Mỹ rút quân khỏi Afganistan: Không còn “thiên đường khủng bố” ở Nam Á?

VOV.VN - Theo đánh giá của các quan chức tình báo, việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan sẽ không khiến quốc gia Nam Á này trở thành “thiên đường khủng bố” một lần nữa, ít nhất là trong tương lai gần, nhưng việc ngăn chặn các nhóm khủng bố về lâu dài sẽ là phức tạp hơn.

Vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 đã khiến Mỹ đưa quân tới Afghanistan, bắt đầu một cuộc chiến kéo dài 2 thập kỷ. Giờ đây quyết định của Tổng thống Biden rút các binh sỹ Mỹ khỏi Afghanistan lại dấy lên một câu hỏi: Liệu mối đe dọa khủng bố nhằm vào nước Mỹ có một lần nữa trỗi dậy từ quốc gia Nam Á này hay không?

Câu trả lời là không, ít nhất là trong tương lai gần. Tuy nhiên về lâu dài, đây là một bài toán khó. Một số quan chức đương nhiệm và cựu quan chức cảnh báo, Mỹ có thể nhận thấy bài học tương tự ở Iraq.

Không còn mối đe dọa trực tiếp từ Afghanistan?

Giới chức tình báo đã đưa ra cho chính quyền Biden một bức tranh khá ảm đạm về tương lai ở Afghanistan khi dự báo rằng Taliban có thể giành lợi thế trên chiến trường, chính phủ Afghanistan sẽ phải chật vật để kiểm soát lãnh thổ và một thỏa thuận hòa bình giữa 2 bên sẽ không chắc chắn.

Dù vậy, với câu hỏi liệu các mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ có còn hiện hữu ở Afghanistan hay không, các cơ quan tình báo Mỹ lại đưa ra một bức tranh lạc quan hơn. Giới tình báo cho rằng Al Qaeda hay các nhóm khủng bố khác sẽ không dấy lên mối đe dọa tức thì về khả năng tấn công nước Mỹ từ Afghanistan. Đây chính là điểm mấu chốt để chính quyền Biden cân nhắc tiếp tục cuộc chiến hay sẽ rút quân khỏi Afghanistan trong năm nay.

Al Qaeda đã lên kế hoạch vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 từ Afghanistan và vài tuần sau các vụ tấn công này, Mỹ đã đưa quân tới Afghanistan để trục xuất nhóm khủng bố này khỏi “thiên đường” và lật đổ chính quyền Taliban đã chứa chấp Al Qaeda. Việc Mỹ đưa quân tới Afghanistan đã mở ra một cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ nhằm vào các nhóm nổi dậy tại đây, nhân danh nhiệm vụ ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố mới nhằm vào Mỹ.

Theo 3 quan chức cấp cao liên quan tới báo cáo tình báo, Al Qaeda và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Afghanistan đã suy yếu đáng kể. Các tay súng IS ở Afghanistan hiện đang tập trung vào việc chiếm ưu thế ở địa phương, chứ không phải là các cuộc tấn công quốc tế. Và Taliban vẫn thù địch với nhóm này.

Mối quan hệ giữa Taliban với Al Qaeda còn phức tạp hơn. Trước cuộc tấn công 11/9/2001, chính phủ Afghanistan do Taliban kiểm soát đã mở ra một “thiên đường an toàn” cho Al Qaeda. Như một phần của thỏa thuận hòa bình 2020 với Mỹ, Taliban đã đồng ý cắt đứt quan hệ với các nhóm khủng bố trong đó có Al Qaeda và ngăn các nhóm này hoạt động bên trong Afghanistan.

Một số quan chức cho rằng, không phải Mỹ không nhận thức được về mối đe dọa tiềm tàng từ Al Qaeda, nhất là với khả năng chống khủng bố và thu thập thông tin tình báo được xây dựng trong 2 thập kỷ qua.

“Mối đe dọa khủng bố từ Afghanistan không phải là con số 0, nhưng ở thời điểm này, mối đe dọa đó nhỏ hơn ở các khu vực khác trên thế giới. Vấn đề là ở chỗ chúng ta có thể tiếp tục trấn áp mối đe dọa khủng bố từ Tây Nam Á mà không cần các binh sỹ trên thực địa ở Afghanistan hay không?”, Hạ nghị sỹ đảng Dân chủ bang California, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ, Adam Schiff nói trong cuộc phỏng vấn ngày 13/4.

