm học mới.

Cô Hà tâm sự, với mô hình trường học mới, lớp học được trang trí như một thư viện di động với đầy đủ đồ dùng giảng dạy; bảng đen, sơ đồ tự quản cho từng nhóm; góc học tập các bộ môn; xây dựng hộp thư điều em muốn nói, góc cộng đồng...

Nhiều trường học ở miền Trung gặp khó khăn trong triển khai mô hình trường học mới (Ảnh minh họa)

Theo cô Hà, mô hình này đòi hỏi không gian rộng, trong khi đó, phòng học “truyền thống” của mình quá chật hẹp, sỹ số lớp học lại đông, bàn ghế không hợp quy cách… khiến việc triển khai gặp khó khăn.

Với các trường ở trung tâm thành phố, việc triển khai mô hình trường học mới đã khó, các trường ở vùng sâu, vùng xa còn khó hơn nhiều. Bà Phạm Hồ Quỳnh Trang, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho biết: Trường Tiểu học Hòa Phú, huyện Hòa Vang là đơn vị đầu tiên của thành phố Đà Nẵng được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn triển khai thí điểm mô hình trường học mới từ năm học 2012-2013.

Qua 3 năm thực hiện, mô hình mới đã tạo được sự hứng thú đối với học sinh, các em đã có những tiến bộ nhất định trong học tập, đặc biệt là về kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là trình độ đội ngũ giáo viên còn hạn chế, cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu học tập ở miền núi còn thiếu thốn và chưa đồng bộ...

Hòa Phú là địa bàn miền núi, tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn các em chưa đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông… nên việc làm quen với phương pháp học mới hết sức vất vả. Đặc biệt, đã qua 3 tuần đầu của năm học mới đến nay trường THCS Ông Ích Đường vẫn chưa có sách giáo khoa và  tài liệu để học tập, ảnh hưởng đến  việc dạy và học của cả giáo viên lẫn học sinh.

Bà Phạm Hồ Quỳnh Trang trăn trở: “Trong ba năm qua, thực hiện dự án 100% các em được hỗ trợ tài liệu học tập. Mỗi năm nhà trường được hỗ trợ từ dự án là 120 triệu để phụ vụ trong việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, hay mua sắm trang thiết bị… Nhưng từ năm học này, dự án không hỗ trợ nữa. Giá mỗi một bộ sách này là 425.000 đồng, so với bộ sách hiện hành lớp 6 thì cao hơn rất nhiều, mà điều kiện của phụ huynh vùng đồng bào dân tộc Hòa Phú thì không thể mua được. Ngoài ra, phương tiện hỗ trợ cần phải có như máy phô tô, máy in để phục vụ in những trang thiết bị hàng ngày như phiếu học tập, hoặc những bản phụ... cần phải có sự hỗ trợ, nhưng hiện nay chưa có kinh phí”.

Từ trường Tiểu học Hòa Phú, năm học này thành phố Đà Nẵng tiếp tục nhân rộng mô hình trường học mới ra 19 trường tiểu học và THCS trên địa bàn 7 quận, huyện. Đây là mô hình dạy học tiên tiến, hướng tới mục tiêu phát huy tinh thần tự học, tự chủ của học sinh. Quá trình tự quản, tự học đó sẽ phát huy năng lực của mỗi học sinh và tận dụng sức mạnh của việc hợp tác nhóm.

Ông Lê Trung Chinh, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng cho biết: Để nhân rộng mô hình mới này, trước mắt, ngành chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện tự trích kinh phí đầu tư tài liệu, sách vở hỗ trợ cho học sinh.

“Mô hình trường học mới này được Bộ thí điểm, nằm trong dự án, cho nên năm đầu có sự thuận lợi hơn. Nhưng năm nay kinh phí các trường, phụ huynh phải tự lo, ví dụ như sách giáo khoa phụ huynh phải mua. Tại trường THCS Ông Ích Đường, chúng tôi chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo phải dùng ngân sách của mình để mua sách giáo khoa cho các em học sinh THCS vì vùng này là vùng khó khăn”.

