"Đột nhập" Clairefontaine - nơi đóng quân của Đội tuyển Pháp

VOV.VN - Clairefontaine - "khu rừng ma" được chọn làm nơi đóng quân của đội tuyển Pháp tại Euro 2016.

Ngày hôm qua, đội tuyển Pháp đã có buổi tập kín cuối cùng tại Clairefontaine, trước khi di chuyển tới khách sạn Pullman Bercy, chuẩn bị cho trận chung kết Euro 2016 với tuyển Bồ Đào Nha.

Tại sao Clairefontaine, một vùng đất rộng tới 55ha, nằm chính giữa rừng Rambouillet, vẫn thường được biết đến là khu rừng ma, lại được chọn làm nơi đóng quân của đội tuyển Pháp tại Euro lần này?

Học viện đào tạo cầu thủ trẻ của nước Pháp - Le Centre Technique National Fernand Sastre.

Học viện đào tạo cầu thủ trẻ của nước Pháp (với tên gọi đầy đủ là Le Centre Technique National Fernand Sastre), được đặt theo tên của vị Chủ tịch LĐBĐ Pháp, Fernand Sastre, người xây dựng kế hoạch và thực hiện việc thiết lập đào tạo những tài năng trẻ cho một cách bài bản, hệ thống và thực sự làm nên một cuộc cách mạng bóng đá Pháp. Hãy đơn giản gọi Học viện này là Clairefontaine!

Nơi đây từng được sử dụng làm địa điểm trú quân của tuyển Pháp tại World Cup 1998, bởi sở hữu một khu khách sạn 5 sao, 60 nhân viên phục vụ suốt ngày đêm, 302 giường ngủ, một thư viện, một rạp chiếu phim, 7 sân tập bên cạnh 3 sân cỏ nhân tạo. Nhưng trên hết, Clairefontaine là 1/12 trung tâm đào tạo bóng đá hàng đầu của nước Pháp.

Gerard Precheur, cựu thành viên ban giám đốc kỹ thuật, đứng đầu là HLV lừng danh nước Pháp, Aime Jacquet, cho biết: "Hàng năm, chúng tôi sẽ huấn luyện cho các cậu bé từ 13 đến 15 tuổi, bên cạnh việc học văn hóa đầy đủ mỗi khi không phải tập luyện. Nhiệm vụ rất rõ ràng là: trong 3 năm tập luyện ở đây, các cầu thủ trẻ này sẽ được mài giũa các kỹ năng chơi bóng, đặc biệt là kỹ thuật".

"Các học viên sẽ học tại đây từ tối Chủ nhật đến tối thứ Sáu tuần sau, sau đó trở về CLB chơi bóng cho đội của mình. Cách đào tạo này giúp các cầu thủ chơi với trái bóng nhiều hơn, bảo đảm yêu cầu chơi bóng kỹ thuật và hình thành một hệ thống phong cách".

Clairefontaine, cũng như nhiều Học viện đào tạo cầu thủ trẻ danh tiếng khác, đặc biệt chú trọng yếu tố kỹ thuật và khả năng kiểm soát trái bóng.

 Chủ tịch LĐBĐ Pháp, Fernand Sastre, người xây dựng kế hoạch và thực hiện việc thiết lập đào tạo những tài năng trẻ cho một cách bài bản, hệ thống và thực sự làm nên một cuộc cách mạng bóng đá Pháp.

"Khi vào tập luyện, chúng tôi chú trọng việc tạo dựng cho các cầu thủ trẻ những phản xạ có điều kiện về kỹ thuật, từ việc tiếp nhận trái bóng đến kỹ năng chuyền ban, tập trung vào vị trí chân đứng và vị trí tiếp xúc giữa chân với trái bóng. Ngoài ra, họ cũng được huấn luyện một cách nghiêm khắc về tư duy chiến thuật, học cách tự tin kiểm soát bóng, nhấn mạnh vào các yếu tố nhanh, chuyền bóng một chạm và di chuyển liên tục để tạo không gian chơi bóng", Andre Merelle, cựu Giám đốc Clairefontaine từ 1998 đến 2010, HLV trực tiếp dẫn dắt những cựu tuyển thủ Pháp, như Nicolas Anelka, Philippe Christanval, Thierry Henry ..., cho biết.

Cách đào tạo này chia sẻ nhiều điểm chung với phương pháp đào tạo mà lò La Masia của Barcelona đang áp dụng, với duy nhất điểm trái ngược thú vị, đáng chú ý là: hệ thống đào tạo ở La Masia cho phép và khuyến khích các cầu thủ kiểm soát bóng, chọn đúng thời điểm mới chuyền, trong khi tại Clairefontaine, các cầu thủ trẻ được yêu cầu phải chơi nhanh, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố kỹ thuật thay vì nhanh, mạnh và trả giá bằng việc hạn chế kỹ thuật và tư duy chơi bóng ở các cầu thủ trẻ Anh.

Ông Merelle cho rằng đây chính là lý do giải thích việc các cầu thủ Pháp thường thích nghi nhanh ở các giải đấu đòi hỏi tốc độ như Premier League, so với các đồng nghiệp người Tây Ban Nha.

Học viện có đầy đủ tiện nghi để các cầu thủ ăn, nghỉ và tập luyện.

"Hệ thống đào tạo ở Anh đòi hỏi các cầu thủ phải nhanh, khỏe nhưng khiến họ hạn chế phát triển kỹ năng chơi bóng", Merelle phân tích. "Quan điểm của chúng tôi là khuyến khích họ thể hiện kỹ năng hơn là đá quả bóng ra xa bởi nỗi sợ hãi mắc sai lầm. Chúng tôi muốn các cầu thủ của mình hiểu rằng việc để mất bóng là đáng xấu hổ, và việc nhanh chóng đá bóng đi chỗ khác chính là hành động dẫn tới nỗi xấu hổ đó".

