Iran “đi đêm” với Triều Tiên- cái cớ để Mỹ “giết” thỏa thuận hạt nhân?

VOV.VN - Mỹ đang muốn chứng minh Iran đã vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận khi không chấm dứt hợp tác phát triển vũ khí hạt nhân với Triều Tiên.

Dự kiến ngày 12/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tuyên bố không tiếp tục công nhận thỏa thuận hạt nhân Iran, chính thức được biết đến với cái tên Kế hoạch hành động chung tổng thể (JCPOA). Lý do mà ông đưa ra nhiều khả năng là vì thỏa thuận này không đáp ứng lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.

Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: Reuters)

Theo Đạo luật xem xét thỏa thuận hạt nhân Iran (INARA) năm 2015 do 2 nghị sỹ Corker và Cardin thúc đẩy, không quá 90 ngày 1 lần, Tổng thống Mỹ phải đưa ra tuyên bố có công nhận 4 điều sau hay không: Một là Iran thực thi JCPOA và các thỏa thuận có liên quan một cách đầy đủ, minh bạch và có thể kiểm chứng được; Hai là Iran không được phép để bất cứ vi phạm quan trọng nào đối với JCPOA không được xử lý; Ba là Iran không có bất cứ hành động nào, bao gồm cả hành động che đậy, mà có thể thúc đẩy đáng kể chương trình vũ khí hạt nhân của nước này; Bốn là việc đình chỉ trừng phạt [đối với Iran – ND] là cần thiết đối với lợi ích an ninh của Mỹ.

Việc Tổng thống Mỹ không công nhận một trong những điều trên không ngay lập tức khiến JCPOA tự động bị bãi bỏ. Nhưng nó sẽ khởi động một quy trình kéo dài 60 ngày nhằm tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran và điều đó trên thực tế sẽ dẫn tới việc chấm dứt thỏa thuận hạt nhân lịch sử này.

Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Arkansas, ông Tom Cotton được cho là người đã đưa ra những lý do căn bản cho việc từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran.

“Thậm chí nếu họ tuân thủ thỏa thuận và có thể xác minh được đầy đủ việc họ tuân thủ thỏa thuận, mà thực tế là không như vậy, thì nó cũng không đáp ứng lợi ích an ninh quốc gia thiết yếu của chúng ta”, ông Cotton phát biểu tại một sự kiện do tổ chức nghiên cứu có tên Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR) tổ chức hôm 3/10 vừa qua.

Ông Cotton nêu rõ: “Bởi vì thỏa thuận này không ngăn cản được Iran chế tạo bom. Chính nó đưa Iran vào con đường chế tạo bom trong vòng chưa đầy một thập kỷ tới. Vì thế, không cần phải nói nước đôi về việc Iran có tuân thủ thỏa thuận này trên mặt lý thuyết hay không”. Thượng nghị sỹ Tom Cotton được cho là đã đưa ra lời khuyên tương tự cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc gọi ngày 17/7.

Liệu Iran có vi phạm thỏa thuận?

JCPOA bao gồm điều khoản quan trọng này: “Iran tái khẳng định sẽ không tìm cách phát triển hay có được bất cứ loại vũ khí hạt nhân nào dưới mọi hoàn cảnh”.

Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận có hiệu lực, Iran bị phát hiệu có quá nhiều máy li tâm tiên tiến và sản xuất quá nhiều nước nặng. Tehran cũng tỏ ra không khoan nhượng với các thanh sát viên quốc tế. Việc lợi dụng những kẽ hở đó của thỏa thuận không phải là tình cờ nhưng chưa có hành động nào bị coi là quá nghiêm trọng.

Mặc dù vậy, có một sự vi phạm được cho là vừa nghiêm trọng lại chưa được xử lý. Đó là việc Iran không chấm dứt hợp tác vũ khí hạt nhân với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Hoạt động hợp tác này đã được mở rộng và tiếp diễn liên tục kể từ ít nhất là giữa thập kỷ trước. Ví dụ cụ thể là thỏa thuận hợp tác kỹ thuật công bố hồi tháng 9/2012 giữa Iran và Triều Tiên. Một số người tin rằng vài tháng sau, Iran đã cử nhân sự đến Triều Tiên, đóng tại một cơ sở quân sự gần Trung Quốc. Hãng tin Kyodo của Nhật Bản dẫn “nguồn tin ngoại giao phương Tây” giấu tên cho rằng, người Iran, từ Bộ Quốc phòng cho đến các công ty có liên quan, đang nghiên cứu chương trình hạt nhân và tên lửa.

Trong cả 3 lần nổ hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên (tất cả đều xảy ra trước khi JCPOA có hiệu lực), người Iran, trong đó có “kiến trúc sư trưởng” cho chương trình hạt nhân của nước này, ông Mohsen Fakhrizadeh đều có mặt ở bãi thử Punggye-ri.