Tương tự, năm học này, tỉnh Quảng Ngãi lần đầu tiên tổ chức dạy thí điểm Chương trình trường học mới cho 22 trường THCS của 14 huyện, thành phố với 70 lớp và hơn 2.200 học sinh tham gia. Dù đã qua 3 tuần đầu của năm học mới, nhưng đến nay học sinh vẫn chưa có sách mới theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Chưa có sách học, các em phải học qua những cuốn sách phô tô với hình ảnh kém sinh động, trong khi nhà trường và phụ huynh phải tự bỏ tiền phô tô sách cho học sinh. Thầy giáo Nguyễn Long, Phó hiệu trưởng trường THCS Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Để đảm bảo chương trình giảng dạy, nhà trường đã trích kinh phí để phô tô sách của 8 môn học cấp cho học sinh. Tuy nhiên, số lượng học sinh quá nhiều, kinh phí có hạn nên nhiều em phải học chay, đêm về mượn tài liệu của bạn để chép.

Ngành Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung đang tập trung tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp khi triển khai mô hình trường học mới Việt Nam. Qua đó, từng bước xóa bỏ những bất cập của phương pháp dạy truyền thống, hướng đến mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trải lòng về làm đổi mới giáo dục
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trải lòng về làm đổi mới giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: “Trong năm học mới, toàn ngành cần có một sự thay đổi mạnh mẽ hơn, rõ rệt hơn về phương pháp dạy và học”.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trải lòng về làm đổi mới giáo dục

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trải lòng về làm đổi mới giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: “Trong năm học mới, toàn ngành cần có một sự thay đổi mạnh mẽ hơn, rõ rệt hơn về phương pháp dạy và học”.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Cần đổi mới cách đào tạo người thầy
Đổi mới giáo dục phổ thông: Cần đổi mới cách đào tạo người thầy

VOV.VN -Trường sư phạm phải đổi mới đồng bộ chương trình đào tạo giáo viên, nâng cao năng lực của giảng viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Cần đổi mới cách đào tạo người thầy

Đổi mới giáo dục phổ thông: Cần đổi mới cách đào tạo người thầy

VOV.VN -Trường sư phạm phải đổi mới đồng bộ chương trình đào tạo giáo viên, nâng cao năng lực của giảng viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đổi mới giáo dục: Dạy ngoại ngữ không chỉ là ngữ pháp, từ vựng
Đổi mới giáo dục: Dạy ngoại ngữ không chỉ là ngữ pháp, từ vựng

VOV.VN -Chương trình giáo dục phổ thông mới giúp nâng cao năng lực giao tiếp ngoại ngữ cho học sinh, không nghiêng về dạy ngữ pháp, từ vựng như trước.

Đổi mới giáo dục: Dạy ngoại ngữ không chỉ là ngữ pháp, từ vựng

Đổi mới giáo dục: Dạy ngoại ngữ không chỉ là ngữ pháp, từ vựng

VOV.VN -Chương trình giáo dục phổ thông mới giúp nâng cao năng lực giao tiếp ngoại ngữ cho học sinh, không nghiêng về dạy ngữ pháp, từ vựng như trước.

Bí thư Thành ủy chỉ đạo làm rõ thông tin “chạy” viên chức giáo dục
Bí thư Thành ủy chỉ đạo làm rõ thông tin “chạy” viên chức giáo dục

VOV.VN - Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã yêu cầu UBND thành phố chỉ đạo làm rõ thông tin về hiện tượng "chạy" viên chức giáo dục

Bí thư Thành ủy chỉ đạo làm rõ thông tin “chạy” viên chức giáo dục

Bí thư Thành ủy chỉ đạo làm rõ thông tin “chạy” viên chức giáo dục

VOV.VN - Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã yêu cầu UBND thành phố chỉ đạo làm rõ thông tin về hiện tượng "chạy" viên chức giáo dục

Lễ khai giảng và những kỳ vọng thay đổi của ngành Giáo dục
Lễ khai giảng và những kỳ vọng thay đổi của ngành Giáo dục

VOV.VN -Sự thay đổi trong lễ khai giảng năm nay được kỳ vọng sẽ mở đầu cho những thay đổi lớn của ngành Giáo dục.

Lễ khai giảng và những kỳ vọng thay đổi của ngành Giáo dục

Lễ khai giảng và những kỳ vọng thay đổi của ngành Giáo dục

VOV.VN -Sự thay đổi trong lễ khai giảng năm nay được kỳ vọng sẽ mở đầu cho những thay đổi lớn của ngành Giáo dục.