Mỹ bị kẹp giữa đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ và Kurd ở Syria

VOV.VN - Trong cuộc chiến chống IS ở Syria, Mỹ ủng hộ đồng thời các đồng minh vốn đã hằm hè nhau từ trước. Và họ bị kẹp giữa các tham vọng của đôi bên.

Quyết định của Lầu Năm Góc vũ trang cho lực lượng người Kurd ở Syria đã gây chia rẽ lớn ở miền bắc Syria.

Được không quân Mỹ yểm trợ, các lực lượng người Kurd đã chiếm được các vùng quan trọng của tổ chức khủng bố Hồi giáo IS, bao gồm thành phố Manbij.

Chiến binh ở khối SDF tại thành phố Manbij sau khi đánh đuổi IS khỏi đây. Ảnh: AP.

Sau đó các xe tăng và chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ xông vào lãnh thổ Syria và bắt đầu tấn công người Kurd – kẻ thù lâu đời của họ. Và rồi các lãnh đạo người Kurd bị bất ngờ: Đồng minh Mỹ của họ sát cánh với người Thổ và ra lệnh cho lực lượng Kurd trao lại cho Thổ những vùng lãnh thổ mà họ khó khăn lắm mới giành được.

Trên khắp các khu vực người Kurd ở Syria bắt đầu phổ biến cái cảm giác người Mỹ đang phản bội người Kurd. Điều này đe dọa làm suy yếu chiến dịch chung chống IS.

Trong khi đó ở Thổ Nhĩ Kỳ có những tiếng nói tức giận về việc chính quyền Obama yêu cầu lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ngưng đánh người Kurd ở miền bắc Syria.

Một tờ báo thân chính phủ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã đăng tải một bài xã luận với dòng tít mạnh, khẳng định rằng Thổ Nhĩ Kỳ “có quyền tự vệ trước” các dân quân người Kurd và lực lượng IS.

Trên một chiến trường phức tạp như Syria, Mỹ đang kẹt giữa hai đối tác quan trọng là người Kurd và đồng minh trong NATO – Thổ Nhĩ Kỳ.

Hai đồng minh không nghe lời Mỹ

Mặc cho Mỹ kêu gọi ngừng đánh nhau, hai bên vẫn kiên quyết bảo vệ lợi ích của họ ở Syria. Điều này phản ánh các giới hạn trong ảnh hưởng của người Mỹ ở đây và cho thấy chiến tranh Syria là nơi đụng độ quyền lợi của nhiều bên.

Anthony Cordesman, một chuyên gia Trung Đông của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói: “Chúng ta ở Mỹ và châu Âu có thể xem IS là mối đe dọa chính. Nhưng đối với các bên khác, đây là cuộc tranh giành vì sức mạnh dân tộc, sắc tộc hoặc giáo phái và bản sắc riêng”.

Các lực lượng người Kurd được nhiều người xem là đối tác hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống lại các chiến binh ở Syria. Lầu Năm Góc đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào việc vũ trang và huấn luyện các đồng minh của họ.

Vấn đề hiện nay là liệu người Kurd sẽ tiếp tục đánh IS với động cơ và nhiệt tình ban đầu, đặc biệt là trong chiến dịch dự kiến giải phóng thành phố Raqqa – “thủ đô” của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Michael Horowitz, một nhà phân tích cao cấp tại hãng tư vấn an ninh Levantine Group nói về thành phố Manbij: “Các chiến binh người Kurd đã chiến đấu và hy sinh vì một thành phố mà Mỹ lại yêu cầu họ sơ tán. Tôi nghĩ người Kurd Syria sẽ nghĩ kỹ về các cuộc tấn công sắp tới có sự hậu thuẫn của Mỹ.”

Mối quan hệ chằng chéo giữa Mỹ và các đồng minh của họ ở Trung Đông trong cuộc chiến chống IS. Đồ họa: Washington Post.

Hiện nay người ta đã rõ chính lợi ích quốc gia thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ mở cuộc tiến công vào miền bắc Syria để chiếm thị trấn biên giới Jarabulus do IS kiểm soát. Còn khối “Các lực lượng Dân chủ Syria” do Mỹ hậu thuẫn (SDF), trong đó các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd ở Syria chiếm ưu thế - được biết đến với cái tên viết tắt là YPG, thì đã tiến lên phía bắc sau khi chiếm Manbij.

Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng về mong muốn cháy bỏng của người Kurd Syria muốn tạo ra một nhà nước độc lập dọc theo biên giới nối các khu vực Kobane và Afrin đông người Kurd sinh sống và nằm cách nhau 193km. Thổ lo sợ điều này có thể kích động phong trào nổi loạn của người Kurd, vốn có mối liên hệ với người Kurd ở Syria và đã mở vô số cuộc tấn công vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Chẳng bao lâu sau khi các lực lượng Thổ và quân nổi dậy Syria (cũng được Mỹ hậu thuẫn) thọc qua biên giới, Mỹ đã lệnh cho các chiến binh Kurd rời Manbij và tiến về phía đông vượt qua sông Euphrates. Các quan chức YPG cho biết họ tuân thủ theo yêu cầu này của Mỹ nhưng Thổ thì lại cho rằng họ không giữ đúng cam kết.

Mỹ “bỏ rơi” đồng minh Kurd

Trong các cuộc đụng độ dữ dội, Thổ Nhĩ Kỳ và các phiến quân Syria được Thổ chống lưng đã đẩy các lực lượng liên minh với người Kurd bật về phía nam và tiến về Manbij, chiếm hàng chục ngôi làng trên đường hành tiến. Việc giao chiến ít dính tới IS, khiến các quan chức cao cấp của Mỹ quan ngại.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Peter Cook đã khen ngợi các lực lượng Kurd, miêu tả SDF là “một lực lượng đáng tin cậy và có năng lực” đã “chiến đấu quyết liệt và hy sinh” vì Syria. Ông này cùng các quan chức Mỹ đã mô tả các cuộc đụng độ giữa các phe nói trên là “không thể chấp nhận được” và hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ, các đại diện của nước này, và lực lượng SDF chấm dứt đánh giết lẫn nhau.

Nhưng lời kêu gọi đó không thỏa mãn được người Kurd ở Syria – họ cho rằng Washington đã thoái bộ trước sức ép của người Thổ.

Gilgo – một người tự nhận là nhà hoạt động Kurd, viết trên mạng xã hội Twitter: “Hãy để cho Thổ Nhĩ Kỳ tuyển một đội quân cho Mỹ giải phóng Raqqa.”

Macer Gifford, một công dân Anh cho biết anh ta đã tình nguyện gia nhập YPG để chiến đấu chống IS. Trên Facebook anh này chỉ trích chính quyền Obama đã bỏ rơi “các đồng minh trải qua thử thách” và giờ thì lại “trao cho IS một con đường sống”.

Gifford viết: “Chẳng có gì ngoài sự phản bội hoàn toàn”.

Các vùng kiểm soát của các lực lượng khác nhau ở Syria và Iraq.

Tướng Joseph Votel, người đứng đầu Bộ chỉ huy Trung tâm của Mỹ, nói rằng chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Jarabulus chẳng có gì là đáng ngạc nhiên. Nhưng ông này chỉ ra rằng các quan chức Mỹ kỳ vọng Thổ Nhĩ Kỳ và các phiến quân Syria theo Thổ sẽ chỉ nhắm đánh IS mà thôi.

Ông Votel nói với các phóng viên ở Washington: “Khi họ bắt đầu tập trung vào một cái gì đó ngoài IS thì tôi nghĩ rằng chúng ta phải rút sự ủng hộ”.

Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo cái mà họ gọi là sự nhượng bộ của người Mỹ trước “một nhóm khủng bố” (ám chỉ lực lượng người Kurd).

Bài xã luận trên tờ Daily Sabah (thân chính phủ Thổ) viết: “Trong nhiều năm liền từ chối đưa quân bộ ngăn chặn tình trạng đổ máu, chính quyền Obama giờ muốn ngăn bước đi quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc chấm dứt chiến tranh ngay sát bên cạnh, chỉ để bảo vệ tổ chức khủng bố ưa thích của họ ở Trung Đông”.

Mỹ vẫn không thể thiếu người Kurd

Michael M. Gunter, một chuyên gia về người Kurd ở Đại học Công nghệ Tennessee, cho biết: Đối với lợi ích của Mỹ thì Thổ Nhĩ Kỳ “quan trọng hơn người Kurd rất nhiều”.

Tuy nhiên Gunter cho biết thêm, người Kurd có thể sẽ tiếp tục chiến đấu chống IS do họ phụ thuộc đáng kể vào sự hậu thuẫn của Mỹ.

Gunter nói: “Người Kurd chẳng có chỗ nào để đi nữa ngoại trừ chúng ta. Đúng là nước Mỹ có thể không phải là đồng minh tốt như họ mong muốn nhưng về lâu về dài, nếu không có Mỹ, họ sẽ rơi vào vô vọng”.