“Giờ không phải là những năm 1990 khi Al Qaeda có sự hậu thuẫn của Taliban và không ai để ý tới họ”, ông Adam Smith nhấn mạnh.

Thu thập tình báo và các chiến dịch từ xa sẽ khó khăn hơn

Tuy nhiên, cả các quan chức đương nhiệm và các cựu quan chức đều thừa nhận, việc thu thập tình báo sẽ trở nên khó khăn hơn khi binh sỹ Mỹ rời khỏi Afghanistan. Dù các chiến dịch chống khủng bố nhằm vào các nhóm bên trong Afghanistan có thể được tiến hành từ các căn cứ ở Vùng Vịnh và những nơi khác bên ngoài quốc gia Nam Á này, thì các chiến dịch như vậy vẫn khá rủi ro và khó khăn. Tổng thống Biden hoặc các tổng thống khác trong tương lai có thể không sẵn lòng phê duyệt các chiến dịch như vậy.

Mối đe dọa từ các nhóm khủng bố hoạt động từ Afganistan là thấp, nhưng không có nghĩa là chúng không tồn tại, Michael P. Mulroy, một cựu quan chức Lầu Năm Góc và CIA từng làm việc tại Afghanistan nhận định. Các chiến dịch chống khủng bố của Mỹ đã gây áp lực không ngừng với các nhóm khủng bố xuyên suốt cuộc chiến ở Afghanistan. Một khi các binh sỹ rút khỏi, những sức ép này sẽ suy giảm và khả năng thu thập tình báo trong khu vực cũng bị ảnh hưởng.

“Mong muốn rút toàn bộ binh sỹ về nước là điều có thể hiểu được, nhưng điều đó cũng đi kèm với một cái giá: chúng ta sẽ đánh mất những gì đã giành được. Tái bố trí năng lực chống khủng bố của chúng ta ra ngoài Afghanistan sẽ giảm đáng kể chiến dịch thu thập thông tin tình báo và khả năng tiến hành các chiến dịch đơn phương nhằm chống lại các mối đe dọa trực tiếp đối với lãnh thổ Mỹ”, ông Mulroy nói.

Các tư lệnh Mỹ, những người ủng hộ một thỏa thuận hòa bình với Taliban như một giải pháp an ninh tốt nhất đối với Mỹ, lâu nay đều cho rằng thành công của bất cứ thỏa thuận nào cũng đều liên quan tới việc rút binh sỹ Mỹ dựa trên các điều kiện an ninh trên thực địa.

“Kể từ sau vụ 11/9, mục tiêu chiến lược của chúng ta ở Afghanistan vẫn là bảo vệ sự an toàn cho nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công. Tất cả chúng ta đều nhất trí rằng con đường tốt nhất là một giải pháp chính trị được đàm phán giữa những người Afghanistan. Không ai tranh cãi về điểm mấu chốt này. Tuy nhiên, bạn phải có cách tiếp cận dựa trên các điều kiện”, Tướng Kenneth F. McKenzie Jr, người đứng đầu Bộ Tư lệnh trung tâm Mỹ, nói.

Ông McKenzie cũng đồng thời nhấn mạnh tới việc ngăn chặn các nhóm khủng bố như Al Qaeda và IS sử dụng Afghanistan như một căn cứ và “thiên đường an toàn”.

Đối với Lầu Năm Góc và cộng đồng tình báo, vấn đề chính hiện nay sẽ là làm thế nào để dễ dàng tiến hành các chiến dịch chống khủng bố từ bên ngoài Afghanistan. Lịch sử của các chiến dịch như vậy bắt đầu bằng thất bại của chiến dịch Delta năm 1980 trong việc giải cứu các con tin Mỹ ở Iran. Các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình từ các con tàu ở xa nhằm vào các mục tiêu khủng bố ở Afghanistan cũng có tỷ lệ thành công thấp.

Nếu các lực lượng đặc nhiệm phải di chuyển càng xa để tấn công mục tiêu thì các chiến dịch đó càng có khả năng thất bại.

Dù vậy, các quan chức khác nói rằng Mỹ đã dần cải thiện được những chiến dịch như vậy. Và nếu có đủ các nguồn lực, các cuộc tấn công có thể là lựa chọn khả thi nhằm ngăn chặn sự phát triển của bất cứ thành phần khủng bố nào ở Afghanistan.

