Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực hàn gắn quan hệ với các nước Arab

VOV.VN - Trong nỗ lực mới nhất nhằm hàn gắn quan hệ với các nước Arab, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu vừa có cuộc gặp với Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông đến nước này trong nhiều năm qua.

Chuyến thăm diễn ra, trong bối cảnh quan hệ hai nước chạm đáy sau vụ nhà báo Khashoggi bị sát hại năm 2018.

Hồi giữa tuần trước, giới chức ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập cũng đã có cuộc họp tham vấn chính trị về bình thường hóa quan hệ hai nước sau gần một thập niên rạn nứt. Ðây cũng là một trong những bước đi nhằm "phá băng" trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các nước Arab, vì lợi ích cũng như nâng cao vị thế của Ankara trong khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ “chìa nhành ô liu” cho các nước Arab của Thổ Nhĩ Kỳ?

Ngày 10/5 vừa qua, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã có chuyến thăm đầu tiên đến Saudi Arabia kể từ sau vụ nhà báo Khashoggi bị sát hại năm 2018. Trong chuyến thăm, hai bên đã tổ chức các cuộc họp cởi mở và thẳng thắn nhằm tăng cường hợp tác trong quan hệ song phương và các vấn đề khu vực, đồng thời giải quyết một số vấn đề còn vướng mắc trong quan hệ. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã cảm ơn Hoàng tử Faisal, đồng thời mời người đồng cấp Saudi Arabia đến Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đối thoại.

Trước đó vài ngày, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập cũng đã tổ chức vòng tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao tại Cairo và cũng là cuộc gặp gỡ ngoại giao công khai đầu tiên kể từ năm 2013. Trong tuyên bố chung, hai bên đánh giá các cuộc thảo luận diễn ra thẳng thắn và có chiều sâu khi đề cập đến các vấn đề song phương, cũng như một số vấn đề khu vực, sự cần thiết đạt được hòa bình và an ninh ở đông Địa Trung Hải. Đồng thời, hai bên sẽ tiếp tục đánh giá những kết quả của vòng tham vấn và nhất trí tiến hành các bước tiếp theo.

Việc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ chủ động cải thiện quan hệ với Saudi Arabia, Ai Cập (những nước lớn nhất trong khối Arab Sunni là chiến lược điều chỉnh linh hoạt nhằm giúp nước này giảm bớt sức ép lớn từ nhiều mặt. Ở trong nước, hậu quả của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ, khiến người dân có tâm lý bất mãn với đảng AKP cầm quyền của Tổng thống Erdogan. Ngay trong nội bộ Đảng AKP cầm quyền đã xuất hiện các ý kiến cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã mất nhiều lợi ích do sự leo thang căng thẳng với các nước lớn trong khu vực như Saudi Arabia, Ai Cập, Israel và đã đến lúc xem xét lại những gì đang xảy ra. Do vậy, Tổng thống Erdogan buộc phải hành động và tìm cách khôi phục danh tiếng bằng việc tạo ra bước đột phá trong quan hệ quốc tế và khu vực.

Về đối ngoại, Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng bị bao vây cô lập từ nhiều phía, do những căng thẳng trong quan hệ với Mỹ liên quan thỏa thuận mua tên lửa của Nga và mới đây Mỹ đã gây thêm sức ép lên Thổ Nhĩ Kỳ bằng việc chính thức công nhận vụ Đế chế Ottoman sát hại hơn 1,5 triệu người Armenia năm 1915 là tội ác “diệt chủng”. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn căng thẳng với EU về vấn đề người tỵ nạn và ứng xử với các nhóm đối lập; căng thẳng với Hy Lạp, Síp, Israel cũng như với các nước Arab liên quan nhiều vấn đề khác nhau. Đặc biệt, việc hình thành Diễn đàn Khí đốt Đông Địa Trung Hải, bao gồm các thành viên Ai Cập, Hy Lạp, Síp và Israel mà không có Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một trở ngại đối với tham vọng của nước này để có được một phần khí đốt ở Địa Trung Hải. Do vậy, Thổ Nhĩ Kỳ phải nhượng bộ nhằm tìm kiếm những đối tác có ảnh hưởng và có thể chia sẻ những lợi ích chung với nước này tại khu vực.

Yếu tố cản trở hai bên hóa giải được bất đồng

Thời gian qua, Thổ Nhĩ Kỳ là bên chủ động tích cực hơn trong việc hàn gắn quan hệ với các nước Arab. Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn Saudi Arabia và Ai Cập để tạo đột phá trong quan hệ với các nước Arab, bởi cả hai nước có vai trò quan trọng gắn liền lợi ích với Thổ Nhĩ Kỳ cả về chính trị và kinh tế.