Cũng như nhiều Học viện nổi tiếng ủng hộ lối chơi bóng đá tấn công, các cầu thủ tại Clairefontaine được yêu cầu chơi với hệ thống 4-3-3, như La Masia của Barcelona hay tại Ajax. Quan điểm của các thế hệ Giám đốc Trung tâm này đều thống nhất cho rằng đây là hệ thống tốt nhất cho các cầu thủ trẻ chơi bóng và phát triển, bởi nó mở ra không gian chơi bóng và linh hoạt hơn hệ thống 4-4-2, có xu hướng cô lập các cầu thủ chạy cánh, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ.

Trong bộ phim tư liệu của Đài TF1 (Pháp) giới thiệu về Clairefontaine, một trong những cựu học viên nổi tiếng của Trung tâm là Thierry Henry, giải thích: "Tại Anh, tôi từng chứng kiến các cầu thủ trẻ ở cánh trái hiếm khi nhận được bóng, bởi các cầu thủ trẻ có xu hướng mất cân bằng, thường thiên chơi về cánh phải. Nhưng ở đây, các cầu thủ trẻ không chơi trên toàn sân, cho đến năm cuối".

"Năm đầu, sự tập trung nhằm vào phát triển kỹ năng cá nhân với bóng. Năm thứ 2 phát triển cách chơi bóng của cầu thủ bằng việc tập 2 đấu 2, 3 đấu 3, 4 đấu 4. Quan điểm của Clairefontaine là ở lứa tuổi đó, các cầu thủ không thể tư duy vượt quá quy mô đó. Chỉ khi nào đã làm chủ trái bóng thực sự, chúng tôi mới được chơi trên toàn sân. Và đó là năm cuối cùng ở Học viện.

Một điểm nhấn đáng chú ý nữa đối với việc huấn luyện tại đây là các cầu thủ trẻ phải học và phát triển các kỹ năng cần thiết để ứng xử với các tình huống bên ngoài thế giới bóng đá, nếu họ không thể tiến bộ thêm. Đây là sự chuẩn bị cần thiết bởi nhận thức về tuổi nghề ngắn ngủi của các cầu thủ, bởi chấn thương hay những tai nạn nằm ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ ai. Vì lý do này, Trung tâm Clairefontaine yêu cầu các học viên của mình phải học và thi đỗ bằng tốt nghiệp bậc 1, nhờ đó có thể giúp họ tiếp tục việc học nếu không theo nghiệp bóng đá.

Một trong những sân tập ở Clairefontaine.

16 năm trôi qua kể từ lần cuối cùng tuyển Pháp vào tới chung kết một giải bóng đá quốc tế. Và dù Clairefontaine không còn cho ra lò nhiều học viên thành công như thế hệ Anelka, Henry, Saha... nhưng họ vẫn có thể tự hào với những Giroud, Matuidi đã ra đi từ cánh rừng ma Rambouillet.

Thực tế, Trung tâm đào tạo này vẫn đứng đầu về số lượng cầu thủ chuyên nghiệp, đang chơi bóng ở các giải hàng đầu châu Âu, so với các Học viện khác.

Và sau khi đã thay các HLV Raymond Domenech nhu nhược, Laurent Blanc gây tranh cãi liên quan cầu thủ trẻ da màu, với sự đóng góp của các học viên Clairefontaine và được dẫn dắt bởi Didier Deschamp, đội tuyển Pháp đang hướng về một danh hiệu vô địch sau 16 năm chờ đợi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiêu điểm thể thao: ĐT Pháp tái hiện màn ăn mừng Viking
Tiêu điểm thể thao: ĐT Pháp tái hiện màn ăn mừng Viking

VOV.VN - Sau chiến thắng thuyết phục trước Đức, ĐT Pháp đã tái hiện màn ăn mừng Viking giống như Iceland từng làm.

Tiêu điểm thể thao: ĐT Pháp tái hiện màn ăn mừng Viking

Tiêu điểm thể thao: ĐT Pháp tái hiện màn ăn mừng Viking

VOV.VN - Sau chiến thắng thuyết phục trước Đức, ĐT Pháp đã tái hiện màn ăn mừng Viking giống như Iceland từng làm.

Say đắm với sắc đẹp của các nữ CĐV chủ nhà Pháp
Say đắm với sắc đẹp của các nữ CĐV chủ nhà Pháp

VOV.VN - Cùng chiêm ngưỡng nhan sắc của các nữ cổ động viên Pháp, những người tiếp lửa cho các cầu thủ giành chiến thắng trước Đức. 

Say đắm với sắc đẹp của các nữ CĐV chủ nhà Pháp

Say đắm với sắc đẹp của các nữ CĐV chủ nhà Pháp

VOV.VN - Cùng chiêm ngưỡng nhan sắc của các nữ cổ động viên Pháp, những người tiếp lửa cho các cầu thủ giành chiến thắng trước Đức. 

Chung kết EURO 2016: Lịch sử gọi tên Pháp
Chung kết EURO 2016: Lịch sử gọi tên Pháp

VOV.VN - Trong các trận chung kết lớn được thi đấu trên sân nhà, ĐT Pháp đều giành chiến thắng.

Chung kết EURO 2016: Lịch sử gọi tên Pháp

Chung kết EURO 2016: Lịch sử gọi tên Pháp

VOV.VN - Trong các trận chung kết lớn được thi đấu trên sân nhà, ĐT Pháp đều giành chiến thắng.