Khủng bố không còn là mối đe dọa hàng đầu

Cách đây không lâu, các mối đe dọa khủng bố bao trùm các bản đánh giá hàng năm về mối đe dọa trên toàn cầu do cộng đồng tình báo Mỹ thực hiện, nhưng hiện giờ sự chú ý đối với mối đe dọa này đã giảm đi nhiều. Trong bản báo cáo công bố ngày 13/4, chủ nghĩa khủng bố toàn cầu chỉ được nêu vẻn vẹn trong hơn 1 trang giấy trong văn bản dài 27 trang.

Sự suy giảm của mối đe dọa khủng bố cho thấy thành công của cộng đồng tình báo và quân sự trong 2 thập kỷ qua, theo ông Schiff, người ủng hộ quyết định của Tổng thống Biden rút binh sỹ Mỹ khỏi Afghanistan. Chính phủ đang chuyển các nguồn lực và sự chú ý sang các mối đe dọa khác từ Nga, Trung Quốc và chủ nghĩa khủng bố ở trong nước.

“Chúng ta đã rất thành công trong việc trấn áp mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố sau vụ 11/9. Chúng ta không loại bỏ chúng. Bất cứ lúc nào cũng có thể có một cuộc tấn công khác và điều đó sẽ điều đó sẽ trở thành một toan tính rất khác”, ông Schiff nói thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Biden sẽ thông báo hạn chót mới rút quân khỏi Afghanistan
Tổng thống Biden sẽ thông báo hạn chót mới rút quân khỏi Afghanistan

VOV.VN - Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết hôm 13/4 rằng, Tổng thống Biden có kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan vào dịp lễ tưởng niệm lần thứ 20 vụ tấn công 11/9/2001, vốn châm ngòi cho cuộc chiến kéo dài của Mỹ tại quốc gia này.

Tổng thống Biden sẽ thông báo hạn chót mới rút quân khỏi Afghanistan

Tổng thống Biden sẽ thông báo hạn chót mới rút quân khỏi Afghanistan

VOV.VN - Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết hôm 13/4 rằng, Tổng thống Biden có kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan vào dịp lễ tưởng niệm lần thứ 20 vụ tấn công 11/9/2001, vốn châm ngòi cho cuộc chiến kéo dài của Mỹ tại quốc gia này.

Afghanistan: Số vụ tấn công của Taliban tăng 24% kể từ sau Thỏa thuận hòa bình với Mỹ
Afghanistan: Số vụ tấn công của Taliban tăng 24% kể từ sau Thỏa thuận hòa bình với Mỹ

VOV.VN - Số liệu của cơ quan tình báo Afghanistan cho biết nhóm khủng bố này đã tổ chức khoảng 20.600 vụ tấn công có mục tiêu và đánh bom các loại kể từ thời điểm tháng 3/2020.

Afghanistan: Số vụ tấn công của Taliban tăng 24% kể từ sau Thỏa thuận hòa bình với Mỹ

Afghanistan: Số vụ tấn công của Taliban tăng 24% kể từ sau Thỏa thuận hòa bình với Mỹ

VOV.VN - Số liệu của cơ quan tình báo Afghanistan cho biết nhóm khủng bố này đã tổ chức khoảng 20.600 vụ tấn công có mục tiêu và đánh bom các loại kể từ thời điểm tháng 3/2020.

Mỹ, Đức chần chừ rút quân – Bài toán Afghanistan vẫn khó
Mỹ, Đức chần chừ rút quân – Bài toán Afghanistan vẫn khó

VOV.VN - Quốc hội Đức đã chấp thuận việc gia hạn sứ mệnh quân đội nước này tại Afghanistan tới tận năm sau, trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn chưa chắc chắn về khả năng rút quân đúng thời hạn.

Mỹ, Đức chần chừ rút quân – Bài toán Afghanistan vẫn khó

Mỹ, Đức chần chừ rút quân – Bài toán Afghanistan vẫn khó

VOV.VN - Quốc hội Đức đã chấp thuận việc gia hạn sứ mệnh quân đội nước này tại Afghanistan tới tận năm sau, trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn chưa chắc chắn về khả năng rút quân đúng thời hạn.