Iran bị cho là có “tiền sử” đặt các yếu tố của chương trình vũ khí hạt nhân ở nước ngoài.

Tháng 9/2007, Israel không kích phá hủy một lò phản ứng hạt nhân ở giữa sa mạc của Syria nhưng dường như đây không phải là một nỗ lực của chính quyền Tổng thống Basha al-Assad nhằm phát triển loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này. Chính quyền Syria vốn không có cả nguồn lực lẫn quyết tâm để theo đuổi vũ khí hạt nhân.

Theo nhà phân tích Gordon G. Chang, Syria khi đó là một “khách hàng” của Iran và cơ sở hạt nhân đó được thiết kế cũng như vận hành bởi bên cung ứng cho Tehran – Triều Tiên. Các kỹ sư Triều Tiên bị cho là đã thiệt mạng trong vụ không kích của Israel. Vì thế, ông Gordon G. Chang cho rằng, không khó để tưởng tượng ra là sau khi ký JCPOA, Iran vẫn tiếp tục đặt những nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên.

Hình ảnh được cho là phái đoàn quân đội Triều Tiên thăm Iran năm 2012. (Ảnh: Fars)

Bruce Bechtol, tác giả cuốn “Triều Tiên và an ninh khu vực dưới  thời Kim Jong-un (North Korea and Regional Security in the Kim Jong-un Era), một chuyên gia hàng đầu về Triều Tiên, đã chỉ ra rằng không có báo cáo nào về người Iran ở Triều Tiên sau khi JCPOA có hiệu lực tháng 10/2015. Đúng là như vậy, song tin đồn không vì thế mà bị dập tắt.

Gordon G. Chang cho biết, nhiều nguồn tin, trong đó có cả những người có thông tin mật, tiết lộ rằng vẫn có người Iran trực tiếp chứng kiến 2 vụ nổ hạt nhân của Triều Tiên năm ngoái, sau khi JCPOA đã có hiệu lực. Bản thân sự hiện diện này rõ ràng là sự vi phảm nghiêm trọng thỏa thuận hạt nhân với nhóm P5+1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức).

Bởi trao đổi kỹ thuật vốn không yêu cầu sự hiện diện như vậy, Giám đốc điều hành Trung tâm Giáo dục Chính sách Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPEC) Henry Sokolski chỉ rõ. Theo ông, khả năng cao là vẫn có sự hợp tác giữa Iran và Triều Tiên nếu xét đến quan hệ 2 bên trong lĩnh vực quân sự suốt 30 năm qua. Quãng thời gian đó phần nào phản ánh hiệu quả hợp tác giữa Iran và Triều Tiên, do đó giới quan sát cho rằng 2 nước đến nay vẫn tiếp tục “đi đêm” với nhau.

“Mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Tehran và Bình Nhưỡng đang mở rộng và tiếp diễn”, nhà phân tích Ilan Berman thuộc tổ chức Hội đồng chính sách nước ngoài (FPC) nhận định. Ông tin rằng hợp tác giữa 2 bên bao gồm lĩnh vực phát triển vũ khí hạt nhân.

Mỹ cần bằng chứng

Tuy nhiên, Thượng nghị sỹ Cotton có lẽ đã lầm khi cho rằng chính quyền của ông Trump không cần phải vòng vo trước quyết định từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran. Bởi như một bài bình luận của nhà phân tích David Ignatius trên tờ Washington Post hôm 3/10, “nước lớn luôn phải giữ lời” (A great country keeps its word). Mỹ có trách nhiệm thuyết phục thế giới rằng nước này đưa ra quyết định đó dựa trên cơ sở thực tế chứ không phải là một ý định bất chợt hay sự thay đổi chính sách.

Trong bài bình luận đăng trên Forbes, nhà phân tích Gordon G. Chang cho rằng chính quyền của ông Trump không nên lấy lợi ích an ninh của Mỹ làm lý do cho việc không công nhận Iran thực thi thỏa thuận hạt nhân. Lý do, có chăng theo ông Gordon, nên là vì không có đủ bằng chứng thuyết phục cho thấy Iran thực sự tuân thủ mọi điều khoản của thỏa thuận này.

Việc không công nhận thỏa thuận này là vấn đề đặc biệt gây tranh cãi và có thể phá hoại liên minh Đại Tây Dương vì những bên khác tham gia JCPOA như Anh, Pháp, Đức đã nói rất rõ rằng những nước này muốn giữ nguyên thỏa thuận với Iran. London, Paris và Berlin sẽ không bị thuyết phục chỉ với lý do duy nhất mà Tổng thống Trump đưa ra là ông không tin JCPOA đáp ứng lợi ích quốc gia của Mỹ.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ phải đưa ra thêm những lý lẽ khác, không phải để cho Iran “tâm phục, khẩu phục”, mà để các đồng minh của Mỹ phía bên kia Đại Tây Dương thực sự bị thuyết phục và ủng hộ Washington trong nỗ lực xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran.

