Quan hệ Việt-Mỹ hướng tới tương lai:

Ngoại trưởng Mỹ Kerry và nghị sĩ McCain rút ra bài học về Việt Nam

VOV.VN - Với chuyến thăm của Tổng thống Obama, quan hệ Việt-Mỹ bước vào giai đoạn tốt đẹp chưa từng thấy. Giới chức Mỹ rút ra bài học gì về mối quan hệ này?

VOV.VN xin giới thiệu bài viết chung (đăng trên tờ New York Times) của các cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, bao gồm Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Thượng nghị sĩ John McCain -  Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ và Bob Kerrey, cựu nghị sĩ Mỹ - Chủ tịch ban quản trị Đại học Fulbright Việt Nam. (Tít chính và tít phụ do VOV.VN tự đặt).

***

Các chính trị gia Mỹ John Kerry (trái) và John McCain năm 1992. Hai vị này đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Việt Nam. Ảnh: AP.

Khi Tổng thống Obama tới thăm Việt Nam, chúng tôi đã bị ấn tượng mạnh bởi thực tế là hầu hết công dân của hai nước đều không còn ký ức cụ thể về cuộc xung đột năm xưa khiến hơn 58.000 quân nhân Mỹ và hơn 1 triệu người Việt thiệt mạng.

Bài học quá khứ

Với tư cách là cựu binh từng tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam, chúng tôi thường được hỏi về bài học rút ra từ cuộc chiến này. Có một số câu dễ trả lời, một phần là vì mỗi xung đột đều có nét riêng và vì chúng tôi biết rằng các nỗ lực để áp dụng bài học quá khứ vào các cuộc khủng hoảng mới đôi khi lợi bất cập hại. Nhưng có một số thứ rất rõ ràng.

Điều đầu tiên, không riêng gì với chúng tôi, đó là nguyên tắc áp dụng cho tất cả những người mặc quân phục: Chúng ta không bao giờ được nhầm lẫn chiến tranh với những người lính. Các cựu binh Mỹ vẫn xứng đáng được tôn trọng.

Bài học thứ 2 là các nhà lãnh đạo của chúng ta cần phải trung thực với Quốc hội Mỹ và nhân dân Mỹ về các kế hoạch, mục tiêu và chiến lược của chúng ta mỗi khi sinh mạng của các quân nhân của đất nước gặp phải hiểm nguy. Xin được mở ngoặc, người ta đã nói với chúng tôi rằng các binh sĩ chiến đấu Mỹ đầu tiên được triển khai sang Việt Nam là để thực hiện sứ mệnh “cứu trợ lũ lụt”.

Bài học thứ 3 là phải khiêm tốn khi học hỏi tri thức về các nền văn hóa nước ngoài. Trong cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, các đồng minh của Mỹ đã không hành động như kỳ vọng cua chúng ta.

Chuyên cơ của Tổng thống Mỹ Obama tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) chiều 24/5. Ảnh: Ngọc Thành.

Bài học thứ 4 và cuối cùng về xung đột Việt Nam – bài học này đang từ từ hiện ra trước mắt chúng ta. Bài học đó là, với ý chí và sự nỗ lực cần thiết, các khác biệt dường như không thể khỏa lấp được vẫn có thể hòa giải được. Việc ngài Obama là Tổng thống Mỹ thứ 3 liên tiếp đến thăm Việt Nam là bằng chứng chứng minh cựu thù có thể trở thành đối tác mới.

Với tư cách là các cựu chiến binh, chúng tôi có may mắn được làm trong bộ máy công quyền. Chúng tôi tự hào về các đóng góp của mình cho việc nối lại quan hệ ngoại giao bình thường giữa Mỹ và Việt Nam. Quá trình khôi phục quan hệ rất là gian lao, cần đến sự hợp tác toàn diện của Hà Nội trong việc tìm kiếm, cung cấp thông tin về những người Mỹ mất tích trong chiến tranh – một nỗ lực vẫn tiếp tục cho đến tận ngày nay.

Nhưng chúng ta đã tới được điểm đó - hơn 20 năm sau khi bình thường hóa, khi chương trình nghị sự của chúng tôi về Việt Nam là hướng tới phía trước và có phạm vi rộng lớn. Các cuộc thảo luận của ngài Obama với phía Việt Nam bao gồm các vấn đề từ hợp tác an ninh tới thương mại, đầu tư và giáo dục, cho đến vấn đề môi trường và nhân quyền.

Tương lai rộng mở

Chương trình nghị sự rộng lớn hơn phản ánh những thay đổi trong mối quan hệ song phương. Hai mươi năm trước, có chưa đến 60.000 du khách Mỹ tới Việt  Nam mỗi năm. Ngày nay, con số này là gần nửa triệu. Hai mươi năm trước, thương mại hàng hóa song phương Mỹ-Việt chỉ là 450 triệu USD. Ngày nay, con số đó tăng lên gần 100 lần. Hai mươi năm trước, chưa có đến 1.000 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học. Ngày nay đã có tới gần 19.000 sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ.

Đáng lưu ý, trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay có 2 ủy viên từng lấy bằng sau đại học ở Mỹ thông qua học bổng Fulbright.

Tổng thống Mỹ Obama phát biểu tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 25/5. Ảnh: Hà Khánh.

Tuần này, theo kế hoạch, một cơ sở đào tạo đại học mới khai trương ở thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Fulbright Việt Nam. Trong số chúng tôi, nghị sĩ Bob Kerrey tự hào là chủ tịch hội đồng quản trị của trường.

