Chủ phương tiện thủy để hiểm nguy lơ lửng trước mũi tàu

VOV.VN - Với mức phạt cao nhưng vì hám lợi nên các chủ phương tiện thủy vẫn bất chấp những quy định của pháp luật cho tàu thuyền chở quá trọng tải.

Thời gian qua, địa bàn TP xảy ra nhiều vụ tai nạn đường thủy nghiêm trọng do phương tiện chở quá tải gây ra. Hiện mỗi ngày có hàng chục nghìn phương tiện di chuyển trên các tuyến thuộc sông Sài Gòn.

Bước vào cao điểm mùa mưa bão, những loại phương tiện này luôn tiềm  ẩn nhiều nguy cơ tai nạn để lại hậu quả khôn lường. Ngoài việc mạnh tay xử lý các phương tiện vi phạm, các lực lượng chức năng triển khai nhiều giải pháp phối hợp đồng bộ để đảm bảo an toàn trên các tuyến luồng đường thủy.

Cảnh sát giao thông đường thủy xử phạt chủ phương tiện vi phạm giao tho đường thủy.
Quan sát một số tuyến sông như Sài Gòn, Lòng Tàu, Tắc Sông Trà, Thị Vải, Soài Rạp... rất dễ dàng bắt gặp những chiếc sà lan chở đầy cát đá, mớn nước mấp mé, thậm chí ngập luôn phần lối đi hai bên mép sà lan. Các loại sà lan hoặc phương tiện chở hàng hóa khô, việc chở quá tải tuy không phổ biến nhưng quá trình tuần tra xử lý của lực lượng chức năng cũng phát hiện nhiều trường hợp vượt quá trọng tải cho phép.

Những chiếc sà lan quá tải di chuyển một cách chậm chạp, tròng trành chỉ cần chiếc tàu vận tải cỡ lớn đi qua là có thể gây ra hậu quả khôn lường. Thậm chí, cả phương tiện chở người có chiếc cũng không hở mạn khô, quá tải, không áo phao cho hành khách gây nên tình trạng mất an toàn.

Từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn thành phố đã có hơn 30.000 trường hợp vi phạm giao thông đường thủy đã bị xử phạt nặng với số tiền gần 5 tỷ đồng. Với mức phạt cao để răn đe thế nhưng vì hám lợi nên các chủ phương tiện chẳng hề quan tâm đến sự nguy hiểm luôn treo lơ lửng trước mũi tàu, bất chấp những quy định của pháp luật.

Trung tá Phan Văn Mẫn, Đội trưởng Đội điều tra giải quyết tai nạn, xử lý vi phạm và tuyên truyền luật giao thông đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Công an TP HCM cho biết, ngoài lỗi phương tiện quá tải của phương tiện chở vật liệu xây dựng còn có rất nhiều vi phạm khác.

“Tai nạn giao thông đường thủy ở TP HCM tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2016 nhưng chưa nhiều. Lực lượng cảnh sát liên tục tăng cường kiểm tra xử lý đối với người điều khiển không có bằng cấp, phương tiện đi qua cầu cống, âu thuyền không chấp hành quy tắc giao thông, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn để đảm bảo an toàn trên luồng đường thủy”, Trung tá Phan Văn Mẫn cho biết.

Thực tế so với đường bộ thì số vụ tai nạn đường thủy ít hơn nhưng khi đã xảy ra tai nạn sự cố thì thường để lại hậu quả thiệt hại rất nghiêm trọng. Những sự cố như sà lan chở quá tải mắc kẹt hay đâm va cầu đường sắt Bình Lợi trên sông Sài Gòn, Chìm tàu Hoàng Phúc 18 chở cát đá trên sông Soài Rạp làm 9 người chết, chìm tàu chở khách ở Cần Giờ 9 người chết hay chìm tàu khách cao tốc cánh ngầm trên sông Sài Gòn... chính là những bài học đắt giá.

Từ những vụ việc cụ thể càng đòi hỏi chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện cần phải ý thức rõ trách nhiệm khi lưu thông trên tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa đông đúc với dòng chảy phức tạp thuộc các tuyến sông thuộc lưu vực sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, nhất là cao điểm mưa bão đang cận kề.

Ông Trần Từ Tâm, chủ bến đò Phú Xuân, huyện Nhà Bè cho biết, trước đây bến đò có những hành khách không chịu mặc áo phao, nhưng nay sau khi được thuyết phục, hành khách đã mặc áo khi đi đò để đảm bảo an toàn cho bản thân, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Để đưa được lượng hàng hóa vào sâu trong cảng bến nội địa, các phương tiện thủy phải di chuyển vào các kênh, ngòi. Hiện nhiều tuyến ngã ba từ sông Sài Gòn rẽ nhánh vào kênh nội địa đang thi công hệ thống đập ngăn triều, tuyến luồng hẹp và cạn chỉ cần sơ xẩy là có thể xảy ra tai nạn gây thiệt hại khôn lường.