Nếu cộng đồng tình báo Mỹ có bằng chứng rằng chương trình hạt nhân của Iran đang tiếp diễn ở Triều Tiên, Washington cũng cần và sẽ muốn chia sẻ rộng rãi thông tin này như đã làm trước khi khơi mào cuộc chiến lật đổ Tổng thống Saddam Hussein vài tháng, dù sau đó Mỹ và các đồng minh sau đó chẳng tìm thấy bất cứ vũ khí hóa học nào ở Iraq./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Mỹ Trump sẽ lại thất bại với Triều Tiên như các tiền nhiệm?
Tổng thống Mỹ Trump sẽ lại thất bại với Triều Tiên như các tiền nhiệm?

VOV.VN - Rất nhiều đời Tổng thống Mỹ đã thất bại trong việc kiềm chế Triều Tiên và ông Donald Trump nhiều khả năng cũng không phải là ngoại lệ.

Tổng thống Mỹ Trump sẽ lại thất bại với Triều Tiên như các tiền nhiệm?

Tổng thống Mỹ Trump sẽ lại thất bại với Triều Tiên như các tiền nhiệm?

VOV.VN - Rất nhiều đời Tổng thống Mỹ đã thất bại trong việc kiềm chế Triều Tiên và ông Donald Trump nhiều khả năng cũng không phải là ngoại lệ.

Mỹ cảnh báo phương án quân sự với Triều Tiên sẽ “thảm khốc”
Mỹ cảnh báo phương án quân sự với Triều Tiên sẽ “thảm khốc”

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump ngày 26/9 khẳng định, Mỹ không ưu tiên phương án quân sự với Triều Tiên nhưng nếu xảy ra, điều đó sẽ vô cùng “thảm khốc”.

Mỹ cảnh báo phương án quân sự với Triều Tiên sẽ “thảm khốc”

Mỹ cảnh báo phương án quân sự với Triều Tiên sẽ “thảm khốc”

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump ngày 26/9 khẳng định, Mỹ không ưu tiên phương án quân sự với Triều Tiên nhưng nếu xảy ra, điều đó sẽ vô cùng “thảm khốc”.

Mỹ có thể đang tính đến giải pháp quân sự cho vấn đề Triều Tiên?
Mỹ có thể đang tính đến giải pháp quân sự cho vấn đề Triều Tiên?

VOV.VN-Sau đe dọa “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đưa tàu sân bay tới khu vực này để tập trận với Hàn Quốc vào ngày 20/10.

Mỹ có thể đang tính đến giải pháp quân sự cho vấn đề Triều Tiên?

Mỹ có thể đang tính đến giải pháp quân sự cho vấn đề Triều Tiên?

VOV.VN-Sau đe dọa “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đưa tàu sân bay tới khu vực này để tập trận với Hàn Quốc vào ngày 20/10.

 Triều Tiên đang cố gắng hiểu tính khí Tổng thống Trump?
Triều Tiên đang cố gắng hiểu tính khí Tổng thống Trump?

VOV.VN - Đằng sau những phát ngôn nảy lửa với Mỹ, Triều Tiên vẫn giữ một “cái đầu lạnh” khi phải đối diện với một Tổng thống khó lường như ông Donald Trump.

 Triều Tiên đang cố gắng hiểu tính khí Tổng thống Trump?

Triều Tiên đang cố gắng hiểu tính khí Tổng thống Trump?

VOV.VN - Đằng sau những phát ngôn nảy lửa với Mỹ, Triều Tiên vẫn giữ một “cái đầu lạnh” khi phải đối diện với một Tổng thống khó lường như ông Donald Trump.

Mỹ tái khẳng định không đối thoại với Triều Tiên
Mỹ tái khẳng định không đối thoại với Triều Tiên

VOV.VN - Nhà Trắng ngày 2/10 một lần nữa bác bỏ khả năng đàm phán với Triều Tiên, trừ việc thảo luận về số phận của công dân Mỹ đang bị giam giữ tại đây.

Mỹ tái khẳng định không đối thoại với Triều Tiên

Mỹ tái khẳng định không đối thoại với Triều Tiên

VOV.VN - Nhà Trắng ngày 2/10 một lần nữa bác bỏ khả năng đàm phán với Triều Tiên, trừ việc thảo luận về số phận của công dân Mỹ đang bị giam giữ tại đây.