Gần nửa thế kỷ trước, khi chúng tôi thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam, chúng tôi không thể tưởng tượng được sau này sẽ có một ngày chính phủ của chúng tôi sẽ hợp tác với chính quyền Việt Nam để cứu đồng bằng sông Cửu Long bằng việc đưa ra một sáng kiến quản lý hệ sinh thái và ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Chúng tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là hai nước chúng ta có thể trở thành đối tác của nhau trong thỏa thuận thương mại lịch sử - Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, có mục đích nâng cao tiêu chuẩn lao động và môi trường trong khi mở rộng sự thịnh vượng của nước chúng tôi cũng như các nước dọc theo vành đai Thái Bình Dương.

Điều khó tưởng tượng hơn nữa là việc Mỹ và Việt Nam sẽ hợp tác trong các vấn đề an ninh. Và Mỹ đã giúp xây dựng một trung tâm huấn luyện mới cho Quân đội Nhân dân Việt Nam ở ngoại thành Hà Nội - ở đó các quân nhân trẻ của Việt Nam sẽ chuẩn bị cho hoạt động phục vụ trong các đơn vị gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Quân đội Mỹ và Việt Nam thường xuyên liên lạc với nhau. Các nhà ngoại giao hai nước thường xuyên tham vấn nhau về các tranh cãi quanh các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Chính phủ nước chúng tôi không đứng về bên nào trong tranh chấp ở đây, nhưng chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng các tranh chấp đó phải được giải quyết một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế, chứ không phải là theo cách đơn phương của bất cứ quốc gia nào nhằm xác lập bá quyền của họ đối với các nước khác.

Tất nhiên Mỹ và Việt Nam có các hệ thống chính trị khác nhau và các cách tiếp cận khác nhau đối với một số vấn đề. Nhưng có những giá trị phổ quát. Và chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ phát huy đầy đủ hết tiềm năng của mình nếu nâng cao quyền bày tỏ của dân chúng.

Trong các chuyến thăm Việt Nam, chúng tôi ấn tượng về mức độ háo hức của người dân trong việc tận dụng công nghệ cũng như trong việc cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu.

Hướng tới tương lai, chúng tôi hiểu rằng các lợi ích chung sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Mỹ. Quan hệ đối tác đó còn được thúc đẩy bởi những giá trị tự nhiên giữa hai dân tộc, như mối liên hệ gia đình, tinh thần lạc quan, khát khao cháy bỏng về độc lập và tự do, và việc trân trọng hòa bình./.

(Bài viết thể hiện quan điểm của 3 cựu chiến binh Mỹ hiện là Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, và cựu nghị sĩ bang Nebraska)

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những câu nói ấn tượng của Tổng thống Obama ở Việt Nam
Những câu nói ấn tượng của Tổng thống Obama ở Việt Nam

VOV.VN - Những phát biểu của Tổng thống Mỹ khiến nhiều người phải bất ngờ bởi kiến thức của ông về đất nước và con người Việt Nam.

Những câu nói ấn tượng của Tổng thống Obama ở Việt Nam

Những câu nói ấn tượng của Tổng thống Obama ở Việt Nam

VOV.VN - Những phát biểu của Tổng thống Mỹ khiến nhiều người phải bất ngờ bởi kiến thức của ông về đất nước và con người Việt Nam.

Vài nét về John Kerry - ứng viên Ngoại trưởng Mỹ
Vài nét về John Kerry - ứng viên Ngoại trưởng Mỹ

(VOV) - Thượng nghị sĩ John Kerry trở thành Ngoại trưởng Mỹ hứa hẹn tạo ra một nền ngoại giao mạnh mẽ, tích cực cho nước này.

Vài nét về John Kerry - ứng viên Ngoại trưởng Mỹ

Vài nét về John Kerry - ứng viên Ngoại trưởng Mỹ

(VOV) - Thượng nghị sĩ John Kerry trở thành Ngoại trưởng Mỹ hứa hẹn tạo ra một nền ngoại giao mạnh mẽ, tích cực cho nước này.

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama
Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

VOV.VN - Có nhiều ý kiến trái chiều về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama từ  2008-2016, nhưng nhìn chung di sản mà ông để lại có nhiều điểm sáng.

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

VOV.VN - Có nhiều ý kiến trái chiều về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama từ  2008-2016, nhưng nhìn chung di sản mà ông để lại có nhiều điểm sáng.

Bỏ cấm vận vũ khí- Bước tiến lịch sử trong quan hệ Mỹ Việt
Bỏ cấm vận vũ khí- Bước tiến lịch sử trong quan hệ Mỹ Việt

VOV.VN - Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama cho thấy một phát triển tích cực trong quan hệ giữa 2 nước.

Bỏ cấm vận vũ khí- Bước tiến lịch sử trong quan hệ Mỹ Việt

Bỏ cấm vận vũ khí- Bước tiến lịch sử trong quan hệ Mỹ Việt

VOV.VN - Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama cho thấy một phát triển tích cực trong quan hệ giữa 2 nước.

Hình ảnh Tổng thống Obama ở Việt Nam qua ống kính phóng viên các nước
Hình ảnh Tổng thống Obama ở Việt Nam qua ống kính phóng viên các nước

VOV.VN - Đêm 22/5 Tổng thống Mỹ Obama đã tới Hà Nội, mở đầu chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam nhằm mở rộng quan hệ giữa 2 nước trong nhiều lĩnh vực.

Hình ảnh Tổng thống Obama ở Việt Nam qua ống kính phóng viên các nước

Hình ảnh Tổng thống Obama ở Việt Nam qua ống kính phóng viên các nước

VOV.VN - Đêm 22/5 Tổng thống Mỹ Obama đã tới Hà Nội, mở đầu chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam nhằm mở rộng quan hệ giữa 2 nước trong nhiều lĩnh vực.