Dẫu vậy một quan chức người Kurd ở Syria vẫn cho rằng Washington cần chọn một đồng minh chính.

Sihanouk Dibo, một cố vấn chính trị cao cấp phụ trách mảng chính trị của YPG nói: “Mỹ không thể đồng thời có 2 phe”.

Các quan chức Kurd Syria cho biết các chiến binh Kurd vẫn sẽ hành động khi cần thiết để bảo vệ đồng minh và những người ủng hộ.

Naasan, cựu quan chức Syria nói: “Chúng tôi sẽ không đợi Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh cho chúng tôi. Lần nào cũng vậy, họ vạch các lằn ranh đỏ và yêu cầu chúng tôi không được vượt qua”.

Naasan cho biết bất chấp sự thất vọng đối với người Mỹ, các lực lượng Kurd vẫn tiếp tục chiến đấu chống IS.

Ông này cho biết, Mỹ và châu Âu không tin tưởng vào Thổ Nhĩ Kỳ và họ biết rõ Thổ chính là cánh cổng để các tên khủng bố vào và ra Syria. “Họ biết rất rõ rằng cuộc chiến chống khủng bố sẽ thất bại nếu thiếu người Kurd”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

SỐC: Truyền thông Nga “tố” Thổ Nhĩ Kỳ có mối liên hệ với khủng bố IS
SỐC: Truyền thông Nga “tố” Thổ Nhĩ Kỳ có mối liên hệ với khủng bố IS

VOV.VN - Đài RT của Nga vừa công bố nhiều tài liệu của IS phản ánh mối liên hệ chặt chẽ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và tổ chức khủng bố IS.

SỐC: Truyền thông Nga “tố” Thổ Nhĩ Kỳ có mối liên hệ với khủng bố IS

SỐC: Truyền thông Nga “tố” Thổ Nhĩ Kỳ có mối liên hệ với khủng bố IS

VOV.VN - Đài RT của Nga vừa công bố nhiều tài liệu của IS phản ánh mối liên hệ chặt chẽ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và tổ chức khủng bố IS.

Điểm yếu chết người của phe đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ
Điểm yếu chết người của phe đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Với sự bài bản “không hề nhẹ”, phe đảo chính suýt chạm tới thắng lợi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên họ không tránh khỏi thất bại do có một số điểm yếu lớn.

Điểm yếu chết người của phe đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ

Điểm yếu chết người của phe đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Với sự bài bản “không hề nhẹ”, phe đảo chính suýt chạm tới thắng lợi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên họ không tránh khỏi thất bại do có một số điểm yếu lớn.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ngừng bắn với nhóm vũ trang người Kurd tại Syria
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ngừng bắn với nhóm vũ trang người Kurd tại Syria

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ không nhất trí một lệnh ngừng bắn với các phần tử vũ trang người Kurd tại Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ngừng bắn với nhóm vũ trang người Kurd tại Syria

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ngừng bắn với nhóm vũ trang người Kurd tại Syria

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ không nhất trí một lệnh ngừng bắn với các phần tử vũ trang người Kurd tại Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng đạt được gì khi hiện diện quân sự tại Iraq?
Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng đạt được gì khi hiện diện quân sự tại Iraq?

VOV.VN - Các nhà phân tích tin rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn tạo ảnh hưởng trong cộng đồng người Sunni ở miền Bắc Iraq.

Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng đạt được gì khi hiện diện quân sự tại Iraq?

Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng đạt được gì khi hiện diện quân sự tại Iraq?

VOV.VN - Các nhà phân tích tin rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn tạo ảnh hưởng trong cộng đồng người Sunni ở miền Bắc Iraq.

Mỹ-Thổ bất đồng về vai trò của người Kurd trong cuộc chiến chống IS
Mỹ-Thổ bất đồng về vai trò của người Kurd trong cuộc chiến chống IS

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik tuyên bố, nước này ủng hộ tiến hành một chiến dịch không kích để đánh đuổi IS ra khỏi Raqqa, Syria.

Mỹ-Thổ bất đồng về vai trò của người Kurd trong cuộc chiến chống IS

Mỹ-Thổ bất đồng về vai trò của người Kurd trong cuộc chiến chống IS

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik tuyên bố, nước này ủng hộ tiến hành một chiến dịch không kích để đánh đuổi IS ra khỏi Raqqa, Syria.