Pháp ráo riết cho “ngày trở lại” châu Phi

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly vừa kết thúc chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới các nước châu Phi.

Kể từ khi lên nhậm chức hồi tháng 5 vừa qua, chính quyền của tân Tổng thống Emmanuel Macron đã ráo riết triển khai những kế hoạch nhằm khôi phục ảnh hưởng tại khu vực giàu tiềm năng, từng được coi là sân sau của Pháp này.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đến châu Phi nhằm khẳng định cam kết đối với khu vực, đặc biệt trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly thăm căn cứ quân sự Barkhane ở Mali ngày 31/7/2017. (Ảnh: AFP)

Ngày cuối cùng của chuyến công du ngắn tới châu Phi, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã tới căn cứ quân sự Barkhane ở thành phố Gao, miền Bắc Mali nhằm tái khẳng định cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố là một cuộc chiến “lâu dài và khó khăn”, song Barkhane có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của các lực lượng G5 Sahel (gồm 5 nước Mali, Cộng hòa Chad, Mauritania, Niger và Burkina Faso.

Theo bà Parly, một khi lực lượng chống khủng bố chung bắt đầu được triển khai, các nhóm vũ trang sẽ không còn có thể trông đợi vào những khu vực giáp ranh này nữa.

Pháp hiện bố trí 4.000 quân trong lực lượng chống thánh chiến tại châu Phi và nước này đang tham vọng thành lập thêm một lực lượng quân sự hỗn hợp gọi là G5, có nhiệm vụ chính là đấu tranh chống các nhóm Hồi giáo cực đoan và tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đang hoành hành tại khu vực sa mạc Sahara rộng lớn. Biên chế ban đầu của lực lượng này là 5.000 binh sĩ.

Đây là lần đầu tiên, dưới sự thúc đẩy của Pháp, các quốc gia Trung và Tây Phi thuộc khu vực sa mạc Sahara đã thiết lập được một lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố và chống tội phạm xuyên quốc gia. 

Bà Parly không phải là quan chức cấp cao đầu tiên trong chính quyền mới tại Pháp chọn châu Phi là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên.

Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 5 vừa qua, Tổng thống Emmanuel Macron đã có 2 chuyến thăm tới khu vực, một là vào tháng 5 và mới đây nhất là hồi đầu tháng 7.

Cũng giống như những người tiền nhiệm, ông Macron coi an ninh ở Mali nói riêng, vùng Sahel nói chung là một ưu tiên của nước này và cuộc chiến chống các phần tử thánh chiến tại khu vực Sahel cũng chính là cuộc chiến chống các phần tử thánh chiến tại Pháp. Việc góp phần bảo vệ Mali cũng gắn liền với an ninh của nước Pháp.

“Khi nói đến vấn đề an ninh, chúng ta phải trách nhiệm phối hợp hành động với các tổ chức khu vực ở Châu Phi”, ông Macron khẳng định. “Đó là những gì Pháp đang thực hiện ví dụ như hoạt động của Chiến dịch Barkhane ở Sahen và rộng hơn là thông qua việc thành lập lực lượng hỗn hợ G5 Sahel.

Tổng thống Pháp cho biết thêm: “Một kế hoạch Marshall cho châu Phi cần được hỗ trợ bởi chính người dân và chính phủ các nước châu Phi. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua một chính phủ cứng rắn hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng, đấu tranh cho một nền quản trị tốt hơn”.

Với vai trò là một trong những trụ cột của Liên minh châu Âu (EU), Pháp đã thuyết phục được các nhà lãnh đạo khu vực thông qua khoản hỗ trợ 50 triệu euro giúp nhóm 5 nước thuộc Sahel thành lập lực lượng đặc nhiệm của khu vực.

Trong khi đó, Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại, bà Federica Mogherini cũng đánh giá sự ổn định và phát triển của khu vực Sahel mang tính quyết định không chỉ với châu Phi mà với cả châu Âu. Một hội nghị các nước tài trợ dự kiến sẽ được tổ chức tại Đức vào tháng 9 tới.

Theo các nhà phân tích, việc chính quyền Tổng thống Pháp ráo riết triển khai các hoạt động hỗ trợ cả về kinh tế chính trị và quân sự với châu Phi đã phần nào cho thấy quyết tâm của nước này lấy lại ảnh hưởng tại khu vực nhiều tiềm năng, từng được coi là sân sau của Pháp này.

