Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhận trách nhiệm về sự cố Formosa

VOV.VN - Tại phiên trả lời chất vấn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận hoàn toàn trách nhiệm về sự cố này thuộc về Bộ Tài nguyên Môi trường.

Liên quan đến Formosa, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) nêu câu hỏi: Cử tri và nhân dân Quảng Bình ghi nhận và đánh giá cao trong việc giải quyết hậu quả của sự cố Formosa vừa qua.

Tuy nhiên, người dân vẫn thiếu niềm tin và lo lắng cho thế hệ tương lai về việc liệu nguy cơ ô nhiễm môi trường đã thực sự được xử lý? Cơ sở nào đảm bảo tính vững chắc để thời gian tới Formosa không lặp lại sự cố này?

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cũng nêu vấn đề: Việc đền bù mới đến 7 đối tượng, chưa hợp lý vì có nhiều đối tượng khác như chủ thu mua, chế biến kinh doanh thủy hải sản nhưng không thuộc đối tượng được đền bù… đã dẫn đến các khiếu kiện, làm ảnh hưởng tới trật tự đời sống xã hội?

Đại biểu Ngô Trung Thành (đoàn Đắc Lắc): Khi một sự cố ô nhiễm môi trường xảy ra, không có có quan nào đứng ra nhận trách nhiệm nên việc xử lý không triệt để? Mặc dù luật bảo vệ môi trường đều đề cao vai trò người dân tham gia, giám sát nhưng không được tiếp cận, tham gia vấn đề này.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà
Liên quan đến Formosa và tính bền vững của môi trường trong tương lai, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói: Đây là nhiệm vụ được Bộ Chính trị, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Đã dồn hết sức để xử lý sự cố này. Riêng về sự cố Formosa, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu hoàn toàn trách nhiệm. Bộ TNMT đã thành lập các đoàn thanh tra để yêu cầu DN có các biện pháp khắc phục.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Trong quá trình Formosa thực hiện kế hoạch này, tổ công tác của Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã giám sát 24/24 về chất lượng chất thải khí, rắn, nước thải”.

Bộ trưởng Hồng Hà cho biết, Bộ TN&MT đã yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng quy trình xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoá từ nhà máy luyện cốc, có hồ để ứng phó sự cố, thiết bị tự động quan trắc đầy đủ thông số chuyển thẳng về Sở và Bộ TN&MT; yêu cầu có hồ chỉ thị sinh học trên 10ha đáp ứng được quy chuẩn môi trường, yêu cầu thả cá, trồng thực vật ngập mặn để trước khi thải ra môi trường đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bộ TN&MT có tính toán tồn tại công nghệ sản xuất, từ nay đến 2018, Formosa mới hoàn thành yêu cầu tái tuần hoàn xử lý.

“Formosa đã thống nhất và tích cực thực hiện để đảm bảo nhà máy hoạt động lâu dài, không xảy ra sự cố. Về việc ký kết với doanh nghiệp xử lý chất thải, Bộ trưởng cho biết đang yêu cầu Hà Tĩnh đẩy nhanh tiến độ đầu tư nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại ở đây” - Bộ trưởng nêu rõ.

Bộ trưởng cho hay: Trong thời gian chưa ký hợp đồng với doanh nghiệp xử lý chất thải, chất thải của Formosa được lưu giữ trong kho theo đúng quy định. Riêng chất thải dạng tro bay, Bộ trưởng TN-MT đề nghị Bộ Xây dựng thời gian tới sớm ban hành quy chuẩn vật liệu xây dựng về tro bay để có thể tận dụng trong sản xuất xi măng…

Formosa thống nhất thực hiện và tinh thần xây dựng nhà máy an toàn môi trường, đảm bảo phát triển bền vững ở địa phương. Còn Bộ đang thiết kế hệ thống giám sát toàn bộ môi trường biển ở 4 địa phương. Các thông số hoàn toàn kiểm soát được nguồn thải của Formosa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cá chết ở Bà Rịa – Vũng Tàu: Có phải do ô nhiễm môi trường?
Cá chết ở Bà Rịa – Vũng Tàu: Có phải do ô nhiễm môi trường?

VOV.VN - Những ngày qua, tình trạng cá lồng bè vẫn tiếp tục chết ở xã Long Sơn – thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Cá chết ở Bà Rịa – Vũng Tàu: Có phải do ô nhiễm môi trường?

Cá chết ở Bà Rịa – Vũng Tàu: Có phải do ô nhiễm môi trường?

VOV.VN - Những ngày qua, tình trạng cá lồng bè vẫn tiếp tục chết ở xã Long Sơn – thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Chính phủ cần xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Chính phủ cần xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

VOV.VN - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chính phủ cần xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Chính phủ cần xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

VOV.VN - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Hà Tĩnh: Bãi rác sụt lở, nguy cơ ô nhiễm môi trường
Hà Tĩnh: Bãi rác sụt lở, nguy cơ ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Bãi rác ở xã Ân Phú huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh bị sụt lở nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Hà Tĩnh: Bãi rác sụt lở, nguy cơ ô nhiễm môi trường

Hà Tĩnh: Bãi rác sụt lở, nguy cơ ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Bãi rác ở xã Ân Phú huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh bị sụt lở nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Cần giám sát ô nhiễm môi trường nhiệt điện Vĩnh Tân
Cần giám sát ô nhiễm môi trường nhiệt điện Vĩnh Tân

VOV.VN - Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, cần tăng cường giám sát ô nhiễm môi trường nhiệt điện Vĩnh Tân

Cần giám sát ô nhiễm môi trường nhiệt điện Vĩnh Tân

Cần giám sát ô nhiễm môi trường nhiệt điện Vĩnh Tân

VOV.VN - Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, cần tăng cường giám sát ô nhiễm môi trường nhiệt điện Vĩnh Tân

Xử lý Giám đốc Đăng kiểm mở công ty gây ô nhiễm môi trường
Xử lý Giám đốc Đăng kiểm mở công ty gây ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Cục Đăng kiểm Việt Nam đã yêu cầu ông Nguyễn Hữu Tài, Giám đốc Chi cục Đăng kiểm tỉnh Sóc Trăng giải trình các vụ việc liên quan.

Xử lý Giám đốc Đăng kiểm mở công ty gây ô nhiễm môi trường

Xử lý Giám đốc Đăng kiểm mở công ty gây ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Cục Đăng kiểm Việt Nam đã yêu cầu ông Nguyễn Hữu Tài, Giám đốc Chi cục Đăng kiểm tỉnh Sóc Trăng giải trình các vụ việc liên quan.