Về chính trị, Saudi Arabia là quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trong khối Arab Sunni và khối các nước vùng Vịnh; trong khi Ai Cập là quốc gia Arab lớn nhất về dân số và là nơi đặt trụ sở của Liên đoàn Arab. Ai Cập còn tham gia sáng lập một số diễn đàn lớn tại khu vực như diễn đàn khí đốt Đông Địa Trung Hải, Diễn đàn Hữu nghị giữa các nước Đông Địa Trung Hải và Arab, hay có ảnh hưởng lớn đối với các phe phái Palestine và tiến trình hòa bình Trung Đông. Về kinh tế, Saudi Arabia và Ai Cập là 2 đối tác lớn của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực với kim ngạch trao đổi thương mại năm 2020 lần lượt là 4,2 tỷ USD và 4,86 tỷ USD. Khi quan hệ song phương căng thẳng, Saudi Arabia đã áp dụng các biện pháp gây áp lực chưa từng có đối với Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách tẩy chay hàng hóa nhập khẩu của nước này, khiến giá trị xuất khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ sụt giảm tới 95% trong những tháng cuối năm 2020.

Tuy nhiên, so với các động thái có phần chủ động của Thổ Nhĩ Kỳ thì các nước Arab lại tỏ ra thận trọng hơn trong các tuyên bố của mình. Mặc dù đánh giá cao thiện chí của Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn điều chỉnh quan hệ, song Ai Cập luôn nhấn mạnh quan điểm tiến hành đối thoại vì lợi ích của cả hai bên và thiết lập quan hệ dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó quan trọng nhất là không can thiệp vào công việc nội bộ và không làm tổn hại đến lợi ích của nhau. Ai Cập cũng nêu điều kiện đối với Thổ Nhĩ Kỳ phải rút các lực lượng lính đánh thuê nước ngoài khỏi Libya; trục xuất và giao nộp những thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo đang cư trú ở Thổ Nhĩ Kỳ bị Ai Cập liệt vào danh sách khủng bố. Trong khi Saudi Arabia vẫn chưa thể hiện quan điểm chính thức về việc cải thiện quan hệ. Có thể thấy, các nước này vẫn chờ đợi để đánh giá thêm thực sự Thổ Nhĩ Kỳ có thiện chí nghiêm túc muốn hàn gắn mối quan hệ và sẵn sàng đáp ứng các điều kiện được các nước đưa ra hay không.

Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có phá băng được quan hệ với thế giới Arab?

Có thể thấy dư luận khu vực kỳ vọng rằng kết quả vòng đàm phán Cairo giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập sẽ là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác, trong đó quan trọng nhất là Saudi Arabia và UAE. So với bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Arab vùng Vịnh thì Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập có nhiều vấn đề cần giải quyết hơn như phân định lãnh hải và chia sẻ nguồn khí đốt khổng lồ ở Đông Địa Trung Hải, giải quyết tổ chức Anh em Hồi giáo hay cuộc khủng hoảng tại Libya.

Giới phân tích khu vực nhìn chung nhận định việc hóa giải bất đồng sẽ khó đạt được trong thời gian ngắn bởi mâu thuẫn song phương đã kéo dài gần 1 thập kỷ, trong đó có những điều kiện mà Ai Cập đưa ra khó có thể chờ đợi được Thổ Nhĩ Kỳ đáp ứng hoàn toàn, nhất là các yêu cầu liên quan nhóm Anh em Hồi giáo hay Thổ Nhĩ Kỹ phải rút ngay lập tức lực lượng khỏi Libya. Tuy nhiên, đây vẫn là một tín hiệu đầy tích cực mở ra triển vọng phá băng trong quan hệ, cải thiện hợp tác song phương một cách thực chất, nhất là trong bối cảnh khu vực Trung Đông đang chứng kiến những chuyển biến tích cực thời gian qua, trong đó Qatar (một đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ) và nhóm Bộ Tứ Arab (gồm Saudi Arabia và Ai Cập) đã chấp thuận hòa giải, xóa bỏ thù địch từ đầu năm 2021.

Với việc cùng nhau tổ chức phiên tham vấn chính trị đầu tiên sau 8 năm đình trệ, có thể thấy cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đều mong muốn hàn gắn quan hệ, bởi điều này có lợi cho cả hai bên, ít nhất là so với giai đoạn căng thẳng vừa qua. Thực tế mặc dù quan hệ chính trị căng thẳng, nhưng hợp tác thương mại song phương vẫn không ngừng tăng, trong đó Ai Cập là đối tác thương mại lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Phi. Với lợi ích mang tính ràng buộc, có thể Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có những bước điều chỉnh mang tính nhượng bộ lẫn nhau trong thời gian tới, tạm thời gác lại bất đồng để cùng hợp tác, đồng thời tiếp tục các phiên tham vấn để củng cố lòng tin. Với tư cách là bên chủ động thể hiện thiện chí, chính quyền Erdogan sẽ có thể tiếp tục hạn chế hoạt động của các thành viên nhóm Anh em Hồi giáo và các kênh truyền thông của nhóm này tại Thổ Nhĩ Kỳ; cam kết đảm bảo an ninh của Ai Cập; đề nghị cùng hợp tác ở Đông Địa Trung Hải và tham gia thúc đẩy tiến trình chính trị, tái thiết ở Libya./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các nước Arab phản đối sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran
Các nước Arab phản đối sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran

VOV.VN - Liên đoàn các quốc gia Arab phản đối sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran vào các vấn đề nội bộ của Arab.

Các nước Arab phản đối sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran

Các nước Arab phản đối sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran

VOV.VN - Liên đoàn các quốc gia Arab phản đối sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran vào các vấn đề nội bộ của Arab.

Liên đoàn Arab và Quốc hội Arab lên án Thổ Nhĩ Kỳ
Liên đoàn Arab và Quốc hội Arab lên án Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Liên đoàn Arab và Quốc hội Arab đã lên án cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào Iraq gây ra cái chết và

Liên đoàn Arab và Quốc hội Arab lên án Thổ Nhĩ Kỳ

Liên đoàn Arab và Quốc hội Arab lên án Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Liên đoàn Arab và Quốc hội Arab đã lên án cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào Iraq gây ra cái chết và

Ai Cập lên án Thổ Nhĩ Kỳ can dự vào nội bộ các nước Arab
Ai Cập lên án Thổ Nhĩ Kỳ can dự vào nội bộ các nước Arab

VOV.VN - Ai Cập phản đối Thổ Nhĩ Kỳ can dự về quân sự và chính trị vào các nước Arab như Iraq, Syria, Libya.

Ai Cập lên án Thổ Nhĩ Kỳ can dự vào nội bộ các nước Arab

Ai Cập lên án Thổ Nhĩ Kỳ can dự vào nội bộ các nước Arab

VOV.VN - Ai Cập phản đối Thổ Nhĩ Kỳ can dự về quân sự và chính trị vào các nước Arab như Iraq, Syria, Libya.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu tổn thương vì bị phân biệt đối xử giới tính ở Thổ Nhĩ Kỳ
Chủ tịch Ủy ban châu Âu tổn thương vì bị phân biệt đối xử giới tính ở Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Sự cố phân biệt đối xử giới tính (trọng nam khinh nữ) xảy ra với nữ Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Bà này cho rằng điều này chứng minh rằng Thổ Nhĩ Kỳ và các nước EU cần giải quyết vấn đề phân biệt đối xử đó.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu tổn thương vì bị phân biệt đối xử giới tính ở Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ tịch Ủy ban châu Âu tổn thương vì bị phân biệt đối xử giới tính ở Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Sự cố phân biệt đối xử giới tính (trọng nam khinh nữ) xảy ra với nữ Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Bà này cho rằng điều này chứng minh rằng Thổ Nhĩ Kỳ và các nước EU cần giải quyết vấn đề phân biệt đối xử đó.

Nước Nga Bolshevik đã giúp hình thành Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại như thế nào?
Nước Nga Bolshevik đã giúp hình thành Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại như thế nào?

VOV.VN - Mặc dù không cùng hệ tư tưởng, nước Nga Xô viết và nước Thổ Nhĩ Kỳ của Kemal đã tạm thời liên minh với nhau trong cuộc chiến chống kẻ thù chung.

Nước Nga Bolshevik đã giúp hình thành Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại như thế nào?

Nước Nga Bolshevik đã giúp hình thành Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại như thế nào?

VOV.VN - Mặc dù không cùng hệ tư tưởng, nước Nga Xô viết và nước Thổ Nhĩ Kỳ của Kemal đã tạm thời liên minh với nhau trong cuộc chiến chống kẻ thù chung.

Thổ Nhĩ Kỳ là điểm nóng khủng bố, nơi chồng chéo lợi ích các quốc gia
Thổ Nhĩ Kỳ là điểm nóng khủng bố, nơi chồng chéo lợi ích các quốc gia

VOV.VN - Vụ Đại sứ Nga Karlov bị ám sát phản ánh quan hệ quốc tế phức tạp quanh Thổ Nhĩ Kỳ và là phép thử đối với quan hệ Nga-Thổ.

Thổ Nhĩ Kỳ là điểm nóng khủng bố, nơi chồng chéo lợi ích các quốc gia

Thổ Nhĩ Kỳ là điểm nóng khủng bố, nơi chồng chéo lợi ích các quốc gia

VOV.VN - Vụ Đại sứ Nga Karlov bị ám sát phản ánh quan hệ quốc tế phức tạp quanh Thổ Nhĩ Kỳ và là phép thử đối với quan hệ Nga-Thổ.