Tuy nhiên, tham vọng của Pháp lại không hề dễ thực hiện khi cuộc ganh đua giữa các cường quốc trở nên ngày một quyết liệt.

Trong khi hình ảnh của Pháp đã liên tục mờ nhạt dần tại châu Phi, thì những nước như Mỹ, Anh, Đức, Nga hay các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ cũng đang đẩy nhanh tốc độ quay trở lại châu Phi.

Đây cũng chính là lý do trong những năm qua Pháp đã quyết định điều chỉnh lại chính sách châu Phi của mình, tận dụng sức mạnh của EU thông qua các cơ chế đối thoại với châu Phi như Hội nghị thượng đỉnh châu Âu-châu Phi và Chương trình Liên minh Địa Trung Hải để tăng cường và củng cố quan hệ của Pháp với các quốc gia châu Phi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Pháp thúc đẩy “học thuyết Macron” trong giải quyết khủng hoảng Ukraine
Pháp thúc đẩy “học thuyết Macron” trong giải quyết khủng hoảng Ukraine

VOV.VN - Nếu như Tổng thống Pháp Macron có thể khôi phục mô hình đàm phán Normandy thì đây có thể được xem là một thành công lớn.

Pháp thúc đẩy “học thuyết Macron” trong giải quyết khủng hoảng Ukraine

Pháp thúc đẩy “học thuyết Macron” trong giải quyết khủng hoảng Ukraine

VOV.VN - Nếu như Tổng thống Pháp Macron có thể khôi phục mô hình đàm phán Normandy thì đây có thể được xem là một thành công lớn.

Dân Pháp lạc quan hơn nhờ “hiệu ứng Macron”
Dân Pháp lạc quan hơn nhờ “hiệu ứng Macron”

VOV.VN - Người dân Pháp đỡ bi quan hơn về thực trạng đất nước sau khi ông Emmanuel Macron lên làm Tổng thống.

Dân Pháp lạc quan hơn nhờ “hiệu ứng Macron”

Dân Pháp lạc quan hơn nhờ “hiệu ứng Macron”

VOV.VN - Người dân Pháp đỡ bi quan hơn về thực trạng đất nước sau khi ông Emmanuel Macron lên làm Tổng thống.

Tổng thống Pháp Macron nêu quan điểm khác biệt về Syria
Tổng thống Pháp Macron nêu quan điểm khác biệt về Syria

VOV.VN - Pháp không còn coi sự ra đi của Tổng thống Bashar al-Assad là một điều kiện tiên quyết trong quá trình tìm giải pháp cho cuộc xung đột tại Syria.

Tổng thống Pháp Macron nêu quan điểm khác biệt về Syria

Tổng thống Pháp Macron nêu quan điểm khác biệt về Syria

VOV.VN - Pháp không còn coi sự ra đi của Tổng thống Bashar al-Assad là một điều kiện tiên quyết trong quá trình tìm giải pháp cho cuộc xung đột tại Syria.

Pháp muốn lập trạm kiểm soát tị nạn ngay trên đất Libya
Pháp muốn lập trạm kiểm soát tị nạn ngay trên đất Libya

VOV.VN -  "Từ giờ đến cuối năm 2017, nước Pháp phải chấm dứt tình cảnh người tị nạn vạ vật trên các đường phố và trong các khu rừng”.

Pháp muốn lập trạm kiểm soát tị nạn ngay trên đất Libya

Pháp muốn lập trạm kiểm soát tị nạn ngay trên đất Libya

VOV.VN -  "Từ giờ đến cuối năm 2017, nước Pháp phải chấm dứt tình cảnh người tị nạn vạ vật trên các đường phố và trong các khu rừng”.

Pháp và các nước châu Phi chung sức chống khủng bố
Pháp và các nước châu Phi chung sức chống khủng bố

VOV.VN - Các nước châu Phi và Pháp đã nhất trí thành lập lực lượng quân đội đa quốc gia với nhiệm vụ triệt tiêu các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan.

Pháp và các nước châu Phi chung sức chống khủng bố

Pháp và các nước châu Phi chung sức chống khủng bố

VOV.VN - Các nước châu Phi và Pháp đã nhất trí thành lập lực lượng quân đội đa quốc gia với nhiệm vụ triệt tiêu các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan.