Kinh nghiệm mặt trận thứ ba của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại

VOV.VN - Tác động tâm lý, làm mất tinh thần của kẻ thù có thể dẫn đến kết quả không thua kém gì pháo kích hay ném bom

Trong kho lưu trữ của Nga còn lưu giữ hàng ngàn tờ truyền đơn Hồng quân kêu gọi binh lính Đức Quốc xã đầu hàng - công việc thành công đến mức tuyên truyền và kích động được gọi là mặt trận thứ ba của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Ngày 25/6/1941, Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Bolshevik đã ra nghị quyết về việc thành lập Văn phòng tuyên truyền chính trị-quân sự Xô viết, do Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Hồng quân Lev Mehlis đứng đầu, với nhiệm vụ tiến hành chiến tranh tâm lý đối với quân địch.

Liên Xô từng có kinh nghiệm về các hoạt động như vậy. Trong Nội chiến, từ Petrograd, hơn 4 triệu tờ truyền đơn đã được rải vào hậu phương địch. Vào năm 1938-1939, trong thời gian có chiến sự gần hồ Hassan và sông Khalkhin-Gol, các truyền đơn kích động đầu tiên bằng tiếng Nhật đã được sử dụng nhằm thuyết phục lính của Nhật bỏ vũ khí trở về nhà. Tuy nhiên, những lời kêu gọi như vậy không hiệu quả lắm.

Theo tài liệu lưu trữ, trong số 60.000 binh lính Nhật chiến đấu chống lại quân đội Liên Xô gần sông Khalkhin-Gol, chỉ có 90 người bị bắt và chỉ có bốn người trong số họ tự nguyện đầu hàng. Các tờ truyền đơn gọi hàng cũng được sử dụng trong chiến tranh Liên Xô-Phần Lan 1939-1940. Người ta đã cố thuyết phục những người lính Suomi rằng những người Bolshevik là bạn của họ, vì họ đã giúp Phần Lan giành độc lập. Tuy nhiên, những tờ truyền đơn đã không có được thành công đáng chú ý nào.

Truyền đơn kêu gọi lính Đức đầu hàng; Nguồn: historygreatrussia.ru

Ngay từ những ngày đầu tiên, Văn phòng tuyên truyền chính trị-quân sự Liên Xô đã bắt tay chuẩn bị các truyền đơn cho đối tượng là lính Đức. Truyền đơn đầu tiên “Gửi những người lính Đức” tố cáo sự vô nhân đạo của chủ nghĩa phát xít đã được phát hành. Một truyền đơn khác “Gửi tất cả những người đàn ông và phụ nữ trung thực Đức”, khơi dậy lương tâm người Đức, nhấn mạnh bản chất phi nghĩa của cuộc chiến và cuộc đối đầu giữa Hitler và người dân. Lời văn tờ rơi đại loại: “Đả đảo chiến tranh ăn cướp do Hitler gây ra!”, “Tình hữu nghị giữa nhân dân Đức và Nga muôn năm!”. Sau đó, nhấn mạnh, người lính bị dẫn đến cái chết vĩnh viễn, và cuối cùng, là lời kêu gọi: "Hãy để Hitler và đồng bọn chiến đấu với chính họ, bạn hãy cứu mạng mình bằng cách chuyển sang phía của Hồng quân". Ban đầu không đề cập đến chuyện đầu hàng, mà là cùng nhau chiến đấu chống lại Hitler.

Đáng tiếc, những lời kêu gọi như vậy không tác động nhiều tới tâm trạng lính Quốc xã. Lính Đức không cảm nhận họ đại diện giai cấp bị áp bức bởi giai cấp tư sản. Họ được nhồi sọ rằng, họ thuộc về chủng tộc cao cấp nhất và do đó, phải cai trị phần còn lại của thế giới. Sau một cuộc chiến tranh ngắn, mỗi người Đức đang có một phần lớn đất đai và công nhân nô lệ nguồn gốc không phải người Aryan có nghĩa vụ phải hầu hạ, chờ họ. Các lời kêu gọi lật đổ Hitler trong thời gian này không được ghi nhận. Những tờ truyền đơn đầu tiên không thành công vì quá lộ liễu và về cơ bản, lặp lại các tuyên truyền về cuộc tấn công bội ước của Đức từ Văn phòng tuyên truyền chính trị-quân sự Xô viết.

Theo thống kê, đến tháng 8/1941, Liên Xô đã phát hành 67 loại truyền đơn với tổng số lượng 90 triệu bản. Mối truyền đơn chỉ có 1-2 ngày chuẩn bị. Nội dung nó được toàn bộ nhân viên của Văn phòng thảo luận, hình ảnh minh họa được xử lý bởi một nhóm chuyên gia đặc biệt, bao gồm các họa sĩ bậc thầy như Boris Efimov, Mikhail Kupriyanov, Porfiry Krylov, Nikolai Sokolov. Các tờ truyền đơn chủ yếu được gửi ra tiền tuyến từ trung tâm, nhưng có những trường hợp giấy và các thiết bị được chuyển đến và được in trong các nhà in tại mặt trận. Đồng thời tại nhiều mặt trận (Leningrad, Karel, phía Nam và các mặt trận khác) đã phát hành truyền đơn của riêng mình, trong đó, các nội dung chung được bổ sung bằng các sự kiện cụ thể. Điều đáng nói là hơn một nửa số truyền đơn được in không phải trên nền trắng mà trên giấy màu để thu hút sự chú ý.

Truyền đơn kích động tình cảm lính Đức; Nguồn: pikabu.ru

Phong cách của truyền đơn đã thay đổi đáng kể vào đầu mùa đông 1941-1942, khi Hồng quân gây ra thiệt hại đáng kể đối với quân Đức gần Moscow. Lính Đức không được kêu gọi chiến đấu chống lại Hitler, mà là đầu hàng và cứu mạng sống của mình vì bản thân và gia đình. Trên các tờ truyền đơn, xuất hiện dòng chữ bằng tiếng Nga “Tôi xin hàng”, dành cho các quân nhân Liên Xô, người mà quân Đức tìm đến. Vấn đề nhấn mạnh không còn là sự đoàn kết giai cấp, mà là các giá trị phổ quát; nhiều tờ truyền đơn trích dẫn những lá thư phụ nữ Đức gửi cho chồng. Đồng thời, để tăng độ tin cậy người tra trích dẫn số hòm thư (những thư như vậy tồn tại trong thực tế, được lấy từ những người lính Đức Quốc xã bị chết).

Tiếp theo đó là thông báo rằng người lính đã chết và kết luận: nếu bạn không muốn lặp lại số phận của anh ta, nếu bạn yêu quý gia đình bạn, hãy đầu hàng. Biết rằng người Đức sợ bị giam cầm của Liên Xô do được nghe đồn đại là sẽ bị đối xử rất tàn nhẫn, các tờ rơi đã cố gắng xua đi ám ảnh này, giải thích rằng, mỗi người lính đầu hàng sẽ nhận được khẩu phần ăn tốt, chăm sóc y tế chất lượng cao và có cơ hội nhận được thư và bưu kiện từ người thân, đồng thời nhấn mạnh, không có vấn đề về thuốc lá trong các trại tù binh chiến tranh. Một số tờ rơi in những bức ảnh thật được chụp trong trại tù số 99, gần Karaganda, trong đó, tù binh Đức đọc báo mới và thư từ nhà.

Trong một số tờ rơi khác, điều kiện mùa đông nước Nga được đặc biệt lưu ý: “Hỡi những người lính Đức! Nhìn vào những bức ảnh này, những người lính Hồng quân cảm thấy tuyệt vời trong sương giá -30 độ, bởi vì từ nhỏ họ đã quen với giá lạnh và tuyết buốt. Băng giá và tuyết là những người bạn tốt nhất của họ. Trái lại, những người lính Đức bị ảnh hưởng nặng nề bởi băng giá; băng giá đối với họ là chết”. Sau đó khuyên: “Những người lính Đức đầu hàng Hồng quân không còn phải sợ băng giá. Tất cả các phòng mà họ bị giam giữ đều được sưởi ấm”. Và dĩ nhiên, sự kích động chuyển sang các giá trị gia đình mà người lính trận có nguy cơ bị mất. Cụ thể, tờ rơi mô tả một chiến binh bị thương, và bên cạnh là hình ảnh một sỹ quan SS đang tán tỉnh vợ anh ta ở nhà.

Lính Đức lũ lượt ra hàng Hồng quân; Nguồn: pinterest.com

Truyền đơn dành cho lính Đức thường không ném từ máy bay vì nó có thể bắn hạ, mà được sử dụng từ một loại đạn pháo đặc biệt. Tuy nhiên, như trong bất kỳ công việc nào, ở đây cũng có những thủ thuật riêng của nó. Báo Krasnaya Zvezda ngày 30/8/1941 đã viết về cách lính trinh sát Liên Xô rải truyền đơn - cố gắng để tờ rơi ở những nơi người lính Đức có khả năng xuất hiện một mình, hoặc trong một nhóm nhỏ. Khi đó, họ sẽ không sợ đọc tờ rơi, mang nó theo, hoặc truyền lại cho người khác.

Các người lính trinh sát khác thì chọn những góc vườn - nơi lính Đức có khả năng xuất hiện để kiếm thức ăn hay “giải quyết nổi buồn” riêng. Chỉ cần được lính Đức cầm trên tay, tờ truyền đơn hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền của mình. Theo các con số thống kê, trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, khoảng 2,4 triệu binh lính và sĩ quan Đức đã bị bắt làm tù binh, gần 2 triệu trong số đó được trở về quê hương sau vài năm. Ở Liên Xô, họ chủ yếu được sử dụng để lao động xây dựng và được giam giữ trong điều kiện tương đối tốt. Vì vậy, tờ rơi kêu gọi họ đầu hàng gần như không phải là lừa dối. Mặt trận thứ ba đã tấn công và cũng đã chiến thắng... ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao hơn 1 triệu người Liên Xô chiến đấu cho Đức trong Thế chiến II?
Vì sao hơn 1 triệu người Liên Xô chiến đấu cho Đức trong Thế chiến II?

VOV.VN - Không phải là chi tiết đáng tự hào của lịch sử Nga, nhưng sự thật là ở Liên Xô có một số người hợp tác với Đức Quốc xã.

Vì sao hơn 1 triệu người Liên Xô chiến đấu cho Đức trong Thế chiến II?

Vì sao hơn 1 triệu người Liên Xô chiến đấu cho Đức trong Thế chiến II?

VOV.VN - Không phải là chi tiết đáng tự hào của lịch sử Nga, nhưng sự thật là ở Liên Xô có một số người hợp tác với Đức Quốc xã.

Hy hữu những trường hợp đầu hàng và bị bắt làm tù binh trong Thế chiến II
Hy hữu những trường hợp đầu hàng và bị bắt làm tù binh trong Thế chiến II

VOV.VN - Thế chiến II không chỉ đạt kỷ lục về số lượng nạn nhân, mà còn cả số lượng lớn tù binh chiến tranh, bị bắt và đầu hàng theo cách rất khác nhau

Hy hữu những trường hợp đầu hàng và bị bắt làm tù binh trong Thế chiến II

Hy hữu những trường hợp đầu hàng và bị bắt làm tù binh trong Thế chiến II

VOV.VN - Thế chiến II không chỉ đạt kỷ lục về số lượng nạn nhân, mà còn cả số lượng lớn tù binh chiến tranh, bị bắt và đầu hàng theo cách rất khác nhau

Khoảnh khắc nghỉ ngơi hiếm hoi của những người lính trong Thế chiến II
Khoảnh khắc nghỉ ngơi hiếm hoi của những người lính trong Thế chiến II

VOV.VN - Những bức ảnh hiếm hoi dưới đây đem tới cái nhìn khác biệt về cuộc sống của những người lính trong Thế chiến thứ 2.

Khoảnh khắc nghỉ ngơi hiếm hoi của những người lính trong Thế chiến II

Khoảnh khắc nghỉ ngơi hiếm hoi của những người lính trong Thế chiến II

VOV.VN - Những bức ảnh hiếm hoi dưới đây đem tới cái nhìn khác biệt về cuộc sống của những người lính trong Thế chiến thứ 2.