Ảnh: Xe máy cũ nát nhan nhản trên đường phố Hà Nội

VOV.VN - Để tránh ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông, Hà Nội dự kiến thí điểm thu hồi hàng triệu xe máy cũ nát từ năm 2018. 

Chiều 21/6, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, tháng 7 tới, cơ quan này sẽ trình HĐND thành phố đề án Quản lý phương tiện giao thông, trong đó đề xuất các phương án thu hồi xe máy cũ trên địa bàn.
Theo ông Viện, Chính phủ có lộ trình thu hồi xe máy cũ nát từ 1/1/2018, song đến nay Bộ Giao thông vẫn chưa có quy định tiêu chuẩn về khí thải, niên hạn xe máy nên chưa có đủ tính pháp lý để thu hồi.
Do đó, trong năm nay, Hà Nội sẽ tiến hành rà soát trên 5 triệu xe máy đang lưu hành và thống kê những xe cũ nát theo niên hạn, sau đó phối hợp với Bộ Giao thông đưa ra quy định về tiêu chuẩn xe máy cần thu hồi.
Hà Nội hiện có 5,2 triệu xe máy, 10.686 xe máy điện, 30 xe môtô 3 bánh được cấp đăng ký và 4.367 xe môtô 3, 4 bánh tự chế (không được cấp đăng ký). 
Trong đó, có gần một nửa số lượng xe máy đã sử dụng lâu năm, nhiều xe sản xuất từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước vẫn đang tham gia giao thông.
Theo lộ trình, từ 2017 đến 30/6/2018 sẽ hoàn thiện văn bản quy phạm và tiêu chuẩn quy định kỹ thuật, thống kê số lượng xe theo năm. Từ 1/7/2018 đến 31/12/2019 sẽ kiểm tra khí thải với xe mô tô có dung tích xy lanh từ 175 m3 trở lên. Sau đó sẽ thu hồi, loại bỏ phương tiện cũ nát, không đủ tiêu chuẩn khí thải.
Cần lưu ý rằng, xe máy "quá đát" là xe không đủ điều kiện tham gia giao thông chứ không phải là hết ngày, hết giờ, hết niên hạn. Phương tiện có thể cũ nhưng điều kiện an toàn kỹ thuật vẫn đảm bảo thì vẫn có thể được vận hành.
Hiện thế giới đang dùng các hàng rào kỹ thuật, đưa ra tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường để xử lý xe "hết đát". Ví dụ xe cổ nhưng được chăm sóc tốt, người dân thực hiện cải tạo động cơ mới đảm bảo theo quy định của pháp luật thì không thể thu hồi. 
Tuy nhiên, có những phương tiện niên hạn còn mới nhưng do chủ sử dụng không chăm sóc, bảo dưỡng, khai thác kiệt quệ, khí thải không đảm bảo quy định thì cần buộc dừng vận hành để người dân đi bảo dưỡng, sửa chữa...

Trên thế giới, cũng có một số nước nới lỏng quy định khi xe không đảm bảo chất lượng khí thải, chủ xe phải nộp thuế cao, đến mức không chạy được mới thôi.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Những tuyến phố có hàng cây rợp bóng mát đẹp nhất Hà Nội
Ảnh: Những tuyến phố có hàng cây rợp bóng mát đẹp nhất Hà Nội

VOV.VN - Các tuyến đường Kim Mã, Phan Đình Phùng, Thanh Niên, Láng... rợp bóng mát vì có hàng cây xanh tỏa bóng, đặc biệt là vào các buổi chiều hè.

Ảnh: Những tuyến phố có hàng cây rợp bóng mát đẹp nhất Hà Nội

Ảnh: Những tuyến phố có hàng cây rợp bóng mát đẹp nhất Hà Nội

VOV.VN - Các tuyến đường Kim Mã, Phan Đình Phùng, Thanh Niên, Láng... rợp bóng mát vì có hàng cây xanh tỏa bóng, đặc biệt là vào các buổi chiều hè.

Ảnh: “Mạng lưới” những dòng sông ô nhiễm nặng tại Hà Nội
Ảnh: “Mạng lưới” những dòng sông ô nhiễm nặng tại Hà Nội

VOV.VN - Hà Nội đang lên kế hoạch làm "sống lại" những dòng sông ô nhiễm nặng như: sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ, sông Đáy...

Ảnh: “Mạng lưới” những dòng sông ô nhiễm nặng tại Hà Nội

Ảnh: “Mạng lưới” những dòng sông ô nhiễm nặng tại Hà Nội

VOV.VN - Hà Nội đang lên kế hoạch làm "sống lại" những dòng sông ô nhiễm nặng như: sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ, sông Đáy...