Mỹ sẽ mở rộng khuyến cáo đi lại do Covid-19, WHO cảnh báo tốc độ lây lan

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 19/4 thông báo sẽ mở rộng khuyến cáo đi lại tới 80% các nước trên thế giới trong bối cảnh gia tăng các ca mắc Covid-19. Còn lãnh đạo WHO cho biết, tốc độ lây nhiễm Covid-19 tăng cao nhất từ đầu mùa dịch.

Bộ Ngoại giao Mỹ tới nay đã đưa 34 nước vào danh sách không nên đến do Covid-19, trong đó có Brazil, Argentina, Haiti, Nga và Tanzania. Nếu Mỹ mở rộng khuyến cáo đi lại tới 80% các nước trên thế giới thì có nghĩa 130 nước khác sẽ được bổ sung vào danh sách này. Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục khuyến cáo người dân nước này cân nhắc lại các hoạt động đi lại ở nước ngoài và hoãn các chuyến đi nếu có thể.

Mỹ đã cấm gần như toàn bộ các công dân nước ngoài từng ở châu Âu, Trung Quốc, Brazil, Iran và Nam Phi nhập cảnh vào nước này do lo ngại các biến thể mới có mức độ lây nhiễm cao của virus SARS-CoV-2.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ hồi đầu tháng cho rằng những người đã được tiêm phòng đầy đủ có thể đi lại một cách an toàn và ít rủi ro lây nhiễm. Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Rochelle Walensky tiếp tục kêu gọi người dân Mỹ, đặc biệt là những người chưa được tiêm phòng, hạn chế đi lại do đang gia tăng số ca nhiễm mới.

Trong khi đó, Tổng giám đốc WHO cảnh báo tốc độ lây nhiễm Covid-19 tăng cao nhất từ đầu mùa dịch.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua (19/4) cho biết, tuần qua thế giới ghi nhận hơn 5,2 triệu ca mắc mới Covid-19 và đây là mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay nếu tính theo tuần.

Tổng giám đốc WHO cũng tỏ ra lo ngại về tốc độ tử vong. Chín tháng kể từ khi bùng phát đại dịch, thế giới có 1 triệu ca tử vong, nhưng chỉ 4 tháng sau, con số này tăng lên 2 triệu và 3 tháng tiếp theo nâng lên cột mốc 3 triệu ca tử vong. 

Tổng giám đốc WHO cho biết: “Trên toàn cầu, trong 2 tháng qua, cứ sau mỗi tuần, số ca mắc mới đã tăng gần gấp đôi. Tốc độ lây nhiễm đang đạt tới mức cao nhất kể từ đầu đại dịch. Một số nước trước đây đã tránh được tình trạng lây nhiễm diện rộng thì nay đối mặt với số ca mắc mới tăng dựng đứng”.

Tổng giám đốc WHO cảnh báo, tốc độ lây nhiễm gia tăng nhanh ở Papua New Guinea và khu vực Tây Thái Bình Dương.

Theo Tổng giám đốc WHO, tình trạng lây nhiễm và nhập viện gia tăng ở nhóm dân số từ 25 đến 59 tuổi. Nguyên nhân chính khiến số ca mắc tăng cao là sự xuất hiện của các biến thể mới và người dân tăng cường tiếp xúc xã hội.

Bà Maria Van Kerkhove, Trưởng bộ phận kỹ thuật về ứng phó với Covid-19 thuộc WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các biện pháp chống lây nhiễm, trong đó cần tránh những khu vực đông người./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát Covid-19, Thái Lan sắp cho bệnh nhân tự cách ly
WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát Covid-19, Thái Lan sắp cho bệnh nhân tự cách ly

VOV.VN - Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra nhận định lạc quan cho rằng, thế giới có thể kiểm soát đại dịch Covid-19 trong những tháng tới. Trong khi đó, Thái Lan lên kế hoạch để bệnh nhân dịch bệnh này tự cách ly tại nhà.

WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát Covid-19, Thái Lan sắp cho bệnh nhân tự cách ly

WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát Covid-19, Thái Lan sắp cho bệnh nhân tự cách ly

VOV.VN - Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra nhận định lạc quan cho rằng, thế giới có thể kiểm soát đại dịch Covid-19 trong những tháng tới. Trong khi đó, Thái Lan lên kế hoạch để bệnh nhân dịch bệnh này tự cách ly tại nhà.

Chuyên gia lo ngại một số người Mỹ không tiêm vaccine Covid-19 vì lý do chính trị
Chuyên gia lo ngại một số người Mỹ không tiêm vaccine Covid-19 vì lý do chính trị

VOV.VN - Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia hôm qua (19/4) cho biết, điều đáng lo ngại là có một số lượng người Mỹ sẽ không tiêm vaccine ngừa Covid-19 vì lý do chính trị.

Chuyên gia lo ngại một số người Mỹ không tiêm vaccine Covid-19 vì lý do chính trị

Chuyên gia lo ngại một số người Mỹ không tiêm vaccine Covid-19 vì lý do chính trị

VOV.VN - Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia hôm qua (19/4) cho biết, điều đáng lo ngại là có một số lượng người Mỹ sẽ không tiêm vaccine ngừa Covid-19 vì lý do chính trị.

Sau 2 tuần phong tỏa toàn quốc, dịch Covid-19 vẫn nghiêm trọng tại Pháp
Sau 2 tuần phong tỏa toàn quốc, dịch Covid-19 vẫn nghiêm trọng tại Pháp

VOV.VN - Tính đến nay, nước Pháp đã trải qua 2 tuần đầu tiên của quá trình phong tỏa toàn quốc lần thứ 3, nhưng các chỉ số liên quan dịch Covid-19 chưa được cải thiện rõ ràng.

Sau 2 tuần phong tỏa toàn quốc, dịch Covid-19 vẫn nghiêm trọng tại Pháp

Sau 2 tuần phong tỏa toàn quốc, dịch Covid-19 vẫn nghiêm trọng tại Pháp

VOV.VN - Tính đến nay, nước Pháp đã trải qua 2 tuần đầu tiên của quá trình phong tỏa toàn quốc lần thứ 3, nhưng các chỉ số liên quan dịch Covid-19 chưa được cải thiện rõ ràng.

Ấn Độ cạn kiệt vaccine Covid-19, điều gì đang xảy ra với "cường quốc" vaccine?
Ấn Độ cạn kiệt vaccine Covid-19, điều gì đang xảy ra với "cường quốc" vaccine?

VOV.VN - Tại Ấn Độ, nơi có nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, hàng triệu người đang chờ đợi vaccine Covid-19 trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ hai đang càn quét quốc gia Nam Á.

Ấn Độ cạn kiệt vaccine Covid-19, điều gì đang xảy ra với "cường quốc" vaccine?

Ấn Độ cạn kiệt vaccine Covid-19, điều gì đang xảy ra với "cường quốc" vaccine?

VOV.VN - Tại Ấn Độ, nơi có nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, hàng triệu người đang chờ đợi vaccine Covid-19 trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ hai đang càn quét quốc gia Nam Á.