Để đảm bảo an toàn cho phương tiện qua lại khu vực đang thi công, Ông Phạm Trung Kiên, nhân viên điều tiết Công ty Đảm bảo an toàn hàng hải miền Đông Nam bộ cho biết, công ty đã phối hợp với Cảng vụ hàng hải, Cảnh sát đường thủy rất chặt chẽ đảm bảo an toàn cho tàu bè đi qua.

“Công ty đã có phương án và điều tiết, nếu có phương tiện lớn đi qua khu vực thi công, công ty đều đưa ca nô trực tiếp dẫn tàu thuyền, đồng thời có các biện pháp báo hiệu cho các phương tiện”, ông Kiên nói.

Ngoài việc tuần tra xử lý, để chủ động với các tình huống khẩn cấp khi mùa mưa bão đang cận kề, cảnh sát giao thông đường thủy, cảng vụ hàng hải, cảng vụ đường thủy nội địa, biên phòng, cảnh sát phòng cháy chữa cháy cứu nạn cứu hộ TP HCM đến thời điểm này đã chủ động nhiều phương án đảm an toàn trên các tuyến luồng, kể cả những phương án cứu nạn cứu hộ.

CSGT đường thủy tuyên truyền hướng dẫn, kiểm tra nhắc nhở phương tiện đảm bảo an toàn cho hành khách qua sông.
Mới đây các lực lượng đã phối hợp diễn tập tình huống huy động khẩn cấp hơn 400 người với gần 100 tàu bè, ca nô để cứu nạn hai tàu chở 120 hành khách đâm va bị chìm trên sông Sài Gòn.

Thượng tá Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Cảnh sát phòng cháy - chữa cháy TP HCM cho biết, đây là một trong nhiều phương án đã được xây dựng để ứng phó với mùa mưa bão sắp tới. “Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố đã xây dựng đầy đủ phương án với nhiều tình huống khác nhau luôn chủ động giải quyết với những tình huống xấu xảy ra”, Thượng tá Nguyễn Thanh Hưởng khẳng định.

Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, ngoài sự chủ động của lực lượng chức năng thì các chủ phương tiện, người điều khiển cũng phải luôn nâng cao ý thức đảm bảo an toàn toàn giao thông đường thủy, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi mùa mua bão đang đến gần./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một Trung tá CSGT đường thủy hy sinh khi áp tải "cát tặc"
Một Trung tá CSGT đường thủy hy sinh khi áp tải "cát tặc"

VOV.VN - Khi đang đưa tàu khai thác cát trái phép về đơn vị xử lý thì tàu bị chìm khiến Trung tá Đặng Tuấn Anh mất tích và phát hiện tử vong sau đó.

Một Trung tá CSGT đường thủy hy sinh khi áp tải "cát tặc"

Một Trung tá CSGT đường thủy hy sinh khi áp tải "cát tặc"

VOV.VN - Khi đang đưa tàu khai thác cát trái phép về đơn vị xử lý thì tàu bị chìm khiến Trung tá Đặng Tuấn Anh mất tích và phát hiện tử vong sau đó.

Cát tặc lộng hành: Dừng toàn bộ dự án nạo vét luồng đường thủy
Cát tặc lộng hành: Dừng toàn bộ dự án nạo vét luồng đường thủy

VOV.VN - Cục ĐTNĐ sẽ tiếp tục hoàn thiện Thông tư 69 theo hướng phân cấp cho địa phương, có đấu thầu, áp dụng như quy trình đầu tư xây dựng cơ bản.

Cát tặc lộng hành: Dừng toàn bộ dự án nạo vét luồng đường thủy

Cát tặc lộng hành: Dừng toàn bộ dự án nạo vét luồng đường thủy

VOV.VN - Cục ĐTNĐ sẽ tiếp tục hoàn thiện Thông tư 69 theo hướng phân cấp cho địa phương, có đấu thầu, áp dụng như quy trình đầu tư xây dựng cơ bản.

Kiên Giang: Chưa tìm thấy người mất tích trong vụ tai nạn đường thủy
Kiên Giang: Chưa tìm thấy người mất tích trong vụ tai nạn đường thủy

VOV.VN- Các  thợ lặn và khoảng 50 người dân cùng tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ tai nạn đường thủy nhưng vẫn chưa tìm thấy.

Kiên Giang: Chưa tìm thấy người mất tích trong vụ tai nạn đường thủy

Kiên Giang: Chưa tìm thấy người mất tích trong vụ tai nạn đường thủy

VOV.VN- Các  thợ lặn và khoảng 50 người dân cùng tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ tai nạn đường thủy nhưng vẫn chưa